Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Đại số 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Thanh Miện

Câu hỏi Trắc nghiệm (25 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 1709

    Parabol \(\left( P \right):y = {m^2}{x^2}\) và đường thẳng \(y =  - 4x - 1\) cắt nhau tại hai điểm phân biệt ứng với:

    • A.Với mọi giá trị m
    • B.Mọi m thỏa mãn \(\left| m \right| < 2\)
    • C.Mọi \(m \ne 0\)
    • D.Đáp án khác
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 1710

    Tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x + 5}}{{x - 1}} + \frac{{x - 1}}{{x + 5}}\) là:

    • A.D = R\{1}
    • B.D = R\{- 5}
    • C.D = R
    • D.D = R\{- 5;1}
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 1711

    Tìm m để đồ thị hàm số \(y = \left( {m - 1} \right)x + 3m - 2\) đi qua điểm \(A\left( { - 2;2} \right)\)

    • A.m = - 2
    • B.m = 1
    • C.m = 0
    • D.m = 2
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 1712

    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \sqrt {x - m + 1}  + \frac{{2x}}{{\sqrt { - x + 2m} }}\) xác định trên khoảng (- 1;3).

    • A.\(m \ge 3\)
    • B.Không có giá trị m thỏa mãn.
    • C.\(m \ge 1\)
    • D.\(m \ge 2\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 1713

    Giao điểm của parabol (P): \(y = {x^2} - 3x + 2\) với đường thẳng \(y = x - 1\) có tọa độ là:

    • A.(1;0) và (3;2)
    • B.(1;0) và (2;1)
    • C.(1;3) và (3;1)
    • D.(2;1) và (1;2)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 1714

    Gọi M, n là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^2} + 3x - 4\,\) trên [- 4;1]. Tìm M, n.

    • A.Không có M và \(n =  - \frac{{25}}{4}\)
    • B.\(M = 0,n =  - \frac{{25}}{4}\)
    • C.\(M = 14,n = 0\)
    • D.\(M = 3,n =  - 4\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 1715

    Có bao nhiêu giá trị thực của tham số m để giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \left| {{x^2} + 2x + m - 4} \right|\) trên đoạn [-2;-1] bằng 4?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 1716

    Biết rằng \(\left( P \right):y = a{x^2} + bx + 2\) (a > 1) đi qua điểm M(-1;6) và có tung độ đỉnh bằng \( - \frac{1}{4}\). Tính tích P = a.b

    • A.P = - 3
    • B.P = - 2
    • C.P = 192
    • D.P = 28
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 1717

    Đỉnh của parabol \(\left( P \right):y = 3{x^2} - 2x + 1\) là

    • A.\(I\left( {\frac{1}{3};\frac{2}{3}} \right)\)
    • B.\(I\left( { - \frac{1}{3}; - \frac{2}{3}} \right)\)
    • C.\(I\left( { - \frac{1}{3};\frac{2}{3}} \right)\)
    • D.\(I\left( {\frac{1}{3}; - \frac{2}{3}} \right)\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 1718

    Tập hợp \(D = \left( { - \infty ;3} \right) \cup (3; + \infty )\) là tập xác định của hàm số nào sau đây:

    • A.\(y = \left\{ \begin{array}{l}
      3x - 2\,khi\,\,x \ge 3\\
      7 - 2x - {x^2}\,\,khi\,\,x < 3
      \end{array} \right.\)
    • B.\(y = \frac{{x - 3}}{3}\)
    • C.\(y = \frac{{4x - 1}}{{\sqrt {x - 3} }}\)
    • D.\(y = \frac{{1 + \sqrt {{x^2} + 1} }}{{x - 3}}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 1719

    Tìm giá trị nhỏ nhất ymin của hàm số \(y = {x^2} - 4x + 5.\)

    • A.ymin = 2
    • B.ymin = 1
    • C.ymin = 0
    • D.ymin = - 2
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 1720

    Tìm a để đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + 2x + 1\left( {a \ne 0} \right)\) đi qua điểm có tọa độ (-2;-1)

    • A.\(a = \frac{1}{2}\)
    • B.\(a =- \frac{1}{2}\)
    • C.a = - 1
    • D.a = 1
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 1721

    Đường thẳng đi qua hai điểm A(1;2) và B(2;1) có phương trình là:

    • A.\(x - y - 3 = 0\)
    • B.\(x + y - 3 = 0\)
    • C.\(x + y +3 = 0\)
    • D.\(x - y + 3 = 0\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 1722

    Đường thẳng nào trong các đường thẳng sau đây là trục đối xứng của parabol \(y =  - 2{x^2} + 5x{\rm{ }} + 3\)?

