Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 149817

    Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,07 mol, thu được dung dịch Z chứa 6,0 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là:

    • A.1,64 gam.
    • B.2,04 gam.
    • C.2,32 gam.
    • D.2,46 gam.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 149818

    Hiđro hóa hoàn toàn a mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được este Y có công thức phân tử C4H8O2. Số đồng phân thỏa mãn của X là:         

    • A.5
    • B.3
    • C.4
    • D.6
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 149819

    Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY <MZ) đều chứa C, H, O. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong đó nX = 4(nY + nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác, m gam T phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch KHCO3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong T là:    

    • A.32,54%
    • B.47,90%
    • C.74,52%
    • D.79,16%
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 149820

    Xà phòng hóa hoàn toàn 14,25 gam este đơn chức, mạch hở với 67,2 gam dung dịch KOH 25%, chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được phần rắn X và 57,9 gam chất lỏng Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 32,76 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối trong rắn X là ?     

    • A.48,8%
    • B.49,9%
    • C.54,2%
    • D.58,4%
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 149821

    Hợp chất hữu cơ đơn chức X phân tử chỉ chưa các nguyên tố C, H, O và không có khả năng tráng bạc. X tác dụng vừa đủ với 96 gam dung dịch KOH 11,66%. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 23 gam chất rắn Y và 86,6 gam nước. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được sản phầm gồm 15,68 lít CO2 (đktc); 7,2 gam nước và một lượng K2CO3. Công thức cấu tạo của X là:    

    • A.CH3COOC6H5.
    • B.HCOOC6H4CH3
    • C.HCOOC6H5.
    • D.H3C6H4COOH
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 149822

    Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

    • A.12,30.
    • B.10,20.
    • C.8,20.
    • D.14,80.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 149823

    Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R1; R-COO-R2) với 500ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 15,4 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam một khí. Giá trị của m là ?  

    • A.20,44
    • B.40,60
    • C.34,51
    • D.31,00
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 149824

    Đốt cháy hoàn toàn một este X cần dùng 1,75 mol khí O2, thu được 1,4 mol CO2 đkc và 1,4 mol H2O. Công thức phân tử của X là:

    • A.C3H6O2
    • B.C4H8O2
    • C.C4H6O2
    • D.C2H4O2
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 149825

    Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:  C6H12O6 (lên men) → 2C2H5OH + 2CO2. Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là:      

    • A.360.
    • B.108.
    • C.300.
    • D.270. 
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 149826

    Tính chất nào sau đây không phải của glucozơ: 

    • A.Lên men tạo thành ancol etylic. 
    • B.Đime hóa tạo đường saccarozơ. 
    • C.Tham gia phản ứng tráng gương. 
    • D.Phản ứng Cu(OH)2/t0 thường tạo dd màu xanh. 
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 149827

    Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozo có chứa 5 nhóm hydroxyl trong phân tử:  

    • A.Phản ứng tạo 5 chức este trong phân từ.
    • B.Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu.
    • C.Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên men rượu.
    • D.Phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.  
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 149828

    Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ? 

    • A.AgNO3/NH3 và NaOH.    
    • B.Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.    
    • C.HNO3 và AgNO3/NH3
    • D.Nước brom và NaOH
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 149829

    Đồng phân của glucozơ là: 

    • A.Xenlulozơ   
    • B.Fructozơ     
    • C.Saccarozơ      
    • D.Sobitol
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 149830

    Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là ?  

    • A.Saccarozơ.
    • B.Tinh bột
    • C.Xenlulozơ
    • D.Glucozơ. 
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 149831

    Hợp chất nào sau đây cho được phản ứng tráng gương?      

    • A.CH3COOCH3
    • B.H2N-CH2COOH
    • C.HCOOC2H5
    • D.C2H2
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 149832

    Hỗn hợp E chứa 3 amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 0,255 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Nếu cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì khối lượng muối thu được là: 

    • A.5,17.
    • B.6,76.
    • C.5,71.
    • D.6,67.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 149833

    Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2 và NH3. Chất làm quỳ tím hóa xanh là ?     

    • A.CH3NH2, NH3.
    • B.C6H5OH, CH3NH2.
    • C.C6H5NH2, CH3NH2.
    • D.C6H5OH, NH3.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 149834

    Muối mononatri của axit nào sau đây làm gia vị thức ăn (gọi là mì chánh hay bột ngọt)?

    • A.Axit glutamic.   
    • B.Axit amino axetic.
    • C.Axit stearic.   
    • D.Axit gluconic.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 149835

    Chất nào sau đây là amin bậc 1?

    • A.(CH3)2NH.
    • B.CH3NH2
    • C.(CH3)3N. 
    • D.NH2-CH2-COOH.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 149836

    Hỗn hợp X gồm phenol và anilin. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn thấy còn lại 31,3 gam chất rắn khan. Giá trị của m là ?  

