Thứ nhất: tạo nên bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động (chỉ trong vòng 20 năm từ 1970-1990 sản xuất của thế giới tăng 2 lần, ngang 2000 lần khối lượng của sản xuất vật chất trong 230 năm của thời đại công nghiệp (tức là từ 1740 đến 1970)).
Thứ hai : làm thay đổi giá trị lao động –lao động trí tuệ được coi là yếu tố trọng yếu trong guồng máy sản xuất xã hội, là một trong những động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển xã hội ngày nay
Thứ ba: tác động mạnh đến giáo dục. Bởi vì mọi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đều bắt nguồn từ sự sáng tạo trí tuệ của con người. Vì vậy, đào tạo người lao động có học vấn cao, kỹ năng công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ trọng yếu, quan tâm hàng đầu của nhà nước.
Thứ tư: tác động mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất: từ chiều rộng sang chiều sâu, từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất phi vật chất.
Thứ năm: Đưa đến thay đổi về cơ cấu dân cư, cơ cấu nghề nghiệp mới. Cơ cấu dân cư cũng thay đổi do sự gia tăng của tầng lớp tri thức, nhân viên và công nhân. Số lượng chuyên gia chiếm khoảng ¼ đến 1/3 tổng số người làm việc; số dân trong các ngành dịch vụ tăng lên
Thứ sáu: Làm cho nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa cao độ(xu hƣớng liên kết kinh tế, liên kết khu vực) dang hình thành một thị trường toàn thế giới, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau trong dạng cùng chung sống hòa bình.
Thứ bảy: Tạo điều kiện thuận lợi cho con người tìm được nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận, năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời… đã tác động mạnh đến giao thông liên lạc, tạo nền cho cuộc cách mạng.
Thứ tám: đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới mà người ta gọi là “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh tin học” hay “văn minh trí tuệ”