Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 97529
Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?
- A.Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.
- B.Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.
- C.Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
- D.Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 97530
Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
- A.Tế bào lông hút.
- B.Tế bào nội bì.
- C.Tế bào biểu bì.
- D.Tế bào vỏ.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 97531
Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?
- A.Tham gia vào quá trình trao đổi chất.
- B.Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
- C.Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.
- D.Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 97532
Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
- A.Vách (mép) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
- B.Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng mở ra.
- C.Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
- D.Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 97533
Khi tế bào khí khổng mất nước thì:
- A.Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.
- B.Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.
- C.Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.
- D.Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 97534
Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:
- A.Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
- B.Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
- C.Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
- D.Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 97535
Nước liên kết có vai trò:
- A.Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
- B.Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.
- C.Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.
- D.Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 97536
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
- A.Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
- B.Từ mạch gỗ sang mạch rây.
- C.Từ mạch rây sang mạch gỗ.
- D.Qua mạch gỗ.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 97537
Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
- A.Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
- B.Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).
- C.Lực liên kết giữa các phân tử nước.
- D.Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 97538
Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
- A.Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.
- B.Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.
- C.Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
- D.Mép (Vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 97539
Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:
- A.Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
- B.Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
- C.Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
- D.Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 97540
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
- A.Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
- B.Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
- C.Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
- D.Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 97541
Nội dung nào sau đây là sai?
I. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.
II. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.
III. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây.
IV. Nước tự do không giữ được đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
Phương án đúng:
- A.I, II
- B.II, III
- C.III, IV
- D.II, IV
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 97542
Nước không có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật?
I. Quyết định sự phân bố thực vật trên Trái Đất.
II. Là thành phần bắt buộc với bất kì tế bào sống nào.
III. Là dung môi hoà tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ.
IV. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất.
V. Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra.
VI. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
VII. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.
VIII. Kết hợp tạo kích thích quang hợp xảy ra.
Phương án đúng:
- A.I, II, V
- B.V, VIII
- C.III, V, VI, VII
- D.V, VI, VII, VIII
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 97543
Tế bào lông hút thực hiện chức năng hút nước nhờ đặc điểm nào sau đây?
I. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
II. Có không bào phát triển lớn.
III. Độ nhớt chất nguyên sinh cao.
IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn.
Phương án đúng:
- A.I, II
- B.I, II, IV
- C.II, IV
- D.II, III, IV
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 97544
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
- A.Con đường gian bào và thành phần tế bào.
- B.Con đường tế bào sống.
- C.Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống.
- D.Con đường qua chất nguyên sinh và không bào.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 97545
Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng?
- A.Rỉ nhựa.
- B.Ứ giọt.
- C.Rỉ nhựa và ứ giọt.
- D.Thoát nước và ứ giọt.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 97546
Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút thấy giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt.
Hiện tượng trên được gọi là:
- A.Ứ giọt.
- B.Rỉ nhựa.
- C. Trào nước.
- D.Rỉ nhựa hoặc ứ giọt.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 97547
Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút thấy giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt.
Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do:
- A.Nước bị rễ đẩy lên phần trên bị tràn ra.
- B.Nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát.
- C.Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân.
- D.Nước từ khoảng gian bào tràn ra.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 97548
Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút thấy giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt.
Về thực chất, các giọt rỉ ra chứa:
- A.Toàn bộ là nước, được rễ cây hút lên từ đất.
- B.Toàn bộ là nước và muối khoáng.
- C.Toàn bộ là chất hữu cơ.
- D.Gồm nước, khoáng và chất hữu cơ như đường, axit amin,…
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 97549
Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Sử dụng kết quả trên để trả lời câu 21 đến 22.
Hiện tượng này được gọi là:
- A.Rỉ nhựa.
- B.Ứ giọt.
- C.Rỉ giọt.
- D.Ứ nhựa.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 97550
Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá.
Nguyên nhân của hiện tượng trên do:
I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
II. Có sự bão hoà hơi nước trong chuông thuỷ tinh.
III. Hơi nước thoát ra từ lá rơi lại trên phiến lá.
IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
Phương án đúng:
- A.II
- B.IV
- C.I, III
- D.II, IV
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 97551
Áp suất rễ do nguyên nhân nào?
I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước.
II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.
