Đề cương ôn thi giữa HK1 môn Toán 10 năm học 2019 - 2020

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 1546

    Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề:

    a) Huế là một thành phố của Việt Nam.                      

    b) Sông Hương chảy ngang qua thành phố Huế.

    c) Hãy trả lời câu hỏi này !                                          

    d) 5 + 19 = 24

    e) 6 + 81 = 2                                                                

    f) Bạn có rỗi tối nay không ?

    g) x + 2 = 11

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 1547

    Cho mệnh đề P(x) = \(\forall x \in R,{x^2} + x + 1 > 0\). Mệnh đề phủ định của mệnh đề của P(x) là:

    • A. "\(\forall x \in R,{x^2} + x + 1 < 0\)"
    • B."\(\forall x \in R,{x^2} + x + 1 \le 0\)"
    • C."\(\exists x \in R,{x^2} + x + 1 \le 0\)"
    • D."Không tồn tại \(x \in R,{x^2} + x + 1 > 0\)"
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 1548

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

    • A.\(\forall n \in N,{n^2} + 1\) không chia hết cho 3.
    • B.\(\forall x \in R,|x| < 3 \Leftrightarrow x < 3\)
    • C.\(\forall x \in R,{\left( {x - 1} \right)^2} \ne x - 1\)
    • D.\(\exists n \in N,{n^2} + 1\) chia hết cho 4. 
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 1549

    Cho tập \(X = \left\{ {x \in N\left| {\left( {{x^2} - 4} \right)\left( {x - 1} \right)\left( {2{x^2} - 7x + 3} \right) = 0} \right.} \right\}.\) Tính tổng S các phần tử của tập X

    • A.S = 4
    • B.\(S = \frac{9}{2}.\)
    • C.S = 5
    • D.S = 6
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 1550

    Trong các tập hợp sau, tập nào khác rỗng?

    • A.\(\{ x \in R\;|{x^2} + 2x + 15 = 0\} .\)
    • B.\(\{ x \in R\;|{x^2}({x^2} + 3) = 0\} .\)
    • C.\(\{ x \in Z\;|({x^2} - 2)({x^2} + 4) = 0\} .\)
    • D.\(\{ x \in Q\;|2{x^2} - 6 = 0\} .\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 1551

    Cho tập \(A = \{ 2;\;4;\;6;\;8;\;10\} \). Câu nào dưới đây đúng?

    • A.Số tập con của A chứa 1 số 2 là 4.
    • B.Số tập con của A gồm có 2 phần tử là 9.
    • C.Số tập con của A gồm có 3 phần tử là 6.
    • D.Số tập con của A là 32.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 1552

    Cho \(A = \left\{ {x \in R\left| {\left( {{x^2} - 7x + 6} \right)\left( {{x^2} - 4} \right) = 0} \right.} \right\},B = \left\{ {x \in Z\left| { - 3 < x < \sqrt {17} } \right.} \right\}\), \(C = \left\{ {x \in N\left| {{x^3} - x = 0} \right.} \right\}.\) Khi đó tập \(A \cap B \cap C\)

    • A.\(A \cap B \cap C = \left\{ { - 2; - 1;0;1;2;3;4} \right\}.\)
    • B.\(A \cap B \cap C = \left\{ { - 2;2;6} \right\}.\)
    • C.\(A \cap B \cap C = \left\{ 1 \right\}.\)
    • D.\(A \cap B \cap C = \left\{ { - 2;2;1;6} \right\}.\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 1553

    Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {x \in R\left| {(2{x^2} - 7x + 5)(x + 2) = 0} \right.} \right\},B = \left\{ {x \in Z\left| { - 3 < 2x + 1 < 7} \right.} \right\}\), khi đó

    • A.\(A \cup B = \left\{ {1;\frac{5}{2}; - 2} \right\}.\)
    • B.\(A \cup B = \left\{ { - 2; - 1;0;1;2;\frac{5}{2}} \right\}.\)
    • C.\(A \cup B = \left\{ { - 1;0;1;2} \right\}.\)
    • D.\(A \cup B = \emptyset \)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 1554

