Câu hỏi ôn thi môn Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 5
Câu hỏi Tự luận (9 câu):
-
Lạm phát là gì ?
Xem đáp án Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ, hầu hết quảng đại quần chúng đều có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát ở những mức độ khác nhau. Nhưng hiểu chính xác lạm phát là gì không phải dễ. Ngay cả các nhà kinh tế học cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa lạm phát.
-
Các phương pháp đo lường lạm phát ?
Xem đáp án Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá :
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer price index): phản ánh mức giá cả bình quân của nhóm hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình.
- Chỉ số giá bán buôn: còn được gọi là chỉ số giá cả sản xuất (PPI - Producer price index) phản ánh mức giá cả đầu vào, mà thực chất là chi phí sản xuất bình quân của xã hội. Sự biến động của chi phí sản xuất tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động của mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.Chỉ số giá bán buôn được xác định theo phương pháp gần tương tự chỉ số CPI nhưng do việc thu thập số liệu và xác định tỷ trọng phức tạp nên không phải quốc gia nào cũng tính và công bố chỉ số này.
Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hoá và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội.
-
Các loại Lạm Phát ?
Xem đáp án Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, người ta chia ra 3 loại lạm phát khác nhau:
- Lạm phát vừa phải (Normal inflation): Lạm phát vừa phải xảy ra khi tốc độ tăng giá ở mức một con số (tức là dưới 10%/năm). Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm, thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương hoặc cao hơn chút ít. Do vậy giá trị tiền tệ tương đối ổn định, tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hội. Tác hại của loại lạm phát này là không đáng kể.
-
Lạm phát phi mã (High inflation): là loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng nhanh, ở mức hai, ba con số. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
-
Siêu lạm phát (Hyper inflation): xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã, có thể lên tới hàng ngàn tỷ lần như các cuộc siêu lạm phát điển hình trong lịch sử: lạm phát ở Đức trong những năm 1922 - 1924, lạm phát ở Nga sau Cách mạng tháng Mười, lạm phát ở Mỹ vào thời kỳ nội chiến hoặc các cuộc siêu lạm phát ở Trung quốc, Hungari sau chiến tranh thế giới thứ hai, lạm phát ở Nga sau biến cố chính trị 1990 - 1991. Siêu lạm phát có sức phá huỷ mạnh toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
-
Hậu quả của việc Lạm phát ?
Xem đáp án Tác động kinh tế và xã hội của lạm phát rất khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ lạm phát và khả năng dự đoán chính xác sự biến động của mức lạm phát. Khi giá cả có xu hướng tăng lên từ thời gian này đến thời gian khác, mọi người đều nhận thức được thực tế đó và cố gắng dự đoán tỷ lệ lạm phát của thời kỳ tới. Tỷ lệ mà mọi người dự đoán rằng lạm phát sẽ đạt tới gọi là tỷ lệ lạm phát dự tính hoặc tỷ lệ lạm phát được trông đợi. Nếu dự đoán này thường đúng với tỷ lệ lạm phát thực tế thì loại lạm phát đó là lạm phát có thể dự tính được. Nói cách khác lạm phát có thể dự tính được là loại lạm phát mà mức độ biến động bình quân của nó có thể được dự đoán một cách chính xác. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát trông đợi không giống với tỷ lệ lạm phát thực tế xảy ra thì loại lạm phát đó là lạm phát không dự tính được - đồng nghĩa với không kiểm soát được. Những ảnh hưởng của lạm phát sẽ khác nhau tuỳ thuộc đó là loại lạm phát có thể dự tính được hoặc không thể dự tính được.
-
Nguyên nhân gây ra Lạm phát ?
Xem đáp án Lạm phát cầu kéo (Demand-pull inflation) :Lạm phát cầu kéo là lạm phát do tổng cầu (AD) - tổng chi tiêu của xã hội- tăng lên, vượt quá mức cung ứng hàng hoá của xã hội, dẫn đến áp lực làm tăng giá cả.
Lạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) : Áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hoá của xã hội
-
Các biện pháp kiềm chế lạm phát ?
Xem đáp án Giá của chính sách chống lạm phát : Những tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập, sản lượng, sự phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế thường xảy ra đối với loại lạm phát cao và không dự đoán trước được. Mặc dù những ảnh hưởng của loại lạm phát này là hiển nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đặt câu hỏi: nên làm cho nền kinh tế thích ứng với lạm phát hay cố gắng thủ tiêu lạm phát bằng các biện pháp cứng rắn.
Các giải pháp giảm tỷ lệ lạm phát : Về mặt dài hạn, việc kiềm chế lạm phát, giữ giá trị tiền tệ ổn định sẽ tạo điều kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp. Vì thế duy trì sự ổn định tiền tệ là mục tiêu dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào. Nhưng trong từng thời kỳ việc lựa chọn các giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như liều lượng tác động của nó phải phù hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh chịu.
-
Trình bày những giải pháp hạn chế sự gia tăng của tổng cầu?
Xem đáp án - Trước hết là thực hiện một CSTT thắt chặt do nguyên nhân cơ bản của lạm phát cầu kéo là sự gia tăng của khối lượng tiền cung ứng. Sự hạn chế cung ứng tiền sẽ có hiệu quả ngay đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội. Một CSTT thắt chặt được bắt đầu bằng việc kiểm soát và hạn chế cung ứng tiền cơ sở (MB), từ đó mà hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng trung gian. Lãi suất ngân hàng và lãi suất thị trường tăng lên sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, làm giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụ cung ứng. Cùng với việc thực thi CSTT thắt chặt là sự kiểm soát gắt gao chất lượng tín dụng cung ứng nhằm hạn chế khối lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của kênh cung ứng tiền cũng như chất lượng của việc sử dụng tiền tệ.
- Kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách: rà soát lại cơ cấu chi tiêu, cắt giảm các khoản đầu tư không có tính khả thi và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế, cải tiến lại bộ máy quản lý nhà nước vốn cồng kềnh, không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách. Khai thác các nguồn thu, đặc biệt là thu thuế nhằm giảm mức bội chi, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ... Và cuối cùng là hạn chế phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
- Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng. Lãi suất danh nghĩa được đưa lên cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền. Biện pháp này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác động tức thời. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với mức độ biến động của lạm phát và hạn chế hậu quả tiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền gửi.
- Trong điều kiện nền kinh tế mở, sự can thiệp vào tỷ giá nhằm điều chỉnh tỷ giá tăng dần dần (chứ không để tăng lên ngay) theo mức độ lạm phát cũng được sử dụng như một giải pháp nhằm giảm cầu do tỷ giá tăng khiến giá hàng xuất khẩu rẻ đi làm tăng nhu cầu xuất khẩu dẫn đến tăng tổng cầu và do đó là tăng sức ép lên giá. Mặt khác, việc điều chỉnh tỷ giá từ từ cũng sẽ làm cho giá nội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá, giảm bớt áp lực tăng mặt bằng giá trong nước.
-
Trình bày nội dung của ; "Nhóm giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá" ?
Xem đáp án - Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu hàng hoá, nhất là các hàng hoá đang khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với giá cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sản xuất trong nước.
- Tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc. Thực chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là chiến lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả.
-
Tại sao xảy ra CSTT lạm phát ?
Xem đáp án Những phân tích ở trên cho thấy lạm phát luôn là kết quả của một CSTT mở rộng gây ra tình trạng tăng cung tiền tệ kéo dài. Bởi vì mọi nhà hoạch định chính sách đều ý thức rất rõ về tác hại của lạm phát nên việc thực thi một CSTT lạm phát chắc chắn là nhằm theo đuổi những mục tiêu khác mà để đạt được phải áp dụng một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những nguyên nhân gì khiến cho các chính phủ theo đuổi một CSTT lạm phát.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.