Sự phát triển tâm lí con người về phương diện cá thể là một quá trình chuyển ñổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lí đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù.
L.X. Vưgốtxki, nhà tâm lí học Liên Xô, đã căn cứ vào những thời điểm mà sự phát triển tâm lí có những ñột biến để xác ñịnh thời kì phát triển tâm lí.
A.N.Lêônchiép chỉ ra rằng, sự phát triển tâm lí của con người gắn liền với sự phát triển hoạt ñộng của con người trong thực tiễn ñời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng vai trò chính (chủ đạo) trong sự phát triển, một số hoạt ñộng khác chỉ giữ vai trò phụ. Sự phát triển tâm lí của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt ñộng chủ đạo.
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con người mới có, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức,phản ánh của phản ánh). Có thể ví ý thức như "cặp mắt thứ hai"soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lí) do "cặp mắt thứ nhất)"(cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc...) mang lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói: ý thức là tồn tại được nhận thức.
Các thuộc tính cơ bản của ý thức:
Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới
Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới
Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người
Khả năng tự ý thức: con người không chỉ ý thức về thế giới ở mức độ cao hơn con người có khả năng tự ý thức.
Ý thức là một cấu trúc tâm lí phức tạp bao gồm nhiều mặt, là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. Trong ý thức có ba mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người.
Mặt nhận thức
Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu ñầu tiên cho ý thức là tầng bậc thấp của ý thức.
Quá trình nhân thức lí tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, ñem lai cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Đây là nội dung rất cơ bản của ý thức là hạt nhân của ý thức, giúp con người hình dung ra trước kết quả của hoạt ñộng và hoạch ñịnh kế hoạch hành vi.
Mặt thái độ của ý thức Mặt thái ñộ của ý thức nói lên thái ñô lựa chọn, thái ñộ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể ñối với thế giới.
Mặt năng động của ý thức :
Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt đông của con người, làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân.
Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động quy định cấu trúc của ý thức. Vì thế nhu cầu, hứng thú, ñộng cơ, ý chí... ñều có vị trí nhất định trong cấu trúc của ý thức.
Ở cấp độ ý thức như đã nói ở trên, con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức.
Ý thức thể hiện trong ý chí, trong chú ý
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ tuổi lên ba. Thông thường, tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:
Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội.
Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá;
Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác;
Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
Câu 8:
Mã câu hỏi: 205145
Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp ñối với sự hình thành ý thức ?
Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lí của sản phẩm (cái và cách làm ra sản phẩm đó). Hoạt động ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành ñộng lao động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra với ý định ban đầu.
Hoạt động lao động là hoạt động tập thể, mang tính xã hội. Trong lao động, nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao ñổi thông tin với nhau, phối hợp động tác với nhau để cùng làm ra sản phẩm chung. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác (biết mình, biết người) trong lao ñộng chung.
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt ñộng, đảm bảo ñiều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt ñộng tiến hành có hiệu quả. Chú ý là một trạng thái tâm lí thường "đi kèm" với các hoạt động tâm lí mà chủ yếu là các hoạt động nhận thức, bởi vì khi ñi với quá trình xúc cảm thì cũng chính là chú ý nhận biết tâm trạng, trạng thái xúc động của bản thân, hoặc chú ý trong hành ñộng là chú ý nhận biết (tri giác) những động tác kết quả của hành động. Chú ý tạo ñiều kiện cho các hoạt động đó phản ánh tốt nhất đốii tượng. Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của hoạt động tâm lí mà nó "đi kèm".