Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD lớp 8 năm 2018 Trường THCS Phùng Xá

Câu hỏi Trắc nghiệm (19 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 58975

    Lẽ phải là gì ?

    • A.Lẽ phải  là những điều được coi là đúng đắn.      
    • B.Lẽ phải là những điều được nhiều người làm theo.
    • C.Lẽ phải là những điều được nhiều người làm theo.
    • D.Là việc làm tốt.        
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 58976

    Biểu hiện nào sau đây không tôn trọng lẽ phải?

    • A.Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
    • B.Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
    • C.Không chấp nhận và làm những việc sai trái.
    • D.Gió chiều nào che chiêù ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 58977

    Sống liêm khiết sẽ làm cho con người?

    • A.Được nhiều người quý mến,tôn trọng 
    • B.Thanh thản, nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người.
    • C.Trở thành tấm gương cho mọi người trong xã hội,góp phần làm xã hội trong sạch
    • D.Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 58978

    Việc làm nào sau đây thể hiện sự tích cực khi tham gia các hoạt động chính trị -xã hội ?

    • A.Luôn luôn phải nhắc nhở
    • B.Luôn luôn tham gia đúng giờ
    • C.Bị bạn bè lôi kéo tham gia 
    • D.Làm việc để được nhận xét tốt
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 58979

    Muốn trở thành người liêm khiết, theo em cần rèn luyện những đức tính nào dưới đây?

    • A.Kỉ luật,thật thà,chân thành
    • B.Kỉ luật, trung thực, mình vì mọi người.
    • C.Trung thực ,tự giác, giữ chữ tín                                             
    • D.Mình vì mọi người.     
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 58980

    Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

    • A.Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác. 
    • B.Không công kích, chê bai người khác
    • C.Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ.   
    • D.Luôn công kích, chê bai người khác.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 58981

    Tôn trọng lẽ phải  trái với :

    • A.suy nghĩ, hành động theo hướng tích cực.
    • B.ủng hộ và làm theo những điều sai trái.
    • C.luôn bênh vực những điều đúng đắn.
    • D.luôn lắng nghe ý kiến góp ý của người khác.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 58982

    Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ làm gì?

    • A.Ủng hộ và bảo về ý kiến của bạn ấy.
    • B.Không dám đưa ra ý kiến của mình.
    • C.Ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông các bạn.
    • D.Cả A, B, C đều sai
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 58983

    Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn quay cóp thì em sẽ:

    • A.ủng hộ bạn.
    • B.thể hiện thái độ không đồng tình.
    • C.im lặng. 
    • D.bao che cho bạn
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 58984

    Nếu bạn thân em mắc khuyết điểm, em sẽ:

    • A.bỏ qua khuyết điểm và vẫn chơi thân với bạn.
    • B.chỉ rõ cái sai của bạn để giúp bạn
    • C.xa lánh, không chơi với bạn.
    • D.rủ các bạn khác cùng xa lánh bạn
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 58985

    Biểu hiện nào sau đây trái với hành vi liêm khiết?

    • A.Mong muốn làm giàu bằng sức lao động của mình.
    • B.Không làm ăn gian lận.
    • C.Không móc ngoặc, hối lộ.
    • D.gợi ý để cấp dưới đem quà biếu  mình.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 58986

    Biết giữ chữ  tín  sẽ có ý nghĩa như thế nào với bản thân, trong quan hệ xã hội và trong quan hệ hợp tác kinh doanh?

    • A.Sẽ nhận được sự  quý trọng của người khác.
    • B.Sẽ được mọi người kính nể.         
    • C.nhận được sự tin cậy của người khác đối với mình.
    • D.Sẽ co lợi cho bản thân mình.       
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 58987

    “Việc Bác Hồ sau 2 năm đi công tác về vẫn nhớ mua vòng bạc cho một em bé ở Pác Bó để làm quà cho em” đã nói lên phẩm chất gì?

    • A.Giữ chữ tín.
    • B.Tôn trọng lẽ phải.
    • C.Liêm khiết.
    • D.Trung thực.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 58988

    Nội dung nào  không đúng với ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật.?

    • A.Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động.
    • B.Xác định trách nhiệm, bảo về quyền lợi của mọi người.
    • C.Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân và toàn xã hội phát triển theo định hướng chung.
    • D.Chỉ bảo vệ quyền lợi cho các cấp lãnh đạo.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 58989

    Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan, có thể coi là pháp luật được không?

    • A.Được.
    • B.Chỉ có quy định của cơ quan.
    • C.Không.
    • D.Chỉ có bản nội quy của nhà trường.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 58990

    Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần thiết cho những ai?

    • A.Tất cả mọi người.
    • B.Học sinh, sinh viên.
    • C.Người già.
    • D.Thanh niên.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 58991

    Toàn và Hòa đang tranh luận với nhau.Toàn nói: "Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì học lạc hậu lắm,chỉ ở những nước phát triển có kinh tế,khoa học – kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập".Trái lại,Hòa bảo :" Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều điều mà ta cần học tập".

     Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 58992

    Theo em hoạt động chính trị - xã hội là gì?

    Là học sinh có cần tham gia các hoạt động xã hội không? Vì sao?

  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 58993

    Nêu khái niệm Pháp luật và Kỉ luật ? Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật tự giác, còn đối với những người có ý thức kỷ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai ? Tại sao? 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?