Chiến lược định giá của DN chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định liên quan đến mục tiêu Marketing của DN.
Mục tiêu sự sống còn. Nếu DN gặp phải sự cạnh tranh gay gắt hoặc nhu cầu của NTD trên thị trường thay đổi thì có thể lấy sự sống còn làm mục tiêu. Trong trường hợp này định giá càng thấp càng tốt với hy vọng thị trường nhạy cảm về giá.
Mục tiêu tăng tối đa lợi nhuận trước mắt tức là giá định ra không xét đến hậu quả lâu dài.
Mục tiêu đứng đầu về thị phần. DN sẽ định giá ở mức thấp có thể được vì thị phần lớn sẽ cho phép giảm được chi phí và mang lợi nhuận lâu dài ở mức cao.
Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng sản phẩm. DN phải định giá ở mức cao nhằm bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm có chất lượng cao.
Câu 3:
Mã câu hỏi: 205863
Trình bày nội dung của Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ ?
Giá thành là mức giá thấp nhất mà DN có thể định ra cho sản phẩm của mình. Nó bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. DN có thể định giá đảm bảo mọi chi phí đã bỏ ra để sản xuất, phân phối và bán sản phẩm và một phần lợi nhuận.
Để định giá cho đúng cần phải biết chi phí thay đổi như thế nào ở các mức sản lượng khác nhau. Nói chung khi sản lượng tăng chi phí bình quân giảm xuống vì chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Nhưng nếu sản lượng tăng quá lớn thì giá thành có thể tăng lên do tính không hợp lý của quy mô sản xuất.
Câu 4:
Mã câu hỏi: 205864
Tính chất của thị trường và cạnh tranh trong Marketing biểu hiện như thế nào ?
Việc định giá tùy thuộc vào tính chất của thị trường của doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh hòan hảo gồm nhiều người mua và nhiều người bán có quy mô nhỏ và mọi sản phẩm được mua và được bán về căn bản là giống nhau. Giá thị trường là giá cả đôi bên đều chấp nhận. Người cung cấp tốn ít chi phí cho chiến lược Marketing chừng nào thị trường vẫn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm nhiều người cung cấp (bán) nhưng quy mô sản xuất nhỏ. Sản phẩm chỉ khác nhau về nhãn hiệu thiết kế, chế tạo bao bì, dịch vụ cung cấp, phương thức thanh toán, thời gian bảo hành...Con người mua rất lớn. Người mua người bán giao dịch với nhau trên một khoảng giá chứ không đưa trên một giá thị trường duy nhất. Người bán có thể đặt giá khác với đối thủ cạnh tranh nhờ cách đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, sử dụng nhãn hiệu hoặc quảng cáo...
Trong thị trường độc quyền thuần túy chỉ có một người bán, có thể là độc quyền Nhà nước hoặc độc quyền tư nhân có điều tiết hoặc độc quyền tư nhân không điều tiết. Trong thị trường có độc quyền không điều tiết thì Chính phủ định giá. Trong điều kiện thị trường không điều tiết, tư nhân tự định giá nhưng không phải định giá tối đa vì sợ chính phủ điều tiết hoặc sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh.
Nhìn chung, cho dù kinh doanh trên thị trường nào, khi định giá DN phải xem xét độ chấp nhận của người tiêu dùng, hiểu được NTD đánh giá các lợi ích mà sản phẩm dịch vụ mang lại cho họ như thế nào.
Việc định giá tùy thuộc vào tính chất của thị trường của doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh hòan hảo gồm nhiều người mua và nhiều người bán có quy mô nhỏ và mọi sản phẩm được mua và được bán về căn bản là giống nhau. Giá thị trường là giá cả đôi bên đều chấp nhận. Người cung cấp tốn ít chi phí cho chiến lược Marketing chừng nào thị trường vẫn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm nhiều người cung cấp (bán) nhưng quy mô sản xuất nhỏ. Sản phẩm chỉ khác nhau về nhãn hiệu thiết kế, chế tạo bao bì, dịch vụ cung cấp, phương thức thanh toán, thời gian bảo hành...Con người mua rất lớn. Người mua người bán giao dịch với nhau trên một khoảng giá chứ không đưa trên một giá thị trường duy nhất. Người bán có thể đặt giá khác với đối thủ cạnh tranh nhờ cách đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, sử dụng nhãn hiệu hoặc quảng cáo...
