Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 90383
Ống dây điện trên hình vẽ bị hút về phía thanh nam châm. Hãy chỉ rõ cực của thanh nam châm:
- A.đầu P là cực dương, đầu Q là cực âm
- B.đầu P là cực nam, đầu Q là cực bắc
- C.đầu P là cực bắc, đầu Q là cực nam
- D.đầu P là cực âm, đầu Q là cực dương
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 90384
Thành phần nằm ngang của từ trường trái đất bằng 3.10-5T, còn thành phần thẳng đứng rất nhỏ. Một đoạn dây dài 100m mang dòng điện 1400A đặt vuông góc với từ trường trái đất thì chịu tác dụng của lực từ:
- A.2,2N
- B.3,2N
- C.4,2 N
- D.5,2N
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 90385
Dòng điện thẳng dài I1 đặt vuông góc với mặt phẳng của dòng điện tròn I2 bán kính R và đi qua tâm của I2, lực từ tác dụng lên dòng điện I2 bằng:
- A.2π.10-7I1I2/R
- B.2π.10-7I1I2.R
- C. 2.10-7I1I2.R
- D. 0
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 90386
Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8cm mang dòng điện I = 5A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, tính lực từ tác dụng lên cạnh AM của tam giác:
- A.1,2.10-3N
- B.1,5.10-3N
- C.2,1.10-3N
- D.1,6.10-3N
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 90387
Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8cm, AN = 6cm mang dòng điện I = 5A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ . Giữ khung cố định, tính lực từ tác dụng lên cạnh MN của tam giác:
- A.0,8.10-3N
- B.1,2.10-3N
- C.1,5.10-3N
- D.1,8.10-3N
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 90388
Trong các công thức sau công thức nào biểu diễn lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng dài:
- A.F = 2π.10-7.I1I2l/r
- B. F = 2.10-7.I1I2/r
- C.F = 2.10-7.I1I2l/r
- D.F = 2.10-7.I1I2l
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 90389
Chọn một đáp án sai “lực từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện đi qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi”:
- A.dòng điện đổi chiều
- B.từ trường đổi chiều
- C.cường độ dòng điện thay đổi
- D.dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 90390
Đáp án nào sau đây đúng khi nói về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song:
- A.cùng chiều thì đẩy nhau
- B.cùng chiều thì hút nhau
- C.ngược chiều thì hút nhau
- D.cùng chiều thì đẩy, ngược chiều thì hút
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 90391
Chọn một đáp án sai :
- A.Khi một dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì không chịu tác dụng bởi lực từ
- B.Khi dây dẫn có dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn là cực đại
- C.Giá trị cực đại của lực từ tác dụng lên dây dẫn dài l có dòng điện I đặt trong từ trường đều B là Fmax = IBl
- D.Khi dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây là Fmax = IBl
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 90392
Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn song song lên 4 lần thì lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây tăng lên:
- A.8 lần
- B.4 lần
- C.16 lần
- D.24 lần
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 90393
Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ
chiều như hình vẽ thì lực từ có tác dụng gì:
- A.lực từ làm dãn khung
- B.lực từ làm khung dây quay
- C. lực từ làm nén khung
- D.lực từ không tác dụng lên khung
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 90394
Khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều chịu tác dụng của ngẫu lực từ khi:
- A.mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ
- B.mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng từ
- C.mặt phẳng khung hợp với đường cảm ứng từ một góc 0< α < 900
- D.mặt phẳng khung ở vị trí bất kì
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 90395
Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Dòng điện có cường độ 0,75A qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 3.10-3N. Cảm ứng từ của từ trường có giá trị:
- A.0,8T
- B.0,08T
- C.0,16T
- D.0,016T
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 90396
