Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Lý Thường Kiệt

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 20325

    Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và

    • A.cải tạo tự nhiên.
    • B.phát triển tự nhiên.
    • C.cải tạo thế giới.
    • D.phát triển thế giới.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 20326

    Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau,

    • A.vừa mâu thuẫn với nhau. 
    • B.vừa đấu tranh với nhau. 
    • C.vừa cạnh tranh với nhau.  
    • D.vừa chống đối với nhau.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 20327

    Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

    • A.sự phát triển giữa các mặt đối lập.
    • B.sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
    • C.sự phủ định giữa các mặt đối lập. 
    • D.sự tồn tại giữa các mặt đối lập.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 20328

    Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng, … của sự vật, hiện tượng đó là

    • A.Lượng.
    • B.Độ. 
    • C.Điểm nút.
    • D.Chất.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 20329

    Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và

    • A.vị thế của con người trong thế giới đó.
    • B.địa vị của con người trong thế giới đó.
    • C.vị trí của con người trong thế giới đó.
    • D.vai trò của con người trong thế giới đó.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 20330

    Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

    • A.sự mâu thuẫn giữa các mặt đối lập.
    • B.sự khác nhau giữa các mặt đối lập.
    • C.sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. 
    • D.sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 20331

    Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng

    • A.tiến lên.
    • B.vừa tiến lên, vừa thụt lùi.
    • C.toàn hoàn. 
    • D.thụt lùi.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 20332

    Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và

    • A.tồn tại xã hội.
    • B.cải tạo xã hội. 
    • C.hiện thực xã hội. 
    • D.đời sống xã hội.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 20333

    Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người

    • A.trong cuộc sống.
    • B.trong lao động.
    • C.trong giao tiếp.
    • D.trong xã hội.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 20334

    Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo

    • A.những chiều hướng giống nhau.
    • B.những chiều hướng trái ngược nhau.
    • C.những chiều hướng khác nhau. 
    • D.những chiều hướng xung đột nhau.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 20335

    Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó,

    • A.phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
    • B.so sánh nó với các sự vật và hiện tượng khác.
    • C.nhận thức nó với các sự vật và hiện tượng khác.
    • D.xem xét nó với các sự vật và hiện tượng khác.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 20336

    Khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất đó là

    • A.cái cũ thay thế cái mới.
    • B.cái tiến bộ thay thế cái cũ.
    • C.cái tiến bộ thay thế cái mới.
    • D.cái mới thay thế cái cũ.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 20337

    Biểu hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức đúng để làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng?

    • A.Thực hiện các hình thức vận động. 
    • B.Xóa bỏ chất cũ để làm xuất hiện chất mới.
    • C.Tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định. 
    • D.Bổ sung những nhân tố mới cho chất.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 20338

    Theo quan điểm Triết học, để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, chúng ta cần phải

    • A.mạnh dạn trong phê bình và tự phê bình. 
    • B.chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.
    • C.thực hiện phương châm "dĩ hòa vi quý". 
    • D.tránh tư tưởng "đốt cháy giai đoạn".
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 20339

    Đâu là mâu thuẫn theo quan điểm của Triết học?

    • A.Con người có hai mặt thiện và ác. 
    • B.Cây cao và cây thấp.
    • C.Thước dài và thước ngắn.
    • D.Bảng đen và phấn trắng.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 20340

    Trong các vận động dưới đây, vận động nào là hình thức vận động xã hội?

    • A.Dòng điện chạy trong dây dẫn làm sáng đèn.
    • B.Xe đang chạy trên đường.
    • C.Cây sinh trưởng và phát triển.
    • D.Khu phố tổ chức thu gon rác thải giữ gìn môi trường.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 20341

    Để sự vật và hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

    • A.Luôn luôn thay đổi.
    • B.Luôn luôn vận động.
    • C.Luôn luôn bao hàm lẫn nhau. 
    • D.Luôn luôn thay thế nhau.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 20342

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là nói đến mặt lượng của sự vật và hiện tượng?

    • A.Xe là phương tiện lưu thông trên đường bộ phổ biến nhất.
    • B.Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.
    • C.Quạt là đồ vật khi hoạt động sẽ tạo ra gió.
    • D.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm sau cao hơn năm trước.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 20343

    Bàn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, quan điểm của Thế giới quan duy tâm cho rằng

    • A.vật chất và ý thức cùng quyết định lẫn nhau.
    • B.vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
    • C.ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.
    • D.ý thức và vật chất cùng đồng thời xuất hiện.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 20344

    Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là

    • A.quy luật tồn tại của sinh vật. 
    • B.sự liên hệ giữa các mặt đối lập.
    • C.sự gắn bó giữa các mặt đối lập. 
    • D.sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 20345

    Trong các câu dưới đây, câu nào không thể hiện sự phát triển?