Trong thị trường độc quyền thuần túy chỉ có một người bán, có thể là độc quyền Nhà nước hoặc độc quyền tư nhân có điều tiết hoặc độc quyền tư nhân không điều tiết. Trong thị trường có độc quyền không điều tiết thì Chính phủ định giá. Trong điều kiện thị trường không điều tiết, tư nhân tự định giá nhưng không phải định giá tối đa vì sợ chính phủ điều tiết hoặc sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh.
Nhìn chung, cho dù kinh doanh trên thị trường nào, khi định giá DN phải xem xét độ chấp nhận của người tiêu dùng, hiểu được NTD đánh giá các lợi ích mà sản phẩm dịch vụ mang lại cho họ như thế nào.
Câu 7:
Mã câu hỏi: 205867
Định giá dựa trên giá trị mà người tiêu dùng chấp nhận là như thế nào ?
Theo phương pháp này, căn cứ định giá là mức độ chấp nhận của khách hàng đối với giá trị của sản phẩm – dịch vụ chứ không phải giá thành của sản phẩm – dịch vụ.
Câu 8:
Mã câu hỏi: 205868
Định giá cho sản phẩm mới cần những chiến lược gì?
Khi tung sản phẩm mới ra thị trường, DN có thể lựa chọn các chiến lược sau:
Chiến lược “hớt phần ngon” Đầu tiên, DN định giá cao nhất để thu hồi lợi nhuận lớn. Sau đó, khi lượng bán giảm, DN tiến hành giảm giá để thu hút khách hàng nhạy cảm về giá.
Phạm vi áp dụng:
Có đủ lượng người mua với nhu cầu đang ở mức cao.
Giá cao duy trì hình ảnh chất lượng cao của sản phẩm
Giá cao không thu hút đối thủ cạnh tranh mới.
Chiến lược thâm nhập và bám chắc vào thị trường Doanh nghiệp định giá thấp nhằm thu hút người mua và giành được phần lớn.
Phạm vi áp dụng.
Thị trường nhạy cảm về giá
Thị phần tăng làm giảm chi phí và giá thấp làm cho đối htủ cạnh tranh nản chí.
Câu 9:
Mã câu hỏi: 205869
Định giá cho danh mục sản phẩm dịch vụ cần những phương pháp gì?
Hệ thống giá xây dựng phải đảm bảo thu lợi nhuận tối đa cho tòan bộ danh mục hàng hóa đó. Việc địnhgiá lúc này không đơn giản vì những mặt hàng trong danh mục này có liên quan với nhau về nhu cầu và chi phí, có mức độ cạnh tranh khác nhau.
Định giá trọn gói sản phẩm dịch vụ DN thường đưa ra mức giá trọn gói thấp hơn so với giá bán lẻ, do tiết kiệm được các chi phí bán hàng, lưu kho ...
Định giá cho chủng loại sản phẩm dịch vụ DN thường không sản xuất một mặt hàng riêng biệt mà sản xuất các chủng loại sản phẩm dịch vụ khác nhau, mỗi chủng loại có thêm một số tính năng mới. Khi xác định giá cho từng loại này, DNi chú ý tới:
Sự khác biệt về giá thành của từng loại.
Cách đánh giá của NTD về tính năng của từng loại.
Giá của đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, DN còn phải quan tâm tới yếu tố tâm lý khách hàng. Thông thường, nếu khoảng cách giá giữa hai loại kề nhau không lớn lắm, NTD có xu hướng mua loại hoàn hảo
Định giá cho những sản phẩm bắt buộc
Trong một số trường hợp, các sản phẩm chính chỉ có thể sử dụng được khi có các sản phẩm phụ tùng kèm theo. Đó là những sản phẩm, phụ tùng bắt buộc. Khi đó, DN thường định giá thấp cho sản phẩm chính và ấn định giá cao cho sản phẩm, phụ tùng bắt buộc.