    • A.18,7
    • B.28,0
    • C.14,0
    • D.65,6
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 149837

    N – metyletanamin có công thức là:   

    • A.C2H5NHCH3.
    • B.CH3NHCH3.
    • C.CH3NH2.
    • D.CH3NH2C2H5.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 149838

    Phát biểu nào sau đây đúng?  

    • A.Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
    • B.Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng HCl.  
    • C.Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.  
    • D.Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.  
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 149839

    Chất nào sau đây có tính bazo yếu nhất:

    • A.p-nitroanilin   
    • B.p-metyl anilin.
    • C.Amoniac.     
    • D.Đimetyl amin.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 149840

    Có các nhận định sau :

    1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.

    2. Lipit gồm các chất béo ,sáp, steroid, photpholipit,...

    3. Chất béo là chất lỏng

    4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

    5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

    6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.

    Số nhận định đúng :

    • A.5
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 149841

    Nhận xét nào sau đây không đúng ?  

    • A.Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.   
    • B.Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
    • C.Hidro hoa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
    • D.Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 149842

    Chất nào sau đây tác dụng với tripanmitin:     

    • A.H2.
    • B.Dung dịch NaOH.
    • C.Dung dịch Br2.
    • D.Cu(OH)2.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 149843

    Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

    • A.Tristearin.
    • B.Benzyl axetat.    
    • C.Metyl axetat.
    • D.Metyl fomat.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 149844

    Khi xà phòng hóa một Trieste bằng một lượng KOH vừa đủ thu được 9,2 gam glixerol và 63,6 gam kali lioleat C17H31COOK và m gam muối kali oleat C17H33COOK. Giá trị của m là:      

    • A.32,0.
    • B.30,4.
    • C.60,8.
    • D.64,0.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 149845

    Công thức nào sau đây có thể là công thức chất béo?

    • A.(CH3COO)3C3H5.
    • B.(C17H35COO)2C2H4.
    • C.(C17H33COO)3C3H5.
    • D.(C2H3COO)3C3H5.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 149846

    Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là ? 

    • A.3
    • B.5
    • C.6
    • D.4
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 149847

    Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được COvà y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là:

    • A.0,15
    • B.0,08
    • C.0,05
    • D.0,20
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 149848

    So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ.         

    (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.         

    (2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.         

    (3) Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ đều được cấu tạo bởi các gốc glucôzơ         

    (4) Glucozơ và saccarôzơ đều kết tinh không màu.

    Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là ?   

    • A.4
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 149849

    Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

    • A.Tơ tằm.
    • B.Tơ nilon-6,6.
    • C.Tơ visco.
    • D.Bông.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 149850

    Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về xenlulozơ?

    • A.Mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.
    • B.Xenlulozơ tác dụng được với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc thu được xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng.
    • C.Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc b-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết b-1,4-glicozit.
    • D.Phân tử xenlulozơ không phân nhánh mà xoắn lại thành hình lò xo.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 149851

    Chất nào sau đây không bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là ?  

    • A.Glyxylvalin.
    • B.Triolein.
    • C.Saccarozơ.
    • D.Phenyl fomat.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 149852

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 5,376 lít O2 (đktc), thu được 3,96 gam nước. Giá trị của m là ?    

    • A.4,68.
    • B.6,84.
    • C.8,64.
    • D.6,48.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 149853

    Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào saccarozơ, sinh ra khí SO2 rất độc. Để hạn chế SO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng: (a) Bông tẩm nước; (b) Bông tẩm giấm ăn; (c) Bông khô; (d) Bông có tẩm nước vôi. Biện pháp hiệu quả nhất là: 

    • A.(a)
    • B.(b)
    • C.(c)
    • D.(d)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 149854

    Trong phân tử amilozơ chứa loại liên kết nào sau đây?

    • A.α-1,6-glicozit.
    • B.β-1,4-glicozit.  
    • C.β-1,6-glicozit.
    • D.α-1,4-glicozit.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 149855

    Thủy phân hoàn toàn pentapeptit X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có tripeptit Gly-Gly-Val và hai đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly. Chất X có công thức là:

    • A.Gly-Ala-Gly-Ala-Val.
    • B.Gly-Ala-Gly-Gly- Val.
    • C.Gly-Gly-Val-Ala-Gly.
    • D.Gly-Ala-Val-Gly-Gly.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 149856

    Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit X (MX = 293) thu được hai peptit Y và Z. Biết 0,472 gam Y phản ứng vừa đủ với 18 ml dung dịch HCl 0,222 M đun nóng và 0,666 gam Z phản ứng vừa đủ với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (d = 1,022 gam/ml) đun nóng. Biết rằng khi thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và phenyl alanin. Công thức cấu tạo của X là ? 

    • A.Ala-Phe-Gly.   
    • B.Gly-Phe-Ala-Gly.     
    • C.Ala-Phe-Gly-Ala.  
    • D.Gly- Ala-Phe.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?