Đề kiểm tra 1 tiết chương 6 môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 11363

    SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với

    • A.dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.    
    • B.H2S, O2, nước Br2.
    • C.O2, nước Br2, dung dịch KMnO4
    • D.dung dịch KOH, CaO, nước Br2.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 11365

    Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc).    Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

    • A.150ml.         
    • B.75ml.    
    • C.60ml.         
    • D.30ml.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 11367

    Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    • A.9,52.           
    • B.10,27.       
    • C.8,98.     
    • D.7,25.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 11368

    Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là

    • A.NH3 và HCl.       
    • B.H2S và Cl2.    
    • C.Cl2 và O2.     
    • D.HI và O3.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 11369

    Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

    • A.MgSO4 và FeSO4
    • B.MgSO4 và Fe2(SO4)3
    • C.MgSO4.        
    • D.MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.           
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 11370

    Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là

    • A.Cu.     
    • B.Zn.       
    • C.Fe.        
    • D.Mg.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 11371

    Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là

    • A.Al.       
    • B.CuO.     
    • C.Cu.       
    • D.Fe.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 11372

    Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

    • A.20.         
    • B.80.     
    • C.40.      
    • D.60.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 11373

    Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

    • A.4,81 gam.    
    • B.5,81 gam.   
    • C.3,81 gam.        
    • D.6,81 gam.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 11376

    Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

    • A.0,12 mol FeSO4.      
    • B.0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
    • C.0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.  
    • D.0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 11378

    Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là

    • A.12,67%.      
    • B.85,30%.      
    • C.90,27%.  
    • D.82,20%.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 11380

    Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là

    • A.FeO.        
    • B.FeS2.        
    • C.FeS.     
    • D.FeCO3.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 11382

    Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là

    • A.3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
    • B.FeCl2 + H2S →FeS + 2HCl.
    • C.O3 + 2KI + H2O →2KOH + I2 + O2
    • D.Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 11384

    Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2

    • A.4
    • B.6
    • C.3
    • D.2
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 11386

    Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

    • A.sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. 
    • B.sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
    • C.sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.   
    • D.sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 11388

    Cho sơ đồ : 

    Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là:

    • A.FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2
    • B.FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
    • C.FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.   
    • D.FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 11390

    Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G.  Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là

    • A.2,80.  
    • B.3,36.      
    • C.3,08.      
    • D.4,48.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 11392

    Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là

    • A.Fe2(SO4)3 và H2SO4.   
    • B.FeSO4.   
    • C.Fe2(SO4)3.        
    • D.FeSO4 và H2SO4.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 11394

    Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là

    • A.38,93 gam.   
    • B.103,85 gam.    
    • C.25,95 gam.      
    • D.77,86 gam.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 11396

    Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

    • A.0,08.   
    • B.0,18.     
    • C.0,23.       
    • D.0,16.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 11398

    Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

    • A.75 ml.  
    • B.50 ml.      
    • C.57 ml.           
    • D.90 ml.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 11400

    Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

    • A.nhiệt phân Cu(NO3)2
    • B.KClO3 có xúc tác MnO2.
    • C.điện phân nước.            
    • D.chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 11402

    Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

    • A.CO và CH4.      
    • B.CO và CO2.    
    • C.SO2 và NO2.     
    • D.CH4 và NH3.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 11404

    Cho các phản ứng:     

    (1) MnO2 + HCl đặc   →            

    (3) F2 + H2O → 

    (2) O3 + dung dịch KI →                  

    (4) Cl2 + dung dịch H2S →

    Các phản ứng tạo ra đơn chất là:           

    • A.(1), (2), (3).      
    • B.(1), (2), (4).   
    • C.(1), (3), (4).       
    • D.(2), (3), (4).
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 11406

    Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là

    • A.cát.     
    • B.muối ăn.  
    • C.vôi sống.      
    • D.lưu huỳnh.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 11408

    Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

    • A.2
    • B.4
    • C.5
    • D.3
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 11410

    Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

    • A.Na2SOkhan. 
    • B.CaO.     
    • C.dung dịch NaOH đặc.      
    • D.dung dịch H2SOđậm đặc.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 11412

    Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

    • A.CaO.      
    • B.dung dịch NaOH. 
    • C.nước brom.       
    • D.dung dịch Ba(OH)2.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 11413

    Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

    • A.SO2.        
    • B.O3.        
    • C.NH3.     
    • D.CO2.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 11415

    Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là

    • A.200 ml.      
    • B.400 ml.      
    • C.800 ml.      
    • D.600 ml.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 11417

    Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

    • A.7
    • B.5
    • C.4
    • D.6
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 11419

    Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

    • A.Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.  
    • B.Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2
    • C.Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.   
    • D.Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 11421

    Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là

    • A.hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO. 
    • B.hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.
    • C.hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.   
    • D.Fe2O3.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 11423

    Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là

    • A.KClO3.     
    • B.KMnO4.      
    • C.KNO3.      
    • D.AgNO3.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 11425

    Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là

    • A.52,2.         
    • B.54,0.  
    • C.58,0.      
    • D.48,4. 
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 11427

    Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

    • A.Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. 
    • B.Chữa sâu răng.
    • C.Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
    • D.Sát trùng nước sinh hoạt.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 11429

    Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.

    Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là

    • A.23.        
    • B.27.   
    • C.47.     
    • D.31.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 11431

    Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

    • A.S + 2Na → Na2S.      
    • B.S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
    • C.S + 3F2 → SF6.          
    • D.4S + 6NaOH (đặc) → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.  
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 11433

    Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

    • A.32,65%.      
    • B.35,95%.   
    • C.37,86%.     
    • D.23,97%.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 11435

    Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là

    • A.NaHCO3.     
    • B.Ca(HCO3)2.      
    • C.Ba(HCO3)2.            
    • D.Mg(HCO3)2.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?