Câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ sở Văn Hóa Việt Nam - Chương 4

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 206561

    Hệ thống chùa Tứ Pháp vốn là những đền miếu dân gian thờ các vị thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, gồm?

    • A.Thần Mây – Thần Mưa – Thần Gió – Thần Sấm.
    • B.Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Chớp.
    • C.Bà Trời – Bà Đất – Bà Nước – Bà Chúa Xứ
    • D.Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Sét.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 206562

    Tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của người Việt, thờ bốn vị ?

    • A.Vua Hùng, Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa
    • B.Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
    • C.Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử , Liễu Hạnh
    • D.Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 206563

    Trong tục thờ Tứ bất tử, Chử Đồng Tử là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt ?

    • A.Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
    • B.Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
    • C.Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
    • D.Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 206564

    Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt (gần như trở thành một thứ tôn giáo) là ?

    • A.Tín ngưỡng phồn thực
    • B.Tín ngưỡng thờ Mẫu
    • C.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
    • D.Tục thờ Tứ bất tử
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 206565

    Chế độ mẫu hệ đã làm “nguyên lý Mẹ” ăn sâu trong tâm tí và tính cách của người Việt, thể hiện độc đáo trong đời sống tâm linh qua ?

    • A.Tín ngưỡng phồn thực
    • B.Tín ngưỡng thờ Mẫu
    • C.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
    • D.Tục thờ Tứ bất tử
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 206566

    Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên của người Việt, loài thực vật nào được tôn sùng và được thờ cúng nhiều nhất ?

    • A.Cây Lúa
    • B.Cây Đa
    • C.Cây Dâu
    • D.Quả Bầu
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 206567

    Vị thần quan trọng nhất trong các làng quê Việt Nam, có vai trò cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng là ?

    • A.Thành Hoàng
    • B.Thổ Công
    • C.Thổ Địa
    • D.Thần Tài
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 206568

    Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là ?

    • A.Linga và yoni
    • B.Biểu tượng về sinh thực khí
    • C.Hành vi giao phối
    • D.Sinh thực khí nam nữ và hành vi giao phối
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 206569

    Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là ?

    • A.Cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả năm
    • B.Làm ma thuật để truyền sinh cho mùa màng
    • C.Cầu cho đông con, nhiều cháu
    • D.Cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 206570

    Trong phạm vi gia đình, vị thần canh giữ gia cư, chống lại ma quỷ quấy nhiễu và mang may mắn đến cho gia đình là ?

    • A.Thành Hoàng
    • B.Thổ Công
    • C.Tổ Sư
    • D.Thần Tài
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 206571

    Năm 1572, vua Lê Anh Tông ra lệnh sưu tầm và soạn ra thần tích của Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong thần. Các vị Thành Hoàng được vua ban sắc phong được gọi chung là ?

    • A.Thượng đẳng thần
    • B.Trung đẳng thần
    • C.Hạ đẳng thần
    • D.Phúc thần
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 206572

    Tà thần là những người có lý lịch không hay ho gì (trẻ con, người ăn mày, người ăn trộm, người chết trôi…) nhưng vẫn được người dân thờ làm Thành Hoàng làng vì ?

    • A.Thần giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
    • B.Thần chết vào giờ thiêng nên ra oai tác quái, khiến dân làng nể sợ.
    • C.Thần bảo trợ cho dân làng khỏi thiên tai, dịch bệnh.
    • D.Đây là một tín ngưỡng truyền thống có từ lâu đời.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 206573

    Dân gian có câu : “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Vị thánh trong câu ca dao trên là vị nào ?

    • A.Thành Hoàng
    • B.Thổ Công
    • C.Thổ Địa
    • D.Thần Tài
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 206574

    Những thói quen, những nếp sống có ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng dân tộc đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được đa số mọi người thừa nhận và làm theo gọi là ?

