Trong những năm 1960 công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. ở nước ta chưa thực sự vận động theo đúng quy luật của nó (còn gọi là chủ nghĩa xã hội. thời chiến) nên có nhiều điều Hồ Chí Minh chưa kịp nghĩ, chưa kịp làm, chưa kịp tổng kết.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, với những bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi so với những năm 1960 ở Miền Bắc, nhưng những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội.và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. vẫn là cơ sở lý luận và phương pháp luận chỉ đạo chúng ta tiếp tục suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra những hình thức, bước đi, cách làm trong tình hình mới. Điều này được thể hiện rõ trong nghị quyết của các đại hội Đảng như: “cương lĩnh xây dựng đất nước 1991, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), IX (2001) và X (2006).
Cụ thể Đảng ta khẳng định như sau: Để tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới tiến lên giành những thành tựu mới, Đảng ta đang kiên trì vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giải quyết tốt các vấn đề dưới đây:
Một là: Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu bất biến mà nhân dân ta đã kiên trì phấn đấu và hy sinh, theo đuổi suốt hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bằng kinh nghiệm lịch sử cũng như thực tế của một dân tộc bị nô lệ nhân dân ta hiểu rõ rằng: Muốn biến đổi tình hình nghèo nàn lạc hậu, sau khi giành độc lập nước ta không có con đường nào khác là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.
Hiện nay chúng ta thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”, cũng chính là để hoàn thành mục tiêu lý tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh và của nhân dân ta trong hoàn cảnh mới.
Chúng ta kiên quyết thực hiện: Đổi mới nhưng không đổi hướng, không thay đổi mục tiêu, chúng ta kiên định chính từ bài học của Liên Xô và các nước Đông Âu để khẳng định con đường phát triển chủ nghĩa tư bản dứt khoát không phải là con đường lựa chọn của chúng ta.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận thấy: Xây dựng chủ nghĩa xã hội. bỏ quá chế độ phát triển TBCN là một sự nghiệp khó khăn và phức tạp.
Hiện nay chúng ta chấp nhận nền kinh tế thị trường (đây là điều mới với chúng ta và chưa có tiền lệ trong lịch sử phong trào công nhân quốc tế) nên phải chấp nhận cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó:
Tích cực: thông qua các quy luật kinh tế của nó để kích thích sản xuất phát triển, làm cho đời sống kinh tế và con người trở nên năng động, nhộn nhịp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đào thải những yếu tố bảo thủ, thụ động của kinh tế bao cấp trước kia.
Tiêu cực: các tệ nạn như buôn gian bán lận, lừa đảo, chạy theo đồng tiền, tham nhũng, ma tuý..., tình trạng phân hoá giàu nghèo, thất học, đói nghèo bị bóc lột ở một bộ phận nhân dân lao động; sự thoái hoá biến chất ở một số bộ phận cán bộ có chức có quyền...biến họ thành những phần tử phá hoại từ bên trong, thành chỗ dựa cho những âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch từ bên ngoài.
Vấn đề đặt ra lúc này là:
Làm thế nào để sử dụng các hình thức, các phương tiện của CNTB nhằm phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa xã hội. mà không đi chệch sang CNTB, vẫn giữ được định hướng chủ nghĩa xã hội.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, với sự lành mạnh về đạo đức và tinh thần.
Những câu trả lời không có sẵn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng Người chỉ cho ta phương hướng và phương pháp suy nghĩ để tìm ra những giải pháp hữu hiệu mà không đi chệch mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội. mà Hồ Chí Minh đã vạch ra.
Hai là: Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu có tính quy luật đối với các nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội. chưa qua giai đoạn phát triển CNTB, nhằm tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, của giao lưu quốc tế để phát triển đất nước.
Để CNH-HĐH thành công cần phát huy tất cả nguồn lực bên trong và bên ngoài, nhưng lấy nguồn lực bên trong là chủ yếu, cụ thể:
Sử dụng tốt nguồn lực bên trong để sử dụng tốt và có hiệu quả nguồn lực bên ngoài.
Phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, tạo không khí dân chủ, cởi mở, nâng cao dân trí để người dân có thể tham gia vào mọi công việc của nhà nước.
Thực hiện nhất quán chiến lược đoàn kết của Hồ Chí Minh, trên cơ sở của liên minh công - nông - trí thức, đồng thời tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ của tất cả những ai tán thành đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Ba là: Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đaị.
Công cuộc đổi mới của chúng ta diễn ra trong điều kiện thế giới đang có nhiều thuận lợi, chúng ta phải tranh thủ tối đa mọi cơ hội tốt để thu hút vốn đầu tư, khai thác và sử dụng tốt nhất các nguồn lực bên ngoài.
Tranh thủ đi đôi với khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch nước ngoài.
Giao lưu hội nhập đồng thời phải không ngừng trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt cho thanh niên. Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ mới tạo ra bộ lọc tốt nhất để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời có sức đề kháng tốt nhất chống lại mọi văn hoá độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào.
Bốn là: Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH
Xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để Đảng CSVN xứng đáng là tổ chức duy nhất lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Phải làm trong sạch bộ máy nhà nước, những người thừa hành công vụ phải trong sạch, liêm khiết, phải thực sự là người đầy tớ trung thành và tận tuỵ của dân như Bác Hồ mong muốn. Bởi vì: dù Đảng và nhà nước có đường lối, chính sách đúng đắn nhưng đội ngũ cán bộ thừa hành không tận tuỵ, mẫn cán, lại hà lạm, sách nhiễu, tham nhũng, cửa quyền... thì chẳng những họ không làm cho đường lối chính sách đó đi vào lòng dân, mà có khi họ còn trở thành nguyên nhân trực tiếp gây nên những điểm nóng, có thể dẫn tới bùng nổ xã hội không thể xem thường.
Để tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân, muốn thế phải quyết tâm làm trong sạch bộ máy nhà nước, loại trừ những phần tử thoái hoá biến chất, làm cho nhà nước ta thực sự là “của dân, do dân, vì dân”, vì chính tệ quan liêu tham nhũng, mất dân chủ, tác phong hách dịch, cửa quyền, lối sống xa hoa lãng phí, thiếu đạo đức...của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền đã gây nên những vụ bất bình trong dân, làm đổ vỡ niềm tin của quần chúng vào tương lai XHCN.
Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá cũng đang kích thích lòng ham muốn vật chất và lối sống tiêu dùng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, do đó:
Phải tiết kiệm trong mọi lĩnh vực, nếu không như Bác Hồ nói: “sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống, không lại hoàn không”, như vậy tiết kiệm không chỉ là một nếp sống đạo đức, nó là một chính sách kinh tế.
Hơn nữa, tiết kiệm còn là vấn đề chính trị: vì những kẻ xa hoa lãng phí đều dẫn đến xâm phạm tài sản của nhân dân.
Tóm lại:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam thực sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay.
Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh chính sách đổi mới mọi mặt nhằm củng cố lòng tin của nhân dân vào CNXH.