Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hình học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Nguyễn Khuyến

Câu hỏi Trắc nghiệm (14 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 81239

    Cho hình bình hành ABCD. Ảnh của điểm D qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow {AB} \) là:

    • A.B
    • B.C
    • C.D
    • D.A
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 81240

    Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v  = \left( {1;0} \right)\) biến điểm A(-2;3) thành

    • A.A'(3;0)
    • B.A'(-3;0)
    • C.A'(-1;3)
    • D.A'(-1;6)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 81241

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm phương trình đường thẳng \(\Delta '\) là ảnh của đường thẳng \(\Delta :x + 2y - 1 = 0\) qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\vec v = \left( {1; - 1} \right)\).

    • A.\(\Delta ':x + 2y - 3 = 0\)
    • B.\(\Delta ':x + 2y = 0\)
    • C.\(\Delta ':x + 2y + 1 = 0\)
    • D.\(\Delta ':x + 2y + 2 = 0\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 81242

    Cho phép quay \({Q_{\left( {O,\;\varphi } \right)}}\) biến điểm A thành điểm A' và biến điểm M thành điểm M'. Mệnh đề nào sau đây là sai?

    • A.\(\overrightarrow {AM}  = \overrightarrow {A'M'} \)
    • B.\(\widehat {\left( {OA,{\rm{ }}OA'} \right)} = \widehat {\left( {OM,{\rm{ }}OM'} \right)} = \varphi \)
    • C.\(\widehat {\left( {\overrightarrow {AM} ,{\rm{ }}\overrightarrow {A'M'} } \right)} = \varphi \) với \(0 \le \varphi  \le \pi \)
    • D.\(AM = A'M'\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 81243

    Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho điểm A(1;2) và một góc \(\alpha  = {90^0}\). Tìm trong các điểm sau điểm nào là ảnh của A qua qua phép quay tâm O góc quay \(\alpha  = {90^0}\)

    • A.A'(1;-2)
    • B.A'(2;1)
    • C.A'(-2;1)
    • D.A'(-2;-1)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 81244

    Cho tam giác đều ABC có tâm là điểm O. Phép quay tâm O, góc quay φ biến tam giác ABC thành chính nó. Khi đó đó một góc φ thỏa mãn là

    • A.\(\varphi  = {60^0}.\)
    • B.\(\varphi  = {90^0}.\)
    • C.\(\varphi  = {120^0}.\)
    • D.\(\varphi  = {180^0}.\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 81245

    Cho tam giác ABC, với G là trọng tâm tam giác, D là trung điểm của BC. Phép vị tự tâm A biến điểm G thành điểm D. Khi đó có tỉ số k là

    • A.\(k = \frac{3}{2}.\)
    • B.\(k =- \frac{3}{2}.\)
    • C.\(k = \frac{1}{2}.\)
    • D.\(k =- \frac{1}{2}.\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 81246

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn \(\left( {\rm{C}} \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\). Ảnh của (C) qua phép vị tự tâm I(2;-2) tỉ số vị tự bằng 3 là đường tròn có phương trình

    • A.\({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 10} \right)^2} = 36.\)
    • B.\({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 6} \right)^2} = 36.\)
    • C.\({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 10} \right)^2} = 36.\)
    • D.\({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = 36.\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 81247

    Phép vị tự tâm O tỉ số \(k, \left( {k \ne 0} \right)\) biến mỗi điểm  thành điểm . Mệnh đề nào sau đây đúng?

    • A.\(k\overrightarrow {OM}  = \overrightarrow {OM'} \)
    • B.\(\overrightarrow {OM}  = k\overrightarrow {OM'} \)
    • C.\(\overrightarrow {OM}  =  - k\overrightarrow {OM'} \)
    • D.\(\overrightarrow {OM}  =  - \overrightarrow {OM'} \)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 81248

    Phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Phép tịnh tiến biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
    • B.Phép quay biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
    • C.Phép vị tự tỉ số k biến đường tròn bán kính R thành đường tròn có cùng bán kính R.
    • D.Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 81249

    Cho đường thẳng \(d:3x + y + 3 = 0\). Viết phương trình của đường thẳng d' là ảnh của d qua phép dời hình có được bằng cách thược hiện liên tiếp phép phép quay tâm I(1;2), góc - 1800 và phép tịnh tiến theo vec tơ \(\overrightarrow v  = \left( { - 2;1} \right)\).

    • A.\(d':3x + y - 8 = 0\)
    • B.\(d':x + y - 8 = 0\)
    • C.\(d':2x + y - 8 = 0\)
    • D.\(d':3x + 2y - 8 = 0\)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 81251

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    • A.Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
    • B.Phép dời hình biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
    • C.Phép dời hình biến đường thẳng thành đường thẳng
    • D.Phép dời hình biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm không thẳng hàng và không bảo toàn thứ tự giữa các điểm.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 81253

    Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} - 6x + 4y - 23 = 0\), tìm phương trình đường tròn (C') là ảnh của đường tròn (C) qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v  = \left( {3;5} \right)\) và phép vị tự \({V_{\left( {O; - \frac{1}{3}} \right)}}.\)  

    • A.\(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 4.\)
    • B.\(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 36.\)
    • C.\(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 6.\)
    • D.\(\left( {C'} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 2.\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 81255

    Các phép biến hình biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó có thể kể ra là:

    • A.Phép vị tự.
    • B.Phép đồng dạng, phép vị tự.
    • C.Phép đồng dạng, phép vị tự.
    • D.Phép dời dình, phép vị tự.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?