    • A.\(x = \frac{5}{4}\)
    • B.\(x = -\frac{5}{4}\)
    • C.\(x =- \frac{5}{2}\)
    • D.\(x = \frac{5}{2}\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 1723

    Cho hàm số \(y = 2{x^2} - 8x + 8\). Khẳng định nào sau đây đúng

    • A.Nghịch biến trên \(\left( {2; + \infty } \right).\)
    • B.Nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right).\)
    • C.Nghịch biến trên \(\left( { - 2; + \infty } \right).\)
    • D.Nghịch biến trên (0;3)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 1724

    Cho hàm số: \(y = \left\{ \begin{array}{l}
    2{x^2} - x + 1{\rm{   }}khi{\rm{ }}x \le 1\\
    \frac{{x - 3}}{{\sqrt {x - 1} }}{\rm{        }}khi{\rm{ }}x > 1
    \end{array} \right.\). Giá trị f(2) là:

    • A.- 5
    • B.7
    • C.- 1
    • D.- 4
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 1725

    Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^3} - 6{x^2} + 11x - 6\). Kết quả sai là:

    • A.\(f(-4)=-24\)
    • B.\(f(2)=0\)
    • C.\(f(3)=0\)
    • D.\(f(1)=0\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 1726

    Cho hàm số bậc nhất y = ax + b. Tìm a và b, biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm M(-1;1) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là 5.

    • A.\(a = \frac{1}{6};\;b = \frac{5}{6}.\)
    • B.\(a = \frac{1}{6};\;b = -\frac{5}{6}.\)
    • C.\(a = -\frac{1}{6};\;b = \frac{5}{6}.\)
    • D.\(a =- \frac{1}{6};\;b = -\frac{5}{6}.\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 1727

    Với giá trị nào của a và b thì đồ thị hàm số y = ax + b đi qua các điểm A(-2;1), B(1;-2)

    • A.a = - 2 và b = - 1
    • B.a = 1 và b = 1
    • C.a = - 1 và b = - 1
    • D.a = 2 và b = 1
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 1728

    Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^2} + 4x\). Các giá trị của x để \(f\left( x \right) = 5\) là:

    • A.x = - 1, x = - 5
    • B.x = 5
    • C.\(\left[ \begin{array}{l}
      x = 1\\
      x =  - 5
      \end{array} \right.\)
    • D.x = 1
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 1729

    Trong các đồ thị hàm số có hình vẽ dưới đây, đồ thị nào là đồ thị hàm số \(y =  - {x^2} + 4x - 3?\)

    • A.H3
    • B.H2
    • C.H1
    • D.H4
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 1730

    Cho parabol \(\left( P \right):y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình bên. Phương trình của parabol này là:

    • A.\(y = 2{x^2} + 3x - 1\)
    • B.\(y = 2{x^2} + 8x - 1\)
    • C.\(y = 2{x^2} - x - 1\)
    • D.\(y = 2{x^2} - 4x - 1\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 1731

    Cho hàm số \(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\) đồ thị như hình bên. Hỏi với những giá trị nào của thamsố thực m thì phương trình \(f\left( {\left| x \right|} \right) - 1 = m\) có đúng 3 nghiệm phân biệt.

    • A.m = 3
    • B.m > 3
    • C.m = 2
    • D.- 2 < m < 2
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 1732

    Hàm số \(y = 2{x^2} + 4x--1\). Khi đó:

    • A.Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và đồng biến trên \(\left( { - 2; + \infty } \right)\).
    • B.Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - 1; + \infty } \right)\).
    • C.Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và đồng biến trên \(\left( { - 1; + \infty } \right)\).
    • D.Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - 2; + \infty } \right)\).
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 1733

    Đồ thị hàm số \(y = 3x + 1\) không đi qua điểm nào?

    • A.M(2;6)
    • B.N(1;4)
    • C.P(0;1)
    • D.Q(-1;-2)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?