    • A.Tích tiểu thành đại.
    • B.Kiến tha lâu đầy tổ.
    • C.Cần cù bù thông minh.
    • D.Góp gió thành bão.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 20346

    Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về mâu thuẫn trong Triết học?

    • A.Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập.
    • B.Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
    • C.Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
    • D.Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 20347

    Trong các câu dưới đây, câu nào không thể hiện yếu tố biện chứng?

    • A.Tre già măng mọc.
    • B.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 
    • C.Nước chảy đá mòn.
    • D.Môi hở răng lạnh.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 20348

    Đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, Triết học có vai trò nào dưới đây?

    • A.Vai trò định hướng và phương pháp luận.          
    • B.Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.
    • C.Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.  
    • D.Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 20349

    Tranh luận về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, bạn Y cho rằng: "Đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập!". Bạn L: "Đó là mâu thuẫn!". Bạn K: "Đó là do con người tác động!". Bạn P thì nói: "Đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập!". Bạn Q khẳng định: "Đó là ngược chiều nhau của các mặt đối lập!". Bạn H đáp lại: "Đó là do các lực lượng siêu nhiên!". Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin thì những ai đã có ý kiến đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của thế giới vật chất? 

    • A.Bạn Y, bạn L và bạn P.
    • B.Bạn P và bạn L.
    • C.Bạn P.  
    • D.Bạn H và bạn K.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 20350

    Giờ ra chơi, V la lên: "Ai nói thử xem, giữa chất và lượng cái nào biến đổi trước?". Bạn T và bạn Y hưởng ứng: "Chất đổi làm lượng đổi!". Bạn M và bạn N: "Lượng đổi dẫn đến chất đổi!". Bạn K và bạn Q thì khẳng định: "Cả chất và lượng đều đồng thời biến đổi!". Bạn V phân vân không biết là ai đã đúng. Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin thì những ai đã có ý kiến sai trong trường hợp này? 

    • A.Bạn Y, bạn K, bạn T và bạn Q.
    • B.Bạn Q, bạn K và bạn V.
    • C.Bạn K và bạn Q. 
    • D.Bạn M và bạn N.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 20351

    Trả lời câu hỏi của giáo viên, bạn C đáp: "Thưa cô, có vận động mới có phát triển!". Bạn D: "Thưa cô, vận động là phát triển và phát triển cũng là vận động!". Bạn A thì nói: "Thưa cô, có phát triển mới có vận động!". Bạn B trả lời: "Thưa cô, vận động là vận động còn phát triển là phát triển, chúng không quan hệ gì với nhau cả!". Bạn H đáp lại: "Thưa cô, em đồng ý với ý kiến bạn D và bạn C!".  Bạn G: "Thưa cô, chỉ có vận động theo chiều hướng tiến lên mới là phát triển thôi!". Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin thì những ai đã có ý kiến sai về quan hệ giữa vận động và phát triển? 

    • A.Bạn H, bạn A và bạn B. 
    • B.Bạn H, bạn D, bạn A và bạn B.
    • C.Bạn C, bạn H, bạn A và bạn B.
    • D.Bạn G, bạn D, bạn A, bạn H và bạn B.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 20352

    Bàn về vấn đề cơ bản của Triết học, bạn T khẳng định: "Vật chất và ý thức cùng đồng thời xuất hiện và quyết định lẫn nhau!". Bạn M: "Với mình thì vật chất quyết định ý thức!". Bạn N thì nói: "Vật chất và ý thức cùng quyết định lẫn nhau!". Bạn H nói: "Theo mình thì vật chất có trước còn ý thức có sau!". Bạn Q đáp lại: "Ý thức là cái quyết định vật chất!".  Bạn K bảo: "Ý thức mới là cái có trước vật chất!". Những ai đã có ý kiến đúng theo quan điểm của Thế giới quan duy vật? 

    • A.Bạn K và bạn Q.
    • B.Bạn N, bạn Q và bạn K.
    • C.Bạn M và bạn H.
    • D.Bạn T, bạn H và bạn M.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 20353

    Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là

    • A.Cơ sở tồn tại của xã hội.
    • B.tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
    • C.giúp con người có việc làm.
    • D.thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 20354

    Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

    • A.Đối tượng lao động.
    • B.Sức lao động.
    • C.Tư liệu lao động.
    • D.Máy móc hiện đại.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?