Đề kiểm tra 1 tiết chương Mắt- Các Dụng Cụ Quang môn Vật lý 11 trường THPT Nguyễn Trãi

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 90120

    Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng? 

    • A.Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ. 
    • B.Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
    • C.Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song. 
    • D.Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 90121

    Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng? 

    • A.Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.  
    • B.Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
    • C.Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song. 
    • D.Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 90122

    Một thấu kính mỏng bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 hai mặt cầu lồi có các bán kính 10 (cm) và 30 (cm). Tiêu cự của thấu kính đặt trong nước có chiết suất n’ = 4/3 là: 

    • A. f = 45 (cm). 
    • B.f = 60 (cm).
    • C. f = 100 (cm). 
    • D.f = 50 (cm).
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 90123

    Đặt vật AB = 2 (cm) trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được 

    • A.ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.  
    • B.ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.
    • C.ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 (cm). 
    • D.ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 (cm).
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 90124

    Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 10 (cm). Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là: 

    • A.ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm). 
    • B.ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
    • C.ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm). 
    • D.ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 90125

    Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 (cm) cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là: 

    • A.4 (cm).  
    • B.6 (cm).
    • C.12 (cm). 
    • D.18 (cm).
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 90126

    Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 (cm), qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là: 

    • A. f = 15 (cm). 
    • B.f = 30 (cm).
    • C.f = -15 (cm). 
    • D. f = -30 (cm).
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 90127

    Một thấu kính mỏng, hai mặt lồi giống nhau, làm bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 đặt trong không khí, biết độ tụ của kính là D = + 10 (đp). Bán kính mỗi mặt cầu lồi của thấu kính là: 

    • A.R = 0,02 (m).  
    • B.R = 0,05 (m).
    • C.R = 0,10 (m). 
    • D. R = 0,20 (m).
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 90128

    Hai ngọn đèn S1 và S2 đặt cách nhau 16 (cm) trên trục chính của thấu kính có tiêu cự là f = 6 (cm). ảnh tạo bởi thấu kính của S1 và S2 trùng nhau tại S’. Khoảng cách từ S’ tới thấu kính là: 

    • A.12 (cm).  
    • B.6,4 (cm).
    • C.5,6 (cm). 
    • D.4,8 (cm).
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 90129

    Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 (cm) và 25 (cm), đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80 (cm). Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 (cm), vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh A”B” của AB qua quang hệ là: 

    • A.ảnh thật, nằm sau L1 cách L1 một đoạn 60 (cm). 
    • B.ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 20 (cm).
    • C. ảnh thật, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100 (cm). 
    • D.ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 100 (cm).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 90130

    Hệ quang học đồng trục gồm thấu kính hội tụ O1 (f1 = 20 cm) và thấu kính hội tụ O2 (f2 = 25 cm) được ghép sát với nhau. Vật sáng AB đặt trước quang hệ và cách quang hệ một khoảng 25 (cm). Ảnh A”B” của AB qua quang hệ là: 

    • A.ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20 (cm). 
    • B.ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 100 (cm).
    • C.ảnh thật, nằm sau O1 cách O1 một khoảng 100 (cm). 
    • D.ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một khoảng 20 (cm).
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 90131

    Cho thấu kính O1 (D1 = 4 đp) đặt đồng trục với thấu kính O2 (D2 = -5 đp), khoảng cách O1O2 = 70 (cm). Điểm sáng S trên quang trục chính của hệ, trước O1 và cách O1 một khoảng 50 (cm). Ảnh S” của S qua quang hệ là: 

    • A.ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 10 (cm).  
    • B.ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20 (cm).
    • C.ảnh thật, nằm sau O1 cách O1 một khoảng 50 (cm). 
    • D.ảnh thật, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20 (cm).
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 90132

    Cho thấu kính O1 (D1 = 4 đp) đặt đồng trục với thấu kính O2 (D2 = -5 đp), chiếu tới quang hệ một chùm sáng song song và song song với trục chính của quang hệ. Để chùm ló ra khỏi quang hệ là chùm song song thì khoảng cách giữa hai thấu kính  là: 

    • A.L = 25 (cm).  
    • B.L = 20 (cm).
    • C.L = 10 (cm). 
    • D.L = 5 (cm).
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 90133

    Phát biểu nào sau đây là đúng

    • A.Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt. 
    • B.Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt cong dần lên.
    • C.Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp dần xuống. 
    • D.Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp dần xuống.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 90134

    Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

    • A.Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc. 
    • B.Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
    • C.Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc. 
    • D.Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống đến một giá trị xác định sau đó không giảm nữa.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 90135

    Nhận xét nào sau đây là đúng

    • A.Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ. 
    • B.Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh tương đương với một thấu kính hội tụ.
    • C.Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và võng mạc tương đương với một thấu kính hội tụ. 
    • D.Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 90136

    Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?  

    • A.Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần. 
    • B.Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa.
    • C.Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa. 
    • D.Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 90137

    Cách sửa các tật nào sau đây là không đúng? 

