Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế Vĩ mô - Chương 5
Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Tiền và Cung tiền tệ là gì? Các thành phần lưu hành của Cung tiền tệ ?
Xem đáp án Tiền: Là phương tiện thanh toán được chấp nhận chung và được dùng bất kỳ lúc nào, để thanh toán bất kỳ một khoản là bao nhiêu, cho bất kỳ ai.
Cung tiền tệ: Là giá trị của toàn bộ quỹ tiền hiện có trong lưu hành gồm các thành phần:
- Tiền giao dịch (M1): là lượng tiền dùng giao dịch, (mua, bán, chi trả…) trong xã hội.
M1 = Tiền mặt ngoài ngân hàng + Tiền gởi không kỳ hạn
- Tiền rộng: Ngoài loại tiền có thể thanh toán được ngay trong xã hội còn có các loại tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi định kỳ, tín dụng… gọi là tiền rộng, những loại này mặc dù chưa có khả năng giao dịch nhưng có thể biến thành tiền vào bất kỳ lúc nào khi có yêu cầu. Do đó, ta có thêm những khối tiền sau:
M2 = M1 + (Tiết kiệm, tiền gửi định kỳ, hợp đồng mua lại qua đêm, Euro – Dollar qua đêm…)
M3 = M2 + (Tín dụng, hợp đồng mua lại dài hạn, Euro - Dollar dài hạn…)
Trong những khối tiền trên thì M1 là quan trọng nhất, là cơ sở để tính toán các khối tiền khác.
-
Tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng trung gian ? các công thức liên quan ?
Xem đáp án Khái niệm: Là tỷ lệ được trích ra trên lượng tiền gởi vào các ngân hàng trung gian để hình thành quỹ dự trữ trong hệ thống ngân hàng.
r = R/D à R = r.D
- R: Quỹ dự trữ trong hệ thống ngân hàng.
- R: Tỉ lệ dự trữ của các ngân hàng trung gian.
- D: Lượng tiền gởi không kỳ hạn vào các NHTG.
Cứ với mỗi đơn vị tiền gởi nhận được, các NHTG sẽ phải trích dự trữ, phần còn lại là vốn kinh doanh. Vì các NHTG muốn tăng vốn kinh doanh trên mỗi đơn vị tiền gởi nên họ muốn giảm tỷ lệ dự trữ.
Xét về cơ cấu: tỷ lệ dự trữ của các NHTG gồm 2 thành phần: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ vượt trội.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr): Là tỷ lệ dự trữ được trích do NHTW quy định để phòng rủi ro.
- Tỷ lệ dự trữ vượt trội (re): Là tỷ lệ dự trữ mà các NHTG quyết định để hình thành quỹ tiền mặt dự trữ ở tại NHTG nhằm đáp ứng yêu cầu chi trả tiền mặt cho khách hàng.
Vậy: r = rr + re
Các NHTG chỉ có thể thay đổi tỷ lệ dự trữ vượt trội.
-
Cơ số tiền và thừa số tiền là gì ?
Xem đáp án Cơ số tiền (hay quỹ tiền mặt): Là lượng tiền giấy và tiền kim loại ngoài Ngân hàng cộng với tiền dự trữ trong Ngân hàng. Đây là toàn bộ lượng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành.
Thừa số tiền (hay số nhân tiền): Là hệ số phản ánh khối lượng tiền (quỹ tiền) được tạo ra từ 1 đơn vị cơ số tiền.
Ta có:
Quỹ tiền = Thừa số tiền x Cơ số tiền
- M1: Giá trị khối tiền (quỹ tiền)
- KM: Thừa số tiền