Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 20547
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?
- A.Sự vật hiện tượng phụ thuộc vào con người.
- B.Sự vật hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.
- C.Sự vật hiện tượng không ngừng biến đổi.
- D.Sự vật hiện tượng không biến đổi.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 20548
Điều kiện để chất mới của sự vật và hiện tượng ra đời là gì?
- A.Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép.
- B.Lượng biến đổi đạt tới điểm nút.
- C.Lượng biến đổi nhanh chóng.
- D.Tăng lượng liên tục.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 20549
Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
- A.Sông lở cát bồi.
- B.Ăn cháo đá bát.
- C.Tức nước vỡ bờ.
- D.Uống nước nhớ nguồn.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 20550
Theo quan điểm của CNDVBC, mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là:
- A.Sự tiến lên.
- B.Sự mâu thuẫn
- C.Sự phát triển.
- D.Sự vận động.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 20551
Để sự vật hiện tượng tồn tại được thì cần có những điều kiện nào dưới đây?
- A.Luôn luôn thống nhất.
- B.Luôn luôn vận động.
- C.Luôn luôn thay đổi.
- D.Luôn luôn đấu tranh.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 20552
Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới là nội dung của
- A.chính trị học.
- B.triết học.
- C.xã hội học.
- D.lí luận Mác –Lê nin.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 20554
Câu nào dưới đây là phủ định siêu hình?
- A.Ở bầu thì tròn ,ở ống thì dài.
- B.Cây có cội ,nước có nguồn.
- C.Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- D.Có thực mới vực được đạo.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 20556
Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
- A.tồn tại riêng vì chúng có những đặc điểm riêng biệt.
- B.chúng tồn tại tách rời nhau, không có quan hệ với nhau.
- C.có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng không thể chuyển hóa lẫn nhau.
- D.có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 20558
Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
- A.Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- B.Do chất mới ra đời chưa tạo ra lượng mới.
- C.Do chất và lượng của sự vật thống nhất.
- D.Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 20560
Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn ?
- A.Hai mặt đối lập luôn liện hệ gắn bó với nhau.
- B.Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn.
- C.Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau.
- D.Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 20562
Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm triết học đây là
- A.sự thống nhất giữa các mặt đối lập
- B.quy luật sinh tồn của sinh vật.
- C.sự liên hệ giữa các mặt đối lập.
- D.sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 20564
Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay,bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới XHCN theo quan điểm mâu thuẫn của triết học?
- A.Phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
- B.Tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới.
- C.Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ.
- D.Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 20566
Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?
- A.Góp gió thành bão.
- B.Bèo dạt mây trôi.
- C.Tre già măng mọc.
- D.Kiến tha lâu đầy tổ.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 20568
Con người quan sát Mặt Trời, từ đó biết chế tạo ra các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
- A.Mục đích của nhận thức.
- B.Động lực của nhận thức.
- C.Cơ sở của nhận thức.
- D.Tiêu chuẩn của nhận thức.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 20570
Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng diễn ra như thế nào?
- A.Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh.
- B.Chất biến đổi trước ,hình thành lượng mới tương ứng.
- C.Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm.
- D.Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 20572
Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?
- A.Ăn cây nào rào cây nấy.
- B.Người có lúc vinh lúc nhục.
- C.Giấy rách phải giữ lấy lề.
- D.Thuyền to gió lớn.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 20574
Trong các câu tục ngữ dưới đây,câu nào có yếu tố biện chứng?
- A.Ăn cháo đá bát.
- B.Có công mài sắt có ngày nên kim.
- C.Xem mặt mà bắt hình dong.
- D.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 20576
Định nghĩa nào dưới đây là đúng về triết học?
- A.Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới ,về vị trí của con người trong thế giới.
- B.Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới đó.
- C.Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó.
- D.Triết học là hệ thống các quan diểm lí luận chung nhất về giới tự nhiên xã hội và tư duy
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 20578
Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về sự phát triển?
- A.Cần tránh thái độ thành kiến, bảo thủ về cái mới.
- B.Cần xem xét ủng hộ cái mới cái tiến bộ.
- C.Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.
- D.Sự phát triển diễn ra quanh co ,phức tạp,không dễ dàng.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 20579
Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là
- A.độ và điểm nút.
- B.điểm nút và bước nhảy.
- C.chất và lượng.