Một đoạn dây dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2N. Chiều dài đoạn dây dẫn là:
- A.32cm
- B.3,2cm
- C.16cm
- D. 1,6cm
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 90397
Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD có các cạnh AB = 10cm, BC = 20cm, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dung lên khung bằng 0,02N.m, biết dòng điện chạy qua khung bằng 2A. Độ lớn cảm ứng từ là:
- A.5T
- B.0,5T
- C.0,05T
- D. 0,2T
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 90398
Một khung dây dẫn hình chữ nhật diện tích 20cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4T. Khi cho dòng điện 0,5A chạy qua khung thì mômen lực từ cực đại tác dụng lên khung là 0,4.10-4N.m. Số vòng dây trong khung là:
- A. 10 vòng
- B.20 vòng
- C.200 vòng
- D.100 vòng
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 90399
Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD có cạnh AB = 10cm, BC = 5cm, gồm 20 vòng dây nối tiếp nhau có thể quay quanh cạnh AB thẳng đứng, dòng điện 1A đi qua mỗi vòng dây và hệ thống đặt trong từ trường đều B = 0,5T sao cho véctơ pháp tuyến của khung hợp với véc tơ cảm ứng từ một góc 300. Mômen lực từ tác dụng lên khung có độ lớn :
- A.25.10-3N.m
- B.25.10-4N.m
- C.5.10-3N.m
- D.50.10-3N.m
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 90400
Hai thanh ray đặt trong mặt phẳng nghiêng nằm trong từ trường đều. Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang 300, các đường sức từ có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Một thanh nhôm dài 1m khối lượng 0,16kg trượt không ma sát trên hai thanh ray xuống dưới với vận tốc không đổi. Biết B = 0,05T. Hỏi đầu M của thanh nối với cực dương nguồn hay cực âm, cường độ dòng điện qua thanh nhôm bằng bao nhiêu, coi rằng khi thanh nhôm chuyển động nó vẫn luôn nằm ngang và cường độ dòng điện trong thanh nhôm không đổi. Lấy g = 10m/s2:
- A.M nối với cực âm, I = 6A
- B.M nối với cực âm, I = 18,5A
- C.M nối với cực dương, I = 6A
- D.M nối với cực dương, I = 18,5A
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 90401
Một khung dây dẫn tròn bán kính 10cm gồm 50 vòng. Trong mỗi vòng có dòng điện 10A chạy qua, khung dây đặt trong từ trường đều đường sức từ song song với mặt phẳng của khung, B = 0,2T. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung là:
- A.2,14N.m
- B.3,14N.m
- C.4,14N.m
- D.5,14N.m
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 90402
Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a đặt trong từ trường đều có đường sức từ song song với mặt phẳng khung, trong khung có dòng điện cường độ I. Tính mômen lực từ tác dụng lên khung đối với trục quay T:
- A.M = IBa
- B.M = I2Ba
- C.M = IB2a2
- D.M = IBa2
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 90403
Ba dòng điện thẳng song song I1= 12A , I2 = 6A , I3 = 8,4A nằm trong mặt phẳng hình vẽ, khoảng cách giữa I1 và I2 bằng a = 5cm, giữa I2 và I3 bằng b = 7cm. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài dòng điện I3 là:
- A.2,4.10-5N
- B.3,8.10-5 N
- C.4,2.10-5N
- D.1,4.10-5N
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 90404
Chọn một đáp án sai :
- A.Từ trường không tác dụng lực lên một điện tích chuyển động song song với đường sức từ
- B.Lực từ sẽ đạt giá trị cực đại khi điện tích chuyển động vuông góc với từ trường
- C.Quỹ đạo chuyển động của electron trong từ trường là một đường tròn
- D.Độ lớn của lực Lorenxơ tỉ lệ thuận với q và v
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 90405
Đưa một nam châm mạnh lại gần ống phóng điện tử của máy thu hình thì hình ảnh trên màn hình bị nhiễu. Giải thích nào là đúng:
- A.Từ trường của nam châm tác dụng lên sóng điện từ của đài truyền hình
- B.Từ trường của nam châm tác dụng lên dòng điện trong dây dẫn
- C.Nam châm làm lệch đường đi của ánh sáng trong máy thu hình
- D.Từ trường của nam châm làm lệch đường đi của các electron trong đèn hình
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 90406
Hỏi một hạt mang điện có thể chuyển động thẳng với vận tốc không đổi trong từ trường đều được không?