    Cho \(A = \left\{ {x \in R\left| {\left( {{x^2} - 7x + 6} \right)\left( {{x^2} - 4} \right) = 0} \right.} \right\},B = \left\{ {x \in Z\left| { - 1 < x < \sqrt {19} } \right.} \right\};C = \left\{ {x \in Z\left| {{x^2} - 3x + 2 = 0} \right.} \right\}.\) Khi đó tập số tập con có 2 phần tử của tập \(A\backslash (B \cup C)\)

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 1555

    Trong số 50 học sinh của lớp 10A có 15 bạn được xếp loại học lực giỏi, 25 bạn được xếp loại hạnh kiểm tốt, trong đó có 10 bạn vừa được học sinh giỏi vừa được hạnh kiểm tốt. Khi đó lớp 10A có bao nhiêu bạn được khen thưởng, biết rằng muốn được khen thưởng bạn đó phải có học lực giỏi hay hạnh kiểm tốt.

    • A.25
    • B.20
    • C.35
    • D.30
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 1556

    Tập hợp \(\left[ { - 2;3} \right]\backslash \left[ {1;5} \right]\) bằng tập hợp nào sao đây?

    • A.(-2;1)
    • B.(-2;1]
    • C.(-3;-2)
    • D.[-2;1)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 1557

    Cho hai tập hợp: \(A = \left[ {2m - 1; + \infty } \right),B = \left( { - \infty ;m + 3} \right].A \cap B \ne \emptyset \) khi và chỉ khi

    • A.\(m \le 4\)
    • B.\(m \le 3\)
    • C.\(m \le - 4\)
    • D.\(m \ge  - 4\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 1558

    Cho \(A = \left( { - \infty ; - 2} \right];\;B = \left[ {3; + \infty } \right);\;C = \left( {0;4} \right)\). Khi đó, \(\left( {A \cup B} \right) \cap C\) là:

    • A.[3;4]
    • B.\(\left( { - \infty ; - 2} \right] \cup \left( {3; + \infty } \right).\)
    • C.[3;4)
    • D.\(\left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left[ {3; + \infty } \right).\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 1559

    Mệnh đề nào sau đây sai?

    • A.\(\left[ { - 1;7} \right] \cap \left( {7;10} \right) = \emptyset .\)
    • B.\(\left[ { - 2;4} \right) \cup \left[ {4; + \infty } \right) = \left( { - 2; + \infty } \right).\)
    • C.\(\left[ { - 1;5} \right]\backslash \left( {0;7} \right) = \left[ { - 1;0} \right).\)
    • D.\(R\backslash \left( { - \infty ;3} \right] = \left( {3; + \infty } \right).\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 1560

    Cho giá trị gần đúng của \(\frac{3}{7}\) là 0,429. Sai số tuyệt đối của số 0,429 là:

    • A.0,0001
    • B.0,0002
    • C.0,0004
    • D.0,0005
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 1561

    Độ dài các cạnh của một đám vườn hình chữ nhật là \(x = 7,8m \pm 2cm\) và \(y = 25,6m \pm 4cm\). Cách viết chuẩn của diện tích (sau khi quy tròn) là:

    • A.\(199{m^2} \pm 0,8{m^2}\)
    • B.\(199{m^2} \pm 1{m^2}\)
    • C.\(200{m^2} \pm 1c{m^2}\)
    • D.\(200{m^2} \pm 0,9{m^2}\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 1562

    Điểm nào sau đây không thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {{x^2} - 4x + 4} }}{x}.\)

    • A.A(1;1)
    • B.B(2;0)
    • C.\(C\left( {3;\frac{1}{3}} \right).\)
    • D.D(-1;-3)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 1563

    Trong các hàm số nào sau đây, hàm số nào là hàm số lẻ?

    • A.\(y = {x^{2018}} - 2017.\)
    • B.\(y = \sqrt {2x + 3} .\)
    • C.\(y = \sqrt {3 + x}  - \sqrt {3 - x} .\)
    • D.\(y = \left| {x + 3} \right| + \left| {x - 3} \right|.\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 1564

    Tập xác định của hàm số \(y = 3{x^2} - 6 + \frac{{3x}}{{x - 2}} - 2{x^2}\sqrt {2x + 3} \) là:

    • A.\(D = \left( { - \frac{3}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 2 \right\}\)
    • B.\(D = \left[ { - \frac{3}{2}; + \infty } \right)\)
    • C.\(D = \left[ { - \frac{3}{{2;}}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 2 \right\}\)
    • D.\(D = R\backslash \left\{ 2 \right\}\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 1565

    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \sqrt {x - m}  + \sqrt {2x - m - 1} \) xác định trên \(\left( {0; + \infty } \right).\)

    • A.\(m \le 0.\)
    • B.\(m \ge 0.\)
    • C.\(m \le 1.\)
    • D.\(m \le -1.\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 1566

    Tìm m để đồ thị hàm số \(y = {x^3} - ({m^2} - 9){x^2} + (m + 3)x + m - 3\) nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.