    • A.Tín ngưỡng
    • B.Tôn giáo
    • C.Phong tục
    • D.Tập quán
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 206575

    Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu ?

    • A.Quyền lợi của làng xã
    • B.Quyền lợi của gia tộc
    • C.Sự phù hợp của đôi trai gái
    • D.Sự phù hợp giữa mẹ chồng - nàng dâuư
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 206576

    Tục “giã cối đón dâu” của người Việt trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có ý nghĩa ?

    • A.Cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu.
    • B.Cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
    • C.Cầu chúc cho đại gia đình trên thuận dưới hòa.
    • D.Chúc cho cô dâu đảm đang, tháo vát, làm lợi cho gia đình nhà chồng.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 206577

    Tính pháp lý của hôn nhân cổ truyền được chính quyền làng xã công nhận bằng tập tục ?

    • A.Thách cưới
    • B.Nộp tiền cheo
    • C.Ông mai bà mối
    • D.Bái yết gia tiên
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 206578

    Câu tục ngữ “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản ánh ?

    • A.Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng
    • B.Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ cư.
    • C.Tâm lý trọng tình trọng nghĩa
    • D.Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 206579

    Tục lệ nào sau đây được tiến hành trong lễ hợp cẩn để cầu chúc cho hai vợ chồng mới cưới luôn gắn bó yêu thương nhau ?

    • A.Tục trao cho nhau nắm đất và gói muối
    • B.Mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm
    • C.Tục giã cối đón dâu
    • D.Tục uống rượu, ăn cơm nếp
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 206580

    Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng và đôi đũa. Những lễ vật này có ý nghĩa ?

    • A.Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại
    • B.Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết
    • C.Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia
    • D.Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 206581

    Trong các nghi thức của đám tang, lễ phạn hàm là lễ ?

    • A.Tắm rửa cho người chết
    • B.Bỏ tiền và nhúm gạo nếp vào miệng người chết
    • C.Đặt tên thụy cho người chết
    • D.Khâm liệm cho người chết
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 206582

    Trong đám tang, tại sao chắt, chút khi để tang cho cụ, kị lại đội khăn đỏ, khăn vàng ?

    • A.Vì màu đỏ, màu vàng là những màu tốt trong ngũ hành.
    • B.Vì đó là một sự mừng, là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu, nhiều con cháu.
    • C.Vì đó là cách để phân biệt tôn ti trật tự trong gia đình
    • D.Vì đó là sản phẩm của triết lý âm dương trong nền văn hóa nông nghiệp.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 206583

    Về loại số, theo triết lý âm dương, những thứ liên quan đến người chết (hoa cúng, lạy trước quan tài…) đều phải sử dụng ?

    • A.Số lẻ
    • B.Số chẵn
    • C.Cả hai ý trên đều đúng
    • D.Cả hai ý trên đều sai
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 206584

    Nói về lễ hội, nhận định nào sau đây là không đúng ?

    • A.Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ.
    • B.Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
    • C.Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.
    • D.Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, lễ thức cúng tế…) và phần hội (các trò diễn, trò chơi dân gian…).
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 206585

    Lễ hội cổ truyền thường diễn ra vào những mùa nào trong năm ?

    • A.Mùa xuân và mùa hạ
    • B.Mùa xuân và mùa thu
    • C.Mùa xuân và mùa đông
    • D.Tất cả các mùa
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 206586

    Người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp. Đặc điểm này thể hiện trong thói quen ?

    • A.Thích thăm viếng, hiếu khách
    • B.Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
    • C.Tế nhị, ý tứ trong giao tiếp
    • D.Xem trọng nghi thức giao tiếp
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 206587

    Thói quen nói chuyện “vòng vo tam quốc”, luôn đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt ?

    • A.Trọng danh dự
    • B.Tế nhị, ý tứ
    • C.Trọng tình cảm
    • D.Trọng nghi thức
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 206588

    Câu ca dao “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt ?

