Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 54427
Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây:
- A.Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.
- B.Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
- C.Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.
- D.Khi mưa thường có sấm sét.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 54428
Trong phản ứng hoá học các chất tham gia và các chất sản phẩm đều có cùng:
- A.Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- B.Số nguyên tố tạo nên chất.
- C.Số phân tử của mỗi chất.
- D.Số nguyên tử trong mỗi chất.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 54429
Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà:
- A.Có chất mới sinh ra
- B.Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
- C.Có chất rắn tạo thành
- D.Có chất khí tạo thành.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 54430
Sắt cháy trong oxi, không có ngọn lửa nhưng sáng chói tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ phương trình chữ của phản ứng hoá học.
- A.Sắt +Oxi →Oxit sắt từ
- B.Oxi+Oxit sắt từ →Sắt
- C.Oxit sắt từ →Sắt +Oxi
- D.Sắt +Oxit sắt từ → Oxi +Sắt
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 54431
Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do
- A.Các nguyên tử tác dụng với nhau.
- B.Các nguyên tố tác dụng với nhau.
- C. Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
- D.Liên kết giữa các nguyên tử không bị thay đổi.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 54432
Trong phản ứng hoá học các chất bị biến đổi là do
- A.Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.thay đổi
- B.Số nguyên tố tạo nên chất. thay đổi
- C.Số phân tử của mỗi chất thay đổi
- D.Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 54433
Khi thổi hơi thở vào dung dịch canxi hiđroxit (nước vôi trong). Em quan sát thấy hiện tượng gì trong ống nghiệm chứa dung dịch canxi hiđroxit ?
- A.Dung dịch chuyển màu xanh;
- B.Dung dịch chuyển màu đỏ;
- C.Dung dịch bị vẫn đục;
- D.Dung dịch không có hiện tượng.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 54434
Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng :
- A.Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử không bị phân chia.
- B.Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.
- C.Cân hiện đại cho phép xác định khối lượng với độ chính xác cao.
- D.Vật chất không bị tiêu hủy.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 54435
Có phát biểu: “Trong PƯHH chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (1), nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn (2)’’. Trong đó
- A. (1) đúng, (2) sai.
- B.cả 2 ý trên đều đúng và ý (2) giải thích cho ý (1).
- C.(1) sai, (2) đúng.
- D.cả 2 ý trên đều đúng và ý (1) giải thích cho ý (2).
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 54436
Phát biểu sai là :
- A.trong 1 PƯHH, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia.
- B.trong 1 PƯHH, số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn.
- C. trong 1 PƯHH, số phân tử của các chất được bảo toàn
- D.trong 1 PƯHH có n chất nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 54437
Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ ?
- A.Tăng
- B.Giảm
- C.Không thay đổi
- D.Không thể biết
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 54438
Cho 5,6g Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 12,7g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,2g khí H2. Khối lượng HCl đã dùng là:
- A.14,2g
- B.7,3g
- C. 8,4g
- D.9,2g
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 54439
Cho PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng: số phân tử oxi: số phân tử CuO là
- A.1:2:1
- B.2:1:2
- C. 2:1:1
- D. 2:2:1
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 54440
Phương trình hóa học dùng để
- A.biểu diễn PƯHH bằng chữ.
- B.biểu diễn ngắn gọn PƯHH bằng công thức hoá học.
- C. biểu diễn sự biến đổi của từng chất riêng rẽ.
- D.biểu diễn sự biến đổi của các nguyên tử trong phân tử.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 54441
Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn?
- A.Hạt phân tử.
- B.Hạt nguyên tử.
- C. Cả hai loại hạt trên.
- D.Không loại hạt nào được bảo toàn.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 54442
Trong các phát biểu sau phát biểu nào không đúng?
- A.Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lý.
- B.Trong phản ứng hóa học chỉ có số nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- C.Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của chất tham gia bằng tổng khối lượng của chất sản phẩm.
- D.Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 54443
Nitơ và khí Hidro tác dụng với nhau tạo ra Amoniac (NH3). PTHH viết đúng là:
- A.N2 + 3H2 → 2NH3
- B.N2 + H2 → NH3
- C.N2 + H2 → 2NH3
- D.N + 3H2 → 2NH3
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 54444
Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?
- A.HCl + Zn → ZnCl2 + H2
- B.2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
- C.3HCl + Zn → ZnCl2 + H2
- D.2HCl + 2Zn → 2ZnCl2 + H2
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 54445
Trong các câu sau câu nào chỉ hiện tượng vật lí:
- A.Khí hiđrô cháy.
- B.Gỗ bị cháy.
- C. Sắt nóng chảy.
- D.nung đá vôi.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 54446
Cho 16,8 kg khí cácbon oxit ( CO ) tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit Fe2O3 thì thu được kim loại sắt và 26,4 kg CO2.Khối lượng sắt thu được là:
- A.2,24 kg
- B.22,8 kg
- C.29,4 kg
- D.22,4 kg
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 54447
Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh (S) trong 1,12 lít khí oxi (O2) ở đktc. Sau phản ứng khối lượng SO2 là
- A.6,4g
- B. 3,2g
- C.16g
- D.32g
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 54448
Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là:
- A.Sự cháy
- B.Sự oxi hóa chậm
- C.Sự tự bốc cháy
- D.Sự tỏa nhiệt
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 54449
Hiện tượng nào dưới đây do áp suất khí quyển gây ra?
- A.Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
- B.Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.
- C.Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.
- D.Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 54450
Thành phần không khí gồm:
- A.21% N2; 78% O2; 1% khí khác
- B.1% O2; 21%N2; 1% khí khác
- C.78% N2; 21% O2; 1% khí khác
- D.100% O2
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 54451
Chất nào không tác dụng được với oxi:
- A.Vàng
- B.Phốt pho
- C.Lưu huỳnh
- D.Sắt
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 54452
Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế từ nguyên liệu nào?
- A.KMnO4 hoặc KClO3
- B.KMnO4 hoặc KCl
- C.Không khí hoặc nước
- D.Không khí hoặc KMnO4
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 54453
Oxit là hợp chất của oxi với:
- A.Nhiều nguyên tố hóa học khác
- B.Một nguyên tố kim loại
- C.Một nguyên tố hóa học khác
- D. Một nguyên tố phi kim
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 54454
Trong các phản ứng sau, phản ứng thế là:
- A.2KClO3 → 2KCl + 3O2
- B.Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
- C.3Fe + 2O2 → Fe3O4
- D.2Al + 3Cl2 →2AlCl3
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 54455
Tỉ khối của chất khí A so với khí oxi là 1,375. Vậy A là chất khí nào sau đây?
- A.NO2
- B.NO
- C.CO2
- D.SO2
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 54456
Người ta thu được khí oxi vào ống nghiệm đặt thẳng đứng bằng cách đẩy không khí là vì:
- A.Oxi nhẹ hơn không khí
- B.Oxi tan ít trong nước
- C.Oxi không tác dụng với nước
- D.Oxi nặng hơn không khí