    • A.m = 3
    • B.m = 4
    • C.m = 1
    • D.m = 2
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 1567

    Hàm số y = (‒ 2+ m)x + 3m đồng biến khi :

    • A.m > 0
    • B.m < 2
    • C.m = 2
    • D.m > 2
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 1568

    Đồ thị hàm số \(y = x - 2m + 1\) tạo hệ trục tam giác có diện tích bằng \(\frac{{25}}{2}\). Khi đó m bằng:

    • A.m = 2, m = 3
    • B.m = 2, m = 4
    • C.m = - 2, m = 3
    • D.m = - 2
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 1569

    Hình vẽ sau đây là đồ thị của hàm số nào?

    • A.y = |x|
    • B.y = |x| + 1
    • C.y = 1 – |x|
    • D.y = |x| – 1
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 1570

    Giả sử J(x;y) là giao điểm duy nhất của hai đường thẳng \(mx + 2my = m + 1;x + \left( {m + 1} \right)y = 2\). Tập hợp S bao gồm tất cả các giá trị của m để J nằm trên đường tròn tâm O(0;0), bán kính \(R = \sqrt 5 \). Tính tổng các phần tử của S. 

    • A.1
    • B.- 2
    • C.- 0,5
    • D.3
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 1571

    Tìm hàm số có đồ thị như hình vẽ dưới đây:

    • A.\(y = \left| {x - 3} \right| - \left| x \right| + x\)
    • B.\(y = \left| {3x - 2} \right| - \left| {x + 1} \right| - x\)
    • C.\(y = x + \left| {x - 2} \right| - \left| {x + 2} \right|\)
    • D.\(y = \left| {2x - 1} \right| - 2x + \left| x \right|\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 1572

    Parabol y = ax2 + bx + c đi qua A(0; -1), B(1; -1), C(-1; 1) có phương trình là:

    • A.y = x2 - x -1
    • B.y = x2 + x -1
    • C.y = x2 + x + 1
    • D.y = x2 - x + 1
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 1573

    Cho (P): \(y = 2{x^2} + 4x - 6\). Tọa độ đỉnh I là ?

    • A.(-1;-8)
    • B.(2;10)
    • C.(1;0)
    • D.(-2;-6)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 1574

    Cho hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\). Có đồ thị như hình vẽ dưới đây.Hỏi mệnh đề nào đúng?

    • A.\(a < 0,b > 0,c < 0\)
    • B.\(a < 0,b < 0,c > 0\)
    • C.\(a < 0,b < 0,c < 0\)
    • D.\(a > 0,b > 0,c < 0\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 1575

    Hỏi có bao nhiêu giá trị m nguyên trong nửa khoảng (0;2017] để phương trình \(\left| {{x^2} - 4} \right|x\left| { - 5} \right| - m = 0\) có hai nghiệm phân biệt?

    • A.2016
    • B.2008
    • C.2009
    • D.2017
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 1576

    Hỏi có bao nhiêu giá trị m nguyên trong nửa khoảng [-10;4) để đường thẳng \(d:y =  - \left( {m + 1} \right)x + m + 2\) cắt parabol \(\left( P \right):y = {x^2} + x - 2\) tại hai điểm phân biệt nằm về cùng một phía đối với trục tung?