- A.Có thể, nếu hạt chuyển động vuông góc với đường sức từ của từ trường đều
- B.Không thể, vì nếu hạt chuyển động luôn chịu lực tác dụng vuông góc với vận tốc
- C.Có thể, nếu hạt chuyển động dọc theo đường sức của từ trường đều
- D.Có thể, nếu hạt chuyển động hợp với đường sức từ trường một góc không đổi
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 90407
Đáp án nào sau đây là sai:
- A.Lực tương tác giữa hai dòng điện song song bao giờ cũng nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện đó
- B.Hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều, lực Lorenxơ nằm trong mặt phẳng chứa véctơ vận tốc của hạt
- C. Lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện đặt song song với đường sức từ có xu hướng làm quay khung
- D.Lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện có phương vuông góc với đoạn dây đó
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 90408
Thành phần nằm ngang của từ trường trái đất bằng 3.10-5T, thành phần thẳng đứng rất nhỏ. Một proton chuyển động theo phương ngang theo chiều từ Tây sang Đông thì lực Lorenxơ tác dụng lên nó bằng trọng lượng của nó, biết khối lượng của proton là 1,67.10-27kg và điện tích là 1,6.10-19C. Lấy g = 10m/s2, tính vận tốc của proton:
- A.3.10-3m/s
- B.2,5.10-3m/s
- C.1,5.10-3m/s
- D.3,5.10-3m/s
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 90409
Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là 2.10-6N. Hỏi nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn bằng bao nhiêu:
- A.5.10-5N
- B.4.10-5N
- C.3.10-5N
- D.2.10-5N
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 90410
Một điện tích q = 3,2.10-19C đang chuyển động với vận tốc v = 5.106m/s thì gặp miền không gian từ trường đều B = 0,036T có hướng vuông góc với vận tốc. Tính độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích:
- A.5,76.10-14N
- B.5,76.10-15N
- C.2,88.10-14N
- D.2,88.10-15N
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 90411
Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức 300 với vận tốc ban đầu 3.107m/s, từ trường B = 1,5T. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt đó là:
- A.36.1012N
- B.0,36.10-12N
- C.3,6.10-12 N
- D. 1,8.10-12N
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 90412
Một hạt mang điện 3,2.10-19C bay vào trong từ trường đều có B = 0,5T hợp với hướng của đường sức từ 300. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn 8.10-14N. Vận tốc của hạt đó khi bắt đầu vào trong từ trường là:
- A.107m/s
- B.5.106m/s
- C.0,5.106m/s
- D. 106m/s
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 90413
Một electron chuyển động với vận tốc 2.106m/s vào trong từ trường đều B = 0,01T chịu tác dụng của lực Lorenxơ 16.10-16N . Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ trường là:
- A.600
- B.300
- C.900
- D.450
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 90414
Một electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên nó biết me = 9,1.10-31kg, e = - 1,6.10-19C, B = 2T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.
- A.6.10-11N
- B.6.10-12N
- C. 2,3.10-12N
- D.2.10-12N
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 90415
Một hạt mang điện 3,2.10-19C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên nó biết m = 6,67.10-27kg, B = 2T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.
- A.1,2.10-13N
- B.1,98.10-13N
- C.3,21.10-13N
- D.3,4.10-13N
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 90416
Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Số vòng dây của ống dây là:
- A.250
- B.320
- C.418
- D.497
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 90417
Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là:
- A.936
- B.1125
- C.1250
- D.1379
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 90418
Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3 (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là:
- A.6,3 (V)
- B.4,4 (V)
- C.2,8 (V)
- D.1,1 (V)
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 90419
Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 (A) và I2 = 9 (A) chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 (cm) trong chân không I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I1 6 (cm) và cách I2 8 (cm) có độ lớn là:
- A.2,0.10-5 (T)
- B.2,2.10-5 (T)
- C.3,0.10-5 (T)
- D. 3,6.10-5 (T)
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 90420
Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên:
- A.3 lần
- B.6 lần
- C.9 lần
- D.12 lần
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 90421
Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 (cm) trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 (A) và I2 = 5 (A). Lực từ tác dụng lên 20 (cm) chiều dài của mỗi dây là:
- A.lực hút có độ lớn 4.10-6 (N)
- B.lực hút có độ lớn 4.10-7 (N)
- C.lực đẩy có độ lớn 4.10-7 (N)
- D.lực đẩy có độ lớn 4.10-6 (N)
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 90422
Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 1 (A). Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây có độ lớn là 10-6(N). Khoảng cách giữa hai dây đó là:
- A.10 (cm)
- B.12 (cm)
- C.15 (cm)
- D.20 (cm)