    • A.Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp.  
    • B.Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp.
    • C.Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì. 
    • D.Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 90138

    Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng

    • A.Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa. 
    • B.Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm.
    • C.Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt. 
    • D.Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 (cm) đến vô cực.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 90139

    Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng

    • A.Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực. 
    • B.Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
    • C.Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần. 
    • D.Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 90140

    Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng

    • A.Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực. 
    • B.Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
    • C.Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần. 
    • D.Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 90141

    Phát biểu nào sau đây là đúng

    • A.Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết. 
    • B.Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa.
    • C.Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực. 
    • D.Mắt viễn thị khi quan sát các vật ở vô cực không điều phải điều tiết.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 90142

    Phát biểu nào sau đây là đúng

    • A.Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.  
    • B.Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính phân kì và mắt không điều tiết.
    • C.Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi không điều tiết. 
    • D.Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính lão.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 90143

    Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là: 

    • A.0,5 (m). 
    • B.1,0 (m).
    • C.1,5 (m). 
    • D.2,0 (m).
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 90144

    Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 (cm) đến 50 (cm). Khi đeo kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt 

    • A.15,0 (cm). 
    • B.16,7 (cm).
    • C.17,5 (cm). 
    • D.22,5 (cm).
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 90145

    Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 (cm) đến 50 (cm). Khi đeo kính có độ tụ -1 (đp). Miền nhìn rõ khi đeo kính của người này là: 

    • A. từ 13,3 (cm) đến 75 (cm). 
    • B.từ 1,5 (cm) đến 125 (cm).
    • C.từ 14,3 (cm) đến 100 (cm) 
    • D.từ 17 (cm) đến 2 (m).
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 90146

    Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 (cm). Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 (cm) cần đeo kính (kính cách mắt 1 cm) có độ tụ là: 

    • A.D = 1,4 (đp). 
    • B.D = 1,5 (đp).
    • C.D = 1,6 (đp). 
    • D.D = 1,7 (đp).
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 90147

    Kính lúp dùng để quan sát các vật có kích thước 

    • A.nhỏ. 
    • B. rất nhỏ.
    • C. lớn. 
    • D. rất lớn.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 90148

    Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

    • A.Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 
    • B.Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
    • C.Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính để ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 
    • D.Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn của mắt để viêc quan sát đỡ bị mỏi mắt.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 90149

    Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng? 

    • A.Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát một vật nhỏ. 
    • B.Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật lớn hơn vật.
    • C.Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 
    • D.Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 90150

    Số bội giác của kính lúp là tỉ số \( G = \frac{\alpha }{{{\alpha _0}}}\) trong đó 

    • A.α là góc trông trực tiếp vật, α0 là góc trông ảnh của vật qua kính. 
    • B.α là góc trông ảnh của vật qua kính, α0 là góc trông trực tiếp vật.
    • C.α là góc trông ảnh của vật qua kính, α0 là góc trông trực tiếp vật khi vật tại cực cận. 
    • D. α là góc trông ảnh của vật khi vật tại cực cận, α0 là góc trông trực tiếp vật .
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 90151

    Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là: 

    • A.f = 10 (m).  
    • B. f = 10 (cm).
    • C. f = 2,5 (m). 
    • D.f = 2,5 (cm).
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 90152

    Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 40 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ + 10 (đp). Mắt đặt sát sau kính. Muốn nhìn rõ ảnh của vật qua kính ta phải đặt vật 

    • A. trước kính và cách kính từ 8 (cm) đến 10 (cm). 
    • B.trước kính và cách kính từ 5 (cm) đến 8 (cm).
    • C.trước kính và cách kính từ 5 (cm) đến 10 (cm). 
    • D.trước kính và cách kính từ 10 (cm) đến 40 (cm).
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 90153

    Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 20 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Độ bội giác của kính là: 

    • A.4 (lần). 
    • B.5 (lần).
    • C.5,5 (lần). 
    • D.6 (lần).
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 90154

    Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 20 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở cực cận. Độ bội giác của kính là: 

    • A.4 (lần). 
    • B.5 (lần).
    • C.5,5 (lần). 
    • D.6 (lần).
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 90155

    Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở cực cận. Độ bội giác của kính là: 

    • A.1,5 (lần). 
    • B.1,8 (lần).
    • C. 2,4 (lần). 
    • D. 3,2 (lần).
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 90156

    Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 (đp), mắt đặt tại tiêu điểm của kính. Độ bội giác của kính là: 

    • A.0,8 (lần).  
    • B.1,2 (lần).
    • C.1,5 (lần). 
    • D.1,8 (lần).
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 90157

    Một người đặt mắt cách kính lúp có độ tụ D = 20 (đp) một khoảng l quan sát một vật nhỏ. Để độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, thì khoảng cách l phải bằng 

    • A.5 (cm). 
    • B.10 (cm).
    • C.15 (cm). 
    • D.20 (cm).
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 90158

    Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng

    • A.Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 
    • B.Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
    • C.Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn. 
    • D.Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 90159

    Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính hiển vi là đúng

    • A.Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 
    • B.Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
    • C.Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 
    • D.Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?