    • A.6
    • B.5
    • C.7
    • D.8
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 1577

    Phát biểu nào sau đây là đúng

    • A.Hai vectơ có độ dài bằng nhau thì chúng bằng nhau 
    • B.Hiệu của 2 vectơ có độ dài bằng nhau là \(\overrightarrow 0 \)
    • C.Hai vectơ cùng phương với 1 vectơ thứ ba (khác \(\overrightarrow 0 \)) thì 2 vectơ đó cùng phương với nhau
    • D.Hai vectơ cùng phương với 1 vectơ thứ ba  thì 2 vectơ đó cùng phương với nhau
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 1578

    Cho hình bình hành ABCD gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC, có bao nhiêu vecơ (khác \(\overrightarrow 0 \)) cùng hướng với \(\overrightarrow {NC} \)

    • A.5
    • B.3
    • C.11
    • D.12
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 1579

    Cho \(\overrightarrow {AB} \) khác \(\overrightarrow 0\) và cho điểm C. Có bao nhiêu điểm D thỏa \(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {CD} \)

    • A.Vô số 
    • B.1 điểm 
    • C.2 điểm 
    • D.Không có điểm nào
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 1580

    Cho 5 điểm bất kỳ A, B, C, D, O: \(\overrightarrow x  = \overrightarrow {CD}  + \overrightarrow {DA}  + \overrightarrow {AO}  + \overrightarrow {OC} \)

    • A.\(\overrightarrow x  = \overrightarrow {CB} \)
    • B.\(\overrightarrow x  = \overrightarrow {BC} \)
    • C.\(\overrightarrow x  = \overrightarrow {CA} \)
    • D.\(\overrightarrow x  = \overrightarrow 0 \)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 1581

    Khẳng định nào sau đây SAI?

    • A.Vectơ–không là vectơ có nhiều giá. 
    • B.Hai vectơ cùng phương thì chúng cùng hướng
    • C.Hai vectơ cùng hướng thì chúng cùng phương
    • D.Điều kiện cần và đủ để 2 vectơ bằng nhau là chúng cùng hướng và có độ dài bằng nhau.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 1582

    Cho hình bình hành ABCD, với giao điểm hai đường chéo là I. Chọn mệnh đề đúng:

    • A.\(\overrightarrow {AB}  - \overrightarrow {IA}  = \overrightarrow {BI} \)
    • B.\(\overrightarrow {BA}  + \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {DB}  = \overrightarrow 0 \)
    • C.\(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {DC}  = \overrightarrow 0 \)
    • D.\(\overrightarrow {AC}  - \overrightarrow {BD}  = \overrightarrow 0 \)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 1583

    Xét các phát biểu sau:

          (1) Điều kiện cần và đủ để C là trung điểm của đoạn AB là \(\overrightarrow {AB}  =  - 2\overrightarrow {CA} \)

          (2) Điều kiện cần và đủ để C là trung điểm của đoạn AB là \(\overrightarrow {CB}  + \overrightarrow {CA}  = \overrightarrow 0 \)

          (3) Điều kiện cần và đủ để M là trung điểm của đoạn PQ là \(\overrightarrow {QP}  = 2\overrightarrow {PM} \)

    Trong các câu trên, thì:

    • A.Câu (1) và câu (3) là đúng.
    • B.Câu (1) là sai
    • C.Chỉ có câu (3) sai 
    • D.Không có câu nào sai.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 1584

    Cho tam giác ABC, trọng tâm là G. Phát biểu nào là đúng?

    • A.\(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC}  = \left| {\overrightarrow {AC} } \right|\)
    • B.\(\left| {\overrightarrow {GA} } \right| + \left| {\overrightarrow {GB} } \right| + \left| {\overrightarrow {GC} } \right| = 0\)
    • C.\(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC} } \right| = \overrightarrow {AC} \)
    • D.\(\left| {\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC} } \right| = 0\)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 1585

    Cho các điểm phân biệt A, B, C. Đẳng thức nào sau đây đúng ?

    • A.\(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {CB}  + \overrightarrow {CA} \)
    • B.\(\overrightarrow {BA}  = \overrightarrow {CA}  + \overrightarrow {BC} \)
    • C.\(\overrightarrow {BA}  = \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {AC} \)
    • D.\(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {CA} \)
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 1586

    Cho tam giác ABC vuông cân đỉnh C, \(AB = \sqrt 2 \). Tính độ dài của \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} .\)

    • A.\(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} } \right| = \sqrt 5 .\)
    • B.\(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} } \right| = 2\sqrt 5 .\)
    • C.\(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} } \right| = \sqrt 3 .\)
    • D.\(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} } \right| = 2\sqrt 3 .\)
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 1587

    Cho hình chữ nhật ABCD, gọi O là giao điểm của AC và BD, phát biểu nào là đúng?