    • A.Tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận
    • B.Đắn đo, cân nhắc kỹ càng khi nói
    • C.Thiếu tính quyết đoán
    • D.Luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 206589

    Câu đối là một sản phẩm văn chương đặc biệt phản ánh đặc điểm nào của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ?

    • A.Xu hướng ước lệ
    • B.Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa
    • C.Giàu chất biểu cảm
    • D.Khuynh hướng thiên về thơ ca
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 206590

    Trong tiếng Việt, lớp từ xanh lơ, xanh ngắt, đỏ rực, đỏ au, vàng chóe, vàng mơ, trắng tinh, trắng phau… góp phần phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ?

    • A.Xu hướng ước lệ
    • B.Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa
    • C.Giàu chất biểu cảm
    • D.Khuynh hướng thiên về thơ ca
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 206591

    Cấu trúc “iếc hóa” trong ngữ pháp tiếng Việt ( sách siếc, bàn biếc, yêu iếc, chồng chiếc…) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ?

    • A.Tính biểu trưng
    • B.Tính linh hoạt
    • C.Giàu chất biểu cảm
    • D.Tính ước lệ
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 206592

    Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình nào chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sớm nhất ?

    • A.Chèo
    • B.Tuồng
    • C.Múa rối
    • D.Cải lương
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 206593

    Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhiều nhất ?

    • A.Chèo
    • B.Tuồng
    • C.Múa rối
    • D.Cải lương
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 206594

    Nói về nghệ thuật chèo truyền thống của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng ?

    • A.Chèo là loại hình sân khấu tổng hợp có tính cách chuyên nghiệp.
    • B.Chèo ra đời khá sớm và phát triển mạnh ở Bắc Bộ.
    • C.Kịch bản của chèo thường lấy từ thần thoại, cổ tích và truyện nôm.
    • D.Diễn xuất chèo có tính linh hoạt, không tuân thủ nghiêm ngặt theo kịch bản.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 206595

    Nói về nghệ thuật tuồng của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng ?

    • A.Tuồng là loại hình sân khấu dân gian không chuyên nghiệp.
    • B.Tuồng phát triển mạnh ở Trung Bộ.
    • C.Kịch bản của tuồng thường lấy từ truyện cổ Trung Quốc.
    • D.Người được tôn vinh là Ông tổ của nghệ thuật tuồng hát tuồng là Đào Duy Từ.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 206596

    Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, loại hình nào phản ánh hiện thực xã hội một cách sống động và sâu sắc nhất ?

    • A.Chèo
    • B.Tuồng
    • C.Múa rối
    • D.Cải lương
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 206597

    Loại hình sân khấu dân gian đặc sắc gắn liền với thiên nhiên, phản ánh quá trình thích ứng với tự nhiên của người Việt trong đời sống nông nghiệp là ?

    • A.Chèo
    • B.Tuồng
    • C.Múa rối
    • D.Cải lương
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 206598

    Thủ pháp ước lệ trên sân khấu (chỉ dùng bộ phận, chi tiết để gợi cho người xem hình dung ra sự thực ngoài đời) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật thanh sắc và hình khối ?

    • A.Tính biểu trưng
    • B.Tính biểu cảm
    • C.Tính tổng hợp
    • D.Tính linh hoạt
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 206599

    Sân khấu truyền thống Việt Nam thường có sự giao lưu rất mật thiết với người xem (sàn diễn là sân đình, khán giả có thể tham gia bình phẩm khen chê và chen vào vài câu ngẫu hứng…). Điều này phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật sân khấu truyền thống ?

    • A.Tính biểu trưng
    • B.Tính biểu cảm
    • C.Tính tổng hợp
    • D.Tính linh hoạt
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 206600

    Theo quan niệm của người Chàm, thần thánh thường ngự trị ở hướng nào của làng ?

    • A.Đông
    • B.Tây
    • C.Nam
    • D.Bắc

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?