- D.vận động và đứng im.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 20581
Trong triết học ,độ của sự vật hiện tượng là giới hạn mà trong đó
- A.chưa có sự biến đổi nào xảy ra.
- B.sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật.
- C.sự biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng.
- D.sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 20583
Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật ,hiện tượng là quá trình
- A.phủ định cái mới.
- B.phủ định quá khứ.
- C.phủ định cái cũ.
- D.phủ định của phủ định
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 20585
Sự vận động đi lên ,cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn ,hoàn thiện hơn, đó là
- A.khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
- B.cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng.
- C.nguồn gốc vận động ,phát triển của sự vật và hiện tượng.
- D.nguyên nhân vận động ,phát triển của sự vật và hiện tượng.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 20587
Bác Hồ đã từng nói : “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn chỉ là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là
- A.mục đích của nhận thức.
- B.cơ sở của nhận thức.
- C.động lực của nhận thức.
- D.tiêu chuẩn của nhận thức.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 20589
Thực tiễn là động lực của nhận thức vì
- A.luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới.
- B.luôn cải tạo hiện thực khách quan.
- C.luôn hoàn thiện những kiến thức chưa đầy đủ.
- D.kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm của nhận thức.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 20592
Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức.
- A.Học tài liệu sách giáo khoa.
- B.Làm kế hoạch nhỏ.
- C.Làm từ thiện.
- D.Tham quan du lịch.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 20594
Trong những câu dưới đây,câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
- A.Học thầy không tầy học bạn.
- B.Ăn vóc học hay.
- C.Mưa dầm thấm lâu.
- D.Góp gió thành bão.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 20596
Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước ,cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào là nội dung
- A.vấn đề cơ bản của triết học.
- B.mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
- C.mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học.
- D.khái niệm vấn đề cơ bản của triết học.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 20598
Giá trị của các tri thức khoa học chỉ được xác định khi nó được
- A.mọi người công nhận.
- B.nhiều người quan tâm.
- C.vận dụng vào thực tiễn.
- D.đưa vào trong sách vở.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 20599
Dựa vào quy luật lượng - chất để lí giải tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường tan vỡ?
- A.Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực.
- B.Trình độ các cô dâu Việt Nam còn thấp.
- C.Do không hòa hợp được về văn hóa.
- D.Người nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 20601
Một lần, Newton trông thấy quả táo rụng từ trên cây xuống, ông liền nghĩ đến những nguyên nhân về sự rơi của các vật và tìm ra sức hút của trái đất. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
- A.Tiêu chuẩn của chân lý.
- B.Động lực.
- C.Mục đích.
- D.Cơ sở.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 20603
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí?
- A.Cá không ăn muối cá ươn,
- B.Học thầy không tày học bạn
- C.Con hơn cha là nhà có phúc.
- D.Ăn vóc học hay.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 20605
Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
- A.Làm kế hoạch nhỏ.
- B.Làm từ thiện.
- C.Học tài liệu sách giáo khoa.
- D.Tham quan du lịch.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 20607
Để chất mới ra đời nhất thiết phải
- A.tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng.
- B.tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định.
- C.tích lũy dần về lượng.
- D.tạo ra sự biến đổi về lượng.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 20609
Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dọn vệ sinh khu tượng đài liệt sĩ”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A.Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.
- B.Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định.
- C.Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia.
- D.Lờ đi, coi như không biết.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 20611
Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc là mục tiêu của
- A.chủ nghĩa tư bản.
- B.chủ nghĩa xã hội.
- C.chủ nghĩa cộng sản.
- D.chủ nghĩa thực dân.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 20613
Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?
- A.Tham gia dọn sạch định trên đường.
- B.Đấu tranh ngăn chặn, xử lý những kẻ rải đinh.
- C.Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
- D.Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”,
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 20614
Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nước ta trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1975 diễn ra như thế nào?
- A.Đơn giản, thẳng tắp
- B.Quanh co, đơn giản.
- C.Nhanh chóng, thẳng tắp.
- D.Quanh co, phức tạp.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 20615
Nhận thức cảm tình đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm
- A.bên ngoài sự vật.
- B.bên trong sự vật.
- C.không cơ bản của sự vật.
- D.cơ bản của sự vật.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 20616
Câu nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?
- A.Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì.
- B.Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.
- C.Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- D.Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử.