Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế Vĩ mô - Chương 5

Câu hỏi Trắc nghiệm (25 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 204802

     Để kích thích tổng cầu, NHTW có thể?

    • A.Mua trái phiếu chính phủ.
    • B.Giảm lãi suất chiết khấu.
    • C.Nới lỏng điềukiện tín dụng.
    • D.Tất cả các câu trên.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 204803

    Nhằm hạn chế đầu tư, NHTW có thể ?

    • A.Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
    • B.Giảm lãi suất chiết khấu.
    • C.Thắt chặt điều kiện tín dụng.
    • D.a và c
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 204804

    Để hạ thấp lãi suất, NHTW có thể?

    • A. Mua trái phiếu chính phủ.
    • B.Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
    • C.Giảm lãi suất chiết khấu.
    • D.Tất cả các câu trên.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 204805

     Để giảm tổng cầu, NHTW có thể?

    • A.Thu hẹp lượng cung tiền và tăng lãi suất.
    • B.Mở rộng cung tiền và giảm lãi suất.
    • C.Thu hẹp cung tiền và giảm lãi suất.
    • D.Mở rộng cung tiền và tăng lãi suất.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 204806

    Điều nào sau đây không xảy ra nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ?

    • A.Dự trữ của các ngân hàng tăng lên.
    • B.Lượng cung tiền tăng.
    • C.Lãi suất ngân hàng tăng lên.
    • D.Điều kiện tín dụng được nới lỏng.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 204807

    Dự trữ của các NHTM giảm xuống có thể là doo quốc phòng.

    • A.Các hộ gia đình quyết định giữ ít tiền mặt hơn.
    • B.NHTW bán trái phiếu chính phủ.
    • C. Lãi suất ngân hàng giảm.
    • D.NHTW mua trái phiếu chính phủ.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 204808

    Số nhân tiền tệ có thể được tính bằng?

    • A.Thay đổi của lượng cung tiền chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
    • B.Thay đổi của lượng tiền giấy có thể chuyển đổi chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
    • C.Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng tiền mặt nằm trong tay các hộ gia đình.
    • D.Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng cung tiền.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 204809

    Nhân tố nào sau đây không gây ảnh hưởng đến lượng tiền cơ sở?

    • A.Một NHTM chuyển số tiền mặt nằm trong két của họ vào tài khoản tiền gửi tại NHTW.
    • B.NHTW mua trái phiếu chính phủ từ một NHTM.
    • C.NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
    • D.NHTW bán trái phiếu chính phủ cho một NHTM.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 204810

    Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở sẽ làm?

    • A.Dự trữ của NHTM tăng lên và vì thế mà làm tăng lượng tiền cơ sở.
    • B.Dự trữ của NHTM giảm xuống và vì thế mà làm giảm lượng tiền cơ sở.
    • C.Dự trữ của các NHTM tăng lên và vì thế làm giảm lượng tiền cơ sở.
    • D.Dự trữ của cácNHTM giảm đi và vì thế làm tăng lượng tiền cơ sở.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 204811

    Nhân tố nào dưới đây có tác động đến lượng tiền cơ sở?

    • A.Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng.
    • B. Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHTW.
    • C. Một cá nhânmua trái phiếu chính phủ từ NHTW.
    • D.Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi ch
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 204812

    Các ngân hàng có xu hướng giảm tỉ lệ dự trữ đến mức tối thiểu vì?

    • A.Dự trữ không có lãi suất.
    • B.Dự trữ lớn hơn có nghĩa khả năng thanh khoản thấp hơn.
    • C.tiền gửi là tài sản của ngân hàng, còn dự trữ thì không.
    • D.Tỉ lệ dự trữ càng lớn thì vị thế của ngân hàng càng yếu.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 204813

    Giá trị của số nhân tiền?

    • A.Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi
    • B.Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ
    • C.Do NHTW trực tiếp điều tiết
    • D.Tăng khi tỉ lệ dự trữ giảm.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 204814

    Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỉ lệ tiền mặt càng nhỏ thì?

    • A.Tỉ lệ dự trữ càng lớn.
    • B.Số nhân tiền càng nhỏ.
    • C.Số nhân tiền càng lớn.
    • D.Cơ sở tiền càng nhỏ.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 204815

    Thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền là?

    • A.Lãi suất thực tế.
    • B.Tiền mặt không được trả lãi.
    • C.Tỉ lệ lạm phát.
    • D.Lãi suất danh nghĩa.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 204816

    Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là?

    • A.Để giao dịch.
    • B.Để dự phòng.
    • C.Để chuyển sức mua sang tương lai.
    • D.Giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 204817

    Nếu bạn mang tiền khi đến lớp để phòng trường hợp giáo viên yêu cầu phải mua ngay tài liệu, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào?

    • A.Cầu dự phòng về tiền.
    • B.Cầu đầu cơ về tiền.
    • C.Cầu giao dịch về tiền.
    • D. Không phải các động cơ trên.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 204818

    Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi?

    • A.Lãi suất không thay đổi.
    • B.GDP thực tế không thay đổi.
    • C.Cung tiền bằng với cầu tiền.
    • D.Câu 1 và 3 đúng.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 204819

     Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang?

    • A.Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
    • B.Trái và lãi suất sẽ giảm đi.
    • C.Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
    • D.Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 204820

    Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến vị trí của đường cung tiền?

    • A.Quyết định chính sách của NHTW.
    • B.Lãi suất.
    • C.Quyết định cho vay của các NHTM.
    • D. Hoạt động thị trường mở
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 204821

    Với các yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi?

    • A.Chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp hơn.
    • B.Thu nhập cao hơn.
    • C.Mức giá cao hơn.
    • D.Tất cả các câu trên đúng.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 204822

    Lý thuyết ưa thích thanh khoản về lãi suất của Keynes cho rằng lãi suất được quyết định bởi?

    • A.Cung và cầu vốn.
    • B.Cung và cầu tiền và giảm lãi suất.
    • C.Cung và cầu lao động.
    • D.Tổng cung và tổng cầu.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 204823

    Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục hoành là lượng tiền, việc cắt giảm lãi suất?

    • A.Làm tăng lượng cầu tiền.
    • B.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
    • C.Làm giảm lượng cầu tiền.
    • D.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 204824

    Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục hoành là lượng tiền, tăng lãi suất?

    • A.Làm tăng lượng cầu tiền.
    • B. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
    • C.Làm giảm lượng cầu tiền.
    • D.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 204825

    Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá tăng?

    • A.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
    • B.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
    • C. Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
    • D.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 204826

    Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá giảm?

    • A.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
    • B.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
    • C.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
    • D.Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?