Có bao nhiêu ý đúng?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 97552
Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:
- A.Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh cúa tế bào lông hút.
- B.Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
- C.Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của keo đất.
- D.Làm cho cây nóng và héo lá.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 97553
Trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.
2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu.
3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.
4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây.
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 97554
Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:
- A.Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá đến lớp tế bào gần khí khổng.
- B.Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước.
- C.Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ.
- D.Lực hút của lá, do thoát hơi nước.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 97555
Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 100m?
1. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.
2. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.
3. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.
4. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.
Phương án đúng:
- A.2,3
- B.1,4
- C.2,4
- D.3,4
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 97556
Cơ thể nào đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên?
- A.Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch.
- B.Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước.
- C.Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước.
- D.Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 97557
Trong số phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống.
2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.
3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ.
4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem).
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 97558
Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
- A.Qua thân, cành và lá.
- B.Qua cành và khí khổng của lá.
- C.Qua thân, cành và lớp cutin trên bề mặt lá.
- D.Qua khí khổng và qua lớp cutin.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 97559
Tỉ lệ thoát hơi nước qua lớp cutin tương đương với thoát hơi nước qua khí khổng xảy ra ở đối tượng nào?
I. Cây hạn sinh.
II. Cây còn non.
III. Cây trong bóng râm hoặc nơi có không khí ẩm.
IV. Cây trưởng thành.
Phương án đúng:
- A.I, II
- B.II, III
- C.I, II, III
- D.II, III, IV
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 97560
Thoát hơi nước qua bề mặt lá không xảy ra ở đối tượng nào?
- A.Cây hạn sinh
- B.Cây trung sinh
- C.Cây còn non
- D.Cây trưởng thành
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 97561
Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng vì:
I. Lúc đó, lớp cutin bị thoái hoá.
II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành.
III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thoát qua cutin.
IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thoát qua.
Phương án đúng:
- A.I, III
- B.II, III, IV
- C.II, IV
- D.I, II, IV
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 97562
Cấu tạo khí khổng có đặc điểm nào sau đây:
I. Mỗi khí khổng có nhiều tế bào hạt đậu xếp úp vào nhau.
II. Mỗi tế bào của khí khổng có chứa rất nhiều lục lạp.
III. Tế bào khí khổng có vách dày mỏng không đồng đều; thành trong sát lỗ khí dày hơn nhiều so với thành ngoài.
IV. Các tế bào hạt đậu của khí khổng xếp gần tế bào nhu mô của lá.
Hai đặc điểm cấu tạo quan trọng nào phù hợp với chức năng đóng mở của khí khổng?
Phương án đúng:
- A.I, II
- B.II, III
- C.III, IV
- D.I, IV
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 97563
Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở khí khổng?
- A.Nhiệt độ
- B.Nước
- C.Phân bón
- D.Ánh sáng
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 97564
Trong số những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
1. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu.
2. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn luôn mở cửa.
3. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
4. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại.
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 97565
Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
- A.Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.
- B.Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
- C.Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
- D.Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh sáng mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 97566
Cân bằng nước là hiện tượng:
- A.Xảy ra khi cây luôn luôn được bão hoà nước.
- B.Tương quan về tỉ lệ hút nước và thoát hơi nước dẫn đến bão hoà nước trong cây.
- C.Cây thiếu nước được bù lại cho quá trình hút nước.
- D.Cây thừa nước và được sử dụng cho đến khi có sự bão hòa nước trong cây.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 97567
Cây mất nước dương là hiện tượng:
- A.Cây mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến lúc bão hoà nước.
- B.Cây mất nước được thoát hơi nước nhiều đến lúc bão hoà nước.
- C.Cây luôn luôn ở trạng thái thừa nước.
- D.Cây thiếu nước, không được bù lại và bị hạn.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 97568
Cân bằng nước âm là trường hợp:
- A.Cây thừa nước và được thoát hơi nước đến lúc thiếu nước trở lại.
- B.Cây thiếu nước, được bù lại bằng quá trình hút nước.
- C.Cây thiếu nước kéo dài bằng lượng nước hút vào ít hơn so với lượng nước cây sử dụng và lượng nước thoát hơi.
- D.Cây sử dụng nước quá nhiều.