Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế Vĩ mô - Chương 8
Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Lạm phát là gì ? Biểu hiện của Lạm phát ?
Xem đáp án Lạm phát là hiện tượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa.
Biểu hiện của lạm phát: Mức giá chung của hàng hóa dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định, giá trị đồng tiền giảm.
Đo lường lạm phát: Dùng chỉ số giá hàng tiêu dùng.
-
Nguyên nhân và tác động của Lạm Phát ?
Xem đáp án Có 3 nguyên nhân chính:
- Do sức ỳ của nền kinh tế: Nếu giá cả cứ tăng đều với một tỷ lệ nhất định trong thời gian dài, nền kinh tế không có những thay đổi lớn nào về cung cầu hàng hoá, người ta đi đến chỗ trông chờ tỷ lệ đó, nó sẽ được hạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền kinh tế. Đó chính là sức ỳ của nền kinh tế, tạo ra lạm phát ỳ.
- Do cầu kéo: Khi tổng cầu tăng, dẫn đến mức giá chung của hàng hoá tăng ta gọi đây là “lạm phát do cầu kéo”. Ví dụ: một sự gia tăng chi tiêu của chính phủ có thể làm mức giá tăng cao.
- Do chi phí đẩy: Chi phí sản xuất tăng (tiền lương, giá nguyên nhiên vật liệu…) làm hạn chế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, AS bị đẩy sang trái. Việc giảm cung từ AS1 ® AS2 làm giá tăng từ P1 ® P2 và sản lượng giảm từ Yp ® Y2. Do đó, gọi đây là “lạm phát do chi phí đẩy” hay lạm phát đình đốn.
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT Có 3 tác động chính:
- Sự phân phối lại thu nhập và của cải: Vì giá cả và thu nhập danh nghĩa biến động không cùng tốc độ nên có sự thay đổi trong thu nhập thực tế dẫn đến sự phân phối lại.
- Sự điều chỉnh các chỉ tiêu danh nghĩa: Khi lạm phát diễn ra lâu dài thì thị trường bắt đầu thích nghi bằng cách cộng thêm tỷ lệ lạm phát vào các chỉ tiêu thực khi tính toán các chỉ tiêu danh nghĩa. Ví dụ: Khi giá cả ổn định lãi suất thị trường là 3%. Khi tỷ lệ lạm phát tăng 6%, lãi suất được điều chỉnh thành 9% (9% = 3% + 6%).
- Tác động đến sản lượng: Không có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát và mức sản lượng vì sẽ có trường hợp lạm phát cao, sản lượng cao (lạm phát do cầu kéo) và lạm phát cao nhưng sản lượng thấp (lạm phát do chi phí đẩy)
-
Thất nghiệp là gì ? Các dạng của thất nghiệp ?
Xem đáp án KHÁI NIỆM
- Một người bị coi là thất nghiệp khi: Ở trong hạn tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp: Là số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động.
- Lực lượng lao động: Là tổng của số người có việc làm và số người thất nghiệp.
CÁC DẠNG THẤT NGHIỆP
- Thất nghiệp tạm thời: Gồm những người tạm thời không có việc trong thời gian chuyển công tác hoặc chuyển chỗ ở.
- Thất nghiệp do cơ cấu: Thất nghiệp do sự thay đổi về cơ cấu phát triển các ngành khác nhau trong nền kinh tế.
- Thất nghiệp chu kỳ (hay thất nghiệp do thiếu cầu): Phát sinh khi nền kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế.
-
Mối liên hệ giữa Lạm phát và Thất nghiệp ?
Xem đáp án Trong ngắn hạn: Đường cong Phillips cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn kéo theo tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và ngược lại.
Trong dài hạn: Về lâu dài (5 đến 10 năm) đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Có nghĩa: cuối cùng nền kinh tế sẽ quay lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát là bao nhiêu, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn.
-
Các biện pháp để giảm thất nghiệp ?
Xem đáp án - Phải đào tạo lại tay nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong xã hội (giảm thất nghiệp do cơ cấu)
- Nhà nước phải có biện pháp giúp các học sinh tốt nghiệp có tay nghề và kinh nghiệm làm việc lúc ban đầu.
- Giảm trợ cấp thất nghiệp, giảm thuế thu nhập…
- Các chính sách nhằm vào nhu cầu lao động:
- Trợ cấp hoặc giảm thuế đối với giá nguyên vật liệu.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất.
- Phát triển mọi thành phần kinh tế và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài…
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.