Câu hỏi ôn thi môn Pháp Luật đại cương - Chương 3
Câu hỏi Tự luận (8 câu):
-
Trình bày khái niệm và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?
Xem đáp án Khái niệm
- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, đước áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
- Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn trực tiếp của pháp luật, do đó nó có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp luật vì sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, phù hợp với các đòi hỏi của cuộc sống.
Đặc điểm
- Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Không phải tất cả những văn bản do Nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ những lời tuyên bố, những lời hiệu triệu nhằm giải thích chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước, tuy mang ý nghĩa pháp lý, nhưng không phải là những văn bản quy phạm pháp luật.
- Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.
- Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
-
Phân loại văn bản quy phạm pháp luật ?
Xem đáp án Các văn bản luật
Do Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước ta ban hành. Các văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản khác khi ban hành phải căn cứ vào văn bản luật, không được trái, không được mâu thuẫn với các quy định trong các văn bản luật.
Văn bản luật có hai hình thức Hiến pháp và các đạo luật.
- Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật. Nó quy định những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia như hình thức, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng …
- Các đạo luật, bộ luật: được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực đời sống nhà nước và xã hội.
Các văn bản dưới luật
- Là những văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật.
-
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ quốc hội?
Xem đáp án Nghị quyết của Quốc hội: thường được ban hành để giải quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng thường mang tính chất nhất thời hoặc tính cụ thể.
Ví dụ: Nghị quyết về việc tăng cường chống buôn lậu.
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Pháp lệnh được ban hành nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhưng chưa ổn định, lĩnh vực điều chỉnh hẹp hơn so với các bộ luật.
- Nghị quyết dùng để giải thích luật, pháp lệnh hoặc đề ra các quy định giám sát việc thi hành pháp luật đó.
-
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước?
Xem đáp án Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước: dùng để công bố tình trạng khẩn cấp như chiến tranh, giới nghiêm hoặc công bố các văn bản pháp luật được Quốc hội thông qua.
-
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ?
Xem đáp án Nghị quyết, nghị định của Chính phủ
- Nghị quyết: đề ra các chủ trương, chính sách lớn.
- Nghị định: đặt ra một số quy định mới mà luật, pháp lệnh chưa điều chỉnh hoặc để quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan Bộ, ngang Bộ. Nghị định còn quy định chi tiết việc thi hành văn bản pháp luật của cấp trên như của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quyết định chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là phương tiện pháp luật mà Thủ tướng sử dụng trong hoạt động điều hành Chính phủ, chỉ đạo, đôn đốc giám sát hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước thuộc Chính phủ ở Trung ương và địa phương.
Quyết định, chỉ thị, thông tư của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác thuộc Chính phủ. Dùng để ban hành các văn bản dưới dạng nội quy, quy định cơ chế hoạt động, đôn đốc giám sát hoạt động của cấp dưới hoặc dùng để giải thích, hướng dẫn việc thực hiện văn bản luật.
-
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Xem đáp án Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
Quyết định chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
-
Vấn đề hiệu lực của văn bản theo thời gian?
Xem đáp án Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian: Là giới hạn xác định thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo không gian: Là giới hạn tác động về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định bằng lãnh thổ quốc gia hay địa phương hoặc một vùng nhất định.
Hiệu lực theo đối tượng tác động: Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật gắn liền với tác động của nó đối với nhóm người cụ thể.
Thông thường văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong một lãnh thổ nhất định cũng có hiệu lực với mọi cá nhân tổ chức thuộc lãnh thổ đó. Tuy nhiên có những văn bản chỉ tác động tới những công chức Nhà nước hoặc những người thuộc những ngành nghề nhất định. Cũng có văn bản chỉ liên quan đến người nước ngoài và người không có quốc tịch v.v...
-
Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?
Xem đáp án Áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định văn bản được ban hành sau.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.