Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chu Văn An

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 149857

    Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau:

    + X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH.

    + Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.

    + Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.

    Các chất X, Y, Z lần lượt là:

    • A.CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
    • B.CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
    • C.CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
    • D.CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 149858

    C4H8O có bao nhiêu đồng phân mạch hở phản ứng được với dung dịch NaOH?

    • A.5
    • B.8
    • C.7
    • D.6
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 149859

    Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là ?  

    • A.0,6
    • B.1,25
    • C.1,2
    • D.1,5
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 149860

    Chia m gam glucozơ thành 2 phần bằng nhau:

    Phần 1. Đem thực hiện phản ứng tráng bạc thu được 27 gam Ag

    Phần 2. Cho lên men thu được V ml rượu (d rượu = 0,8 g/ml)

    Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn thì V có giá trị là :  

    • A.28,75
    • B.7,1875
    • C.14,357
    • D.14,375
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 149861

    Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là:

    • A.Saccarozơ.
    • B.Tinh bột.
    • C.Xenlulozơ
    • D.Glucozơ.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 149862

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Xenlulozơ tan tốt trong nước cất.
    • B.Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to).
    • C.Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
    • D.Amilozơ và amilopectin là đồng phân của nhau.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 149863

    Chất X chứa (C,H,N). Biết % khối lượng N trong X là 45,16%. Khi đem X tác dụng với HCl chỉ tạo muối có dạng RNH3Cl. X là:     

    • A.C3H9N.
    • B.C2H7N.
    • C.CH5N.
    • D.C3H7N.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 149864

    Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với: 

    • A.Nước Br2.
    • B.Dung dịch NaOH.
    • C.Dung dịch HCl.
    • D.Dung dịch NaCl.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 149865

    Hợp chất nào sau đây là đipeptit?

    • A.H2N-CH2CH2CONH-CH2-COOH
    • B.H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH
    • C.H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH
    • D.H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2-COOH
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 149866

    Phát biểu nào sau đây là đúng?        

    • A.Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.
    • B.Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.
    • C.Tất cả các hidroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.
    • D.Trong nhóm 1A, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 149867

    Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z = 29) ở trạng thái cơ bản là ?  

    • A.1s22s22p63s23p63d104s1.
    • B.1s22s22p63s23p63d94s2.
    • C.1s22s22p63s23p64s13d10.
    • D.1s22s22p63s23p64s23d9.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 149868

    Nhóm các chất nào sau đây phân tử có cùng loại liên kết (LK cộng trị hoặc LK ion):

    • A.KNO3; NaCl; K2SO4; NH3
    • B.NaCl;  FeS2;  Na2O; LiCl.
    • C.H2O;  CH4;  HF;  CCl4.
    • D.K2CO3;  H2SO4;  HNO3;  C2H5OH.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 149869

    Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II).    

    • A.Đốt cháy bột sắt trong khí clo.
    • B.Cho bột sắt vào lượng dư dung dịch bạc nitrat.
    • C.Cho natri kim loại vào lượng dư dung dịch Fe (III) clorua.
    • D.Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điu kiện không có không khí.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 149870

    Tên gọi nào sau đây của hợp kim, có thành phần chính là sắt? 

    • A.Thạch anh.
    • B.Đuyra.
    • C.Vàng tây.
    • D.Inoc.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 149871

    Hòa tan hết 0,56 gam Fe trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2 đktc:   

    • A.0,56 lit.
    • B.0,448 lit.
    • C.0,224 lit.
    • D.0,336 lit.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 149872

    Khi nước thải các nhà máy có chứa nhiều ion Cu2+, Fe3+, Pb2+ thì có thể xử lý bằng chất nào trong các chất sao:  

    • A.Giấm ăn.
    • B.Muối ăn.
    • C.Vôi tôi.
    • D.Phèn chua.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 149873

    Hiện nay, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp. Điều này có nguyên nhân chính là do trong đất và nước khu vực này tăng nồng độ muối nào sau đây?

    • A.Al2(SO4)3.
    • B.NaCl.
    • C.Fe2(SO4)3.
    • D.KCl.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 149874

    Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này thoát ra từ ống nghiệm một cách hiệu quả nhất, chúng ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm:

    • A.Giấm ăn.
    • B.Kiềm.
    • C.Dung dịch HCl.
    • D.Nước.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 149875

    Trong phân tử chất béo có chứ nhóm chức: 

    • A.Ancol.
    • B.Andehit.
    • C.Axit cacbonxylic. 
    • D.Este.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 149876

    Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là:         

    • A.Triolein.
    • B.Tristearin.
    • C.Trilinolein.
    • D.Tripanmitin.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 149877

    X là trieste của glixerol và hai axit Y, Z (Y thuộc dãy đồng đẳng của axit focmic và Z thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic). Cho m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 7,1 gam muối và glyxerol. Lượng glyxerol phản ứng vừa đủ với 1,225 gam Cu(OH)2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư, sau đó cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH)dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi a gam. Giá trị a gần nhất với giá trị là ?     

