Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế Vĩ mô - Chương 7
Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Đường AD theo P? (Khái niệm, cách dựng, ý nghĩa, sự dịch chuyển?)
Xem đáp án Khái niệm ;Đường AD theo mức giá P là tập hợp giữa các tổ hợp mức giá và sản lượng (P – Y) mà tại đó cả hai thị trường (thị trường hàng hóa – dịch vụ và thị trường tiền tệ) đều cân bằng.
Cách dựng đường AD:Cách dựng đường AD theo mức giá P. Mức giá tăng đẩy đường LM dịch chuyển lên trên, giảm cung tiền thực nên lãi suất tăng, làm giảm đầu tư nên tổng cầu AD giảm. Vậy mức giá tăng làm giảm tổng cầu.
-
Đường tổng cung dài hạn?
Xem đáp án Giả định
- Mức giá và tiền lương danh nghĩa là hết sức linh hoạt. Có nghĩa khi mức giá tăng bao nhiêu lần thì tiền lương danh nghĩa cũng tăng bấy nhiêu lần, vì thế tiền lương thực không thay đổi:(w1/P1) = (w2/P2) = (w3/P3) = … = (w/P)0
Cách dựng
- Với tiền lương thực phải trả như vậy, các doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng sử dụng lao động ở mức toàn dụng, nên sản lượng ở mức sản lượng tiềm năng, thị trường lao động luôn đạt sự cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng mức thất nghiệp tự nhiên.
- Do đó, đường tổng cung dài hạn sẽ thẳng đứng ở mức sản lượng tiềm năng.
-
Đường tổng cung ngắn hạn theo Keynes? Theo mô hình tiền lương danh nghĩa cố định? Theo mô hình sự nhận thức sai lầm của người lao động?
Xem đáp án Đường SAS theo Keynes
- Theo J. M. Keynes, trong ngắn hạn, tiền lương danh nghĩa là cố định. Nên đường tổng cung là đường nằm ngang, song song với trục hoành OQ.
Đường SAS theo mô hình tiền lương danh nghĩa cố định
- Giả định của mô hình: tiền lương danh nghĩa cố định. Tiền lương danh nghĩa cố định có thể do ràng buộc trong các hợp đồng lao động đã được ký kết, hoặc do luật tiền lương tối thiểu quy định.
-
Sự cân bằng ngắn hạn, cân bằng dài hạn của kinh tế vĩ mô là gì?
Xem đáp án SỰ CÂN BẰNG NGẮN HẠN
Sự cân bằng ngắn hạn xảy ra khi tổng cung ngắn hạn và tổng cầu cân bằng. Nếu nhìn trên đồ thị đó là giao điểm E của đường AD với đường AS (hay SAS). Tại E: Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ cân bằng, vì E thuộc đường AD.
Sự cân bằng ngắn hạn có thể xảy ra khi:
- YE < Yp, ta gọi đây là trường hợp cân bằng khiếm dụng, nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao.
- YE = Yp, ta gọi đây là trường hợp cân bằng toàn dụng.
- YE > Yp, ta gọi đây là trường hợp cân bằng nhưng có lạm phát cao, nền kinh tế tăng trưởng nóng.
SỰ CÂN BẰNG DÀI HẠN
- Sự cân bằng dài hạn xảy ra khi tổng cung ngắn hạn, tổng cung dài hạn và tổng cầu cân bằng. Nếu nhìn trên đồ thị, đó là giao điểm E của đường AD với đường SAS và đường LAS. Tại E, mọi thị trường: Hàng hoá – dịch vụ, tiền tệ và lao động đều cân bằng; mức giá là mức giá kỳ vọng.
-
Sự điều tiết của chính phủ trên thị trường theo nguyên tắc cố định, theo nguyên tắc phản hồi là gì? Anh/chị ủng hộ nguyên tắc nào? Tại sao?
Xem đáp án TÍNH ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG – MỨC GIÁ VÀ QUY TẮC CỐ ĐỊNH :
- Vì mức giá và sản lượng có tính động, nên có quan điểm kinh tế vĩ mô cho rằng, khi sản lượng cân bằng chưa ở mức toàn dụng, nền kinh tế suy thoái hay lạm phát cao, chính phủ vẫn không nên tác động, mà hãy để nền kinh tế tự điều chỉnh về mức sản lượng tiềm năng. Đây là quan điểm điều tiết theo “quy tắc cố định” hay chính sách thụ động.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THEO QUY TẮC PHẢN HỒI
- Một số quan điểm lại cho rằng, khi sản lượng cân bằng chưa ở mức toàn dụng, nền kinh tế suy thoái hay lạm phát cao, chính phủ cần chủ động tác động để điều tiết sản lượng về mức toàn dụng bằng các chính sách vĩ mô. Vì thông thường, quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế diễn ra rất chậm, có thể gây hậu quả: Suy thoái kéo dài, hay lạm phát tăng quá cao. Đây là quan điểm điều tiết theo “quy tắc phản hồi” hay chính sách chủ động.
Tuy nhiên, phân tích tác động của chính sách chủ động trên cơ sở liên kết các thị trường cho ta kết luận: Chính sách mở rộng làm tăng tổng cầu, nhưng sẽ kéo mức giá tăng theo, làm giảm tác động của chính sách. Nếu thị trường tiêu thụ càng nhạy cảm với mức giá (đường AD càng bằng thoải) thì tác động của chính sách càng yếu.
Kết luận:
- Trong ngắn hạn, nền kinh tế có thể cân bằng trong tình trạng khiếm dụng, hoặc cân bằng toàn dụng, hoặc cân bằng có lạm phát cao. Khi đó, chính phủ có thể sử dụng chính sách vĩ mô để ổn định hoá nền kinh tế, hoặc để nền kinh tế tự điều chỉnh. Chính sách chủ động hay thụ động cũng sẽ làm thay đổi sản lượng, mức nhân dụng và mức giá.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.