    • A.\(\overrightarrow {OA}  = \overrightarrow {OB}  = \overrightarrow {OC}  = \overrightarrow {OD} \)
    • B.\(\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {BD} \)
    • C.\(\left| {\overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC}  + \overrightarrow {OD} } \right| = \overrightarrow 0 \)
    • D.\(\overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {DA}  = \overrightarrow {AB} \)
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 1588

    Cho tam giác ABC. Tập hợp những điểm M sao cho: \(\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MC}  + \overrightarrow {MB} } \right|\) là

    • A.M nằm trên đường trung trực của BC
    • B.M nằm trên đường tròn tâm I, bán kính R = 2AB với I nằm trên cạnh AB sao cho IA = 2IB.
    • C.M nằm trên đường trung trực của IJ với I, J lần lượt là trung điểm của AB và BC.
    • D.M nằm trên đường tròn tâm I, bán kính R = 2AC với I nằm trên cạnh AB sao cho IA = 2IB.
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 1589

    Cho ba lực \({\overrightarrow F _1} = \overrightarrow {MA} ,{\overrightarrow F _2} = \overrightarrow {MB} ,{\overrightarrow F _3} = \overrightarrow {MC} \) cùng tác động vào một vật tại điểm M và vật đứng yên. Cho biết cường độ của \({\overrightarrow F _1},{\rm{ }}{\overrightarrow F _2}\) đều bằng 50N và góc \(\overrightarrow {CI}  = \overrightarrow {CA}  - 3\overrightarrow {CB} \). Khi đó cường độ lực của \(\overrightarrow {CI}  = \frac{1}{2}\left( {3\overrightarrow {CB}  - \overrightarrow {CA} } \right)\) là:

    • A.\(100\sqrt 3 N\)
    • B.\(25\sqrt 3 N\)
    • C.\(50\sqrt 3 N\)
    • D.\(50\sqrt 2 N\)
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 1590

    Cho hình bình hành ABCD tâm O. Chọn đẳng thức đúng:

    • A.\(\overrightarrow {BO}  + \overrightarrow {OA}  = \overrightarrow {BA} \)
    • B.\(\overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC}  = \overrightarrow {BC} \)
    • C.\(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB} \)
    • D.\(\overrightarrow {OC}  + \overrightarrow {DO}  = \overrightarrow 0\)
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 1591

    Cho các điểm phân biệt A, B, C. Đẳng thức nào sau đây đúng?

    • A.\(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {CA} \)
    • B.\(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {BC}  - \overrightarrow {CA} \)
    • C.\(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {AC} \)
    • D.\(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {CB} \)
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 1592

    Cho bốn điểm A, B, C, D tùy ý. Khi đó

    • A.\(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {CD}  = \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {BC} \)
    • B.\(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {CD}  = \overrightarrow {DA}  + \overrightarrow {CB} \)
    • C.\(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {CD}  = \overrightarrow {DA}  + \overrightarrow {BC} \)
    • D.\(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {CD}  = \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {CB} \)
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 1593

    Tính tổng \(\overrightarrow {MN}  + \overrightarrow {PQ}  + \overrightarrow {RN}  + \overrightarrow {NP}  + \overrightarrow {QR} \) ta được vectơ

    • A.\(\overrightarrow {MR} \)
    • B.\(\overrightarrow {MQ} \)
    • C.\(\overrightarrow {MN} \)
    • D.\(\overrightarrow {MP} \)
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 1594

    Điều kiện nào là điều kiện cần và đủ để I là trung điểm của đoạn thẳng AB ?

    • A.IA = IB
    • B.\(\overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {IB}  = \overrightarrow 0 \)
    • C.\(\overrightarrow {IA} -\overrightarrow {IB}  = \overrightarrow 0 \)
    • D.\(\overrightarrow {IA}  = \overrightarrow {IB} \)
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 1595

    Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A với M là trung điểm của BC . Câu nào sau đây đúng? 

    • A.\(\overrightarrow {MB}  =  - \overrightarrow {MC} \)
    • B.\(\overrightarrow {AM}  = \overrightarrow {MB}  = \overrightarrow {MC} \)
    • C.\(\overrightarrow {MB}  =  \overrightarrow {MC} \)
    • D.\(\overrightarrow {AM}  = \frac{1}{2}\overrightarrow {BC} \)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?