Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 6
Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Giả định là gì ?
Xem đáp án Trong hoạt động của mình, chúng ta không thể nhận thức đúng đằn ngay các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu nhiều tư liệu thực tế do quan sát đưa lại. Giả định xuất hiện dựa trên phân tích các tư liệu thực tế trên cơ sở khái quát nhiều hiện tượng quan sát được.
Giả định thể hiện là một phán đoán riêng biệt hay một hệ thống phán đoán nêu lên các thuộc tính của các sự vật hiện tượng hay các mối liên hệ có tính quy luật của chúng.
Để xây dựng được một giả thuyết cần phải liên hệ chặt chẽ tới tri thức giả định.
-
Giả thuyết là gì ? Đặc trưng của giả thuyết ?
Xem đáp án Giả thuyết là những giả định có căn cứ khoa học về nguyên nhân hay các mối liên hệ có tính quy luật của hiện tượng hoặc dữ kiện nào đó của tự nhiên, xã hội và tư duy
Đặc trưng
Giả thuyết mang đặc trưng tất yếu và phổ biến được xác định bằng thuộc tính cơ bản của tư duy.
Giả thuyết mang tính xác suất và muốn trở thành tri thức đáng tin cậy cần được kiểm tra bằng khoa học và thực tiễn.
-
Kể tên các loại giả thuyết ? Trình bày nội dung của những loại đó ?
Xem đáp án Giả thuyết chung :
- Giả thuyết chung là giả định có căn cứ khoa học nêu lên các nguyên nhân, quy luật và tính quy luật của một lớp sự vật hay hiện tượng.
- Giả thuyết chung giải thích thuộc tính của toàn bộ lớp đối tượng nghiên cứu, đưa ra đặc điểm có tính quy luật của các mối liên hệ qua lại của các sự vật hiện tượng ở bất kỳ thời gian hay không gian nào.
Giả thuyết riêng
- Giả thuyết riêng là giả định có căn cứ khoa học về nguồn gốc, nguyên nhân, quy luật của một bộ phận hay của một đối tượng riêng biệt trong một lớp xác định.
-
Vai trò và yêu cầu của việc xây dựng và phát triển giả thuyết ?
Xem đáp án Vai trò :Giả thuyết được xây dựng khi cần giải thích các hiện tượng mới mà các lý luận khoa học đã có chưa đủ khả năng làm sáng tỏ.
Yêu cầu
- Giả thuyết đưa ra không được mâu thuẫn với các luận điểm khoa học đã được thực tiễn xác nhận. Có thể có nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích cùng một hiện tượng. Chúng sẽ được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Khi xây dựng giả thuyết cần lưu ý sao cho giả thuyết có thể giải thích một số lượng đối tượng lớn nhất.
-
Các phương pháp để xác nhận giả thuyết ?
Xem đáp án Phương pháp có hiệu quả nhất để xác nhận giả thuyết chân thực là phát hiện trực tiếp các dữ kiện có liên quan mật thiết với hiện tượng nghiên cứu về không gian và thời gian. Đương nhiên, không gian và thời gian đó là giả định nhưng là giả định có căn cứ khoa học.
Phương pháp cơ bản xác nhận tính chân thực của giả thuyết là xác nhận tính chân thực của từng hệ quả rút ra từ giả thuyết.
Phương pháp xác nhận gián tiếp ;Đây chính là phương thức phủ định – khẳng định của suy luận nhất quyết có điều kiện. Còn gọi là phương pháp loại trừ.Để có thể rút ra giả thuyết chân thực, chúng ta cần tuân theo hai điều kiện :
- Liệt kê tất cả các giả thuyết có thể có.
- Cần loại trừ hết tất cả các giả thuyết không đúng, trừ một giả thuyết duy nhất đúng.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.