    • A.13,1.
    • B.41,8.
    • C.42,4.
    • D.38,8.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 149878

    Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là:

    • A.22,8.
    • B.17,1.
    • C.18,5.
    • D.20,5.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 149879

    Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân tinh bột là: 

    • A.Saccarozơ. 
    • B.Fructozơ.
    • C.Xenlulozơ.
    • D.Glucozơ.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 149880

    Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic , glixerin (hay còn gọi là glixerol), etanol, glucozo. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch này là :

    • A.Quì tím.
    • B.Dd AgNO3/NH3.   
    • C.CuO.
    • D.Quì tím , AgNO3/NH3, Cu(OH)2.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 149881

    Cao su lưu hóa ( loại ao su được tạo thành khi cho cao su thiên nhiên tác dụng với lưu huỳnh) có khoảng 1,849% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng cầu nối -S-S- đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su. Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua -S-S-? 

    • A.48
    • B.50
    • C.44
    • D.46
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 149882

    Trùng hợp etilen thu được polietilen. Đốt cháy hoàn toàn bộ lượng polietilen đó thu được 4400 gam CO2. Hệ số trùng hợp của polieilen là:  

    • A.50
    • B.100
    • C.60
    • D.40
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 149883

    Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?  

    • A.Tơ visco.      
    • B.Tơ nitron. 
    • C.Tơ nilon–6,6.
    • D.Tơ xenlulozơ axetat.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 149884

    Hỗn hợp E gồm X, Y và Z là 3 peptit đều mạch hở (MX > MY > MZ). Đốt cháy 0,16 mol X hoặc Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp chứa X, Y và 0,16 mol Z với dung dịch NaOH vừa đù thu được dung dịch chứa 101,04 gam hai muối của alanin và valin. Biết nX < nY. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với :         

    • A.12
    • B.95
    • C.54
    • D.10
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 149885

    Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là :  

    • A.20,8
    • B.18,6
    • C.22,6
    • D.20,6
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 149886

    Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, Nvà 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là ?       

    • A.4,64%.
    • B.6,97%.
    • C.9,29%.
    • D.13,93%.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 149887

    Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?  

    • A.Fe, Ni, Sn.
    • B.Zn, Cu, Mg.
    • C.Hg, Na, Ca.
    • D.Al, Fe, CuO.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 149888

    Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 12,9 gam. Phần trăm về khối lượng Fe trong X là:

    • A.76,91.
    • B.60,87.
    • C.58,70.
    • D.39,13.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 149889

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít oxi (đktc), thu được 9,1 gam hỗn hợp 2 oxit. Giá trị của m là:

    • A.5,1.
    • B.7,1.
    • C.6,7.
    • D.3,9.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 149890

    ‘‘Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?   

    • A.O2.
    • B.SO2.
    • C.CO2.
    • D.N2.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 149891

    Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X , tripeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin; 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy m gam E trong oxi vừa đủ thu được hỗn hợp CO2; H2O và N2. Trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 78,28 gam. Giá trị gần nhất của m là: 

    • A.55,6.
    • B.45,1. 
    • C.43,2.
    • D.33,5.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 149892

    Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C5H10O2 với dung dịch NaOH thu được C2H5COONa và ancol Y. Y có tên là:

    • A.Ancol Etylic.
    • B.Ancol Propyolic.
    • C.Ancol isopropyolic.
    • D.Ancol Metylic.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 149893

    Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 5,04 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho NaOH dư vào Z, được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 7,2 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là ?

    • A.60,87%.  
    • B.38,04%.
    • C.33,70%.    
    • D.49,46%.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 149894

    Tính thể tích HNO3 99,67 % (D = 1,52 g/ml) cần để điều chế 59,4 kg xenlulozơ trinitrat. Biết hiệu suất của phản ứng đạt 90 % ?  

    • A.24,95 lít.
    • B.27,72 lít.
    • C.41,86 lít.     
    • D.55,24 lít.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 149895

    Cho 5,1 gam hai kim loại Al và Mg tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al là ?  

    • A.52,94%.
    • B.47,06%.       
    • C.32,94%.  
    • D.67,06%
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 149896

    Lên men m gam glucozơ (hiệu suất 75%) thành ancol etylic và khí CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 này vào bình đựng nước vôi trong thấy tách ra 40 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa tối đa thì dừng lại và sử dụng hết 0,04 mol NaOH. Giá trị của m là:  

    • A.45,0.
    • B.52,8
    • C.57,6
    • D.43,2

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?