Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Đại số 10 năm 2018 Trường THPT Lao Bảo - Quảng Trị

Câu hỏi Trắc nghiệm (13 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 207430

    Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{2x - 6}}{{x + 3}}\) là:

    • A.R \ {3}
    • B.R \ {2}
    • C.R
    • D.R \ {- 3}
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 207431

    Tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {6 - 5x} \) là:

    • A.\(\left[ {\frac{6}{5}; + \infty } \right)\)
    • B.\(\left( { - \infty ;\frac{6}{5}} \right]\)
    • C.\(\left( { - \infty ;\frac{6}{5}} \right)\)
    • D.\(R\backslash \left\{ {\frac{6}{5}} \right\}\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 207432

    Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số chẵn?

    • A.\(y = 2{x^3} - 3x\)
    • B.\(y = {x^2} - 2\)
    • C.\(y = \frac{{{x^4}}}{{x + 1}}\)
    • D.\(y = 2{x^4} - 3{x^2} + x\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 207433

    Điểm nào sau đây không thuộc đồ thị hàm số \(y =  - 5x + 1\).

    • A.A(1;- 4)
    • B.B(2; - 9)
    • C.C(- 1; - 6)
    • D.D(- 2; 11)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 207434

    Cho hàm số \(y =  - 3x + 6\) có đồ thị là đường thẳng \(\Delta\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?

    • A.Hàm số đồng biến trên R
    • B.\(\Delta\) cắt trục hoành tại điểm A(2;0)
    • C.\(\Delta\) cắt trục tung tại điểm B(0;6)
    • D.Hệ số góc của \(\Delta\) bằng -3.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 207435

    Xác định hàm số \(y = ax + b\), biết đồ thị hàm số đi qua hai điểm M(1;- 3) và N(3;1). 

    • A.\(y = 3x - 8\)
    • B.\(y = x - 4\)
    • C.\(y = 2x + 5\)
    • D.\(y = 2x - 5\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 207436

    Cho hàm số \(y = x + 3\) có đồ thị là đường thẳng \(\Delta\). Đường thẳng \(\Delta\) cắt hai trục tọa độ tại hai điểm A,B. Tính diện tích tam giác OAB.

    • A.\(\frac{9}{2}\)
    • B.9
    • C.3
    • D.\(\frac{3}{2}\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 207437

    Cho hàm số \(y = 2{x^2} - 4x - 13\) có đồ thị (P). Trục đối xứng của  (P) là:

    • A.y = 1
    • B.\(x =  - \frac{{13}}{4}.\)
    • C.x = 1
    • D.x = - 2
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 207438

    Cho hàm số \(y = {x^2} + 2x - 3\) có đồ thị (P). Tọa độ đỉnh của (P) là:

    • A.(1;1)
    • B.(1;- 4)
    • C.(- 1; - 4)
    • D.(1;0)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 207439

    Cho hàm số bậc hai \(y = 2{x^2} + bx + c\), biết đồ thị của nó qua điểm M(0;5) và có trục đối xứng x = - 1. Tính P = b - c.  

    • A.P = - 1
    • B.P = - 9
    • C.P = 9
    • D.P = 1
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 207440

    Tìm tập xác định của hàm số sau:

    a) \(y = \sqrt {2x - 6} \)

    b) \(y = \frac{{2x - 3}}{{2{x^2} - x - 1}}\)

  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 207441

    Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\).     

  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 207442

    Xác định parabol \(y = {x^2} + bx + c\) biết rằng đồ thị của nó có đỉnh là: \(I\left( { - \frac{1}{2}; - \frac{5}{4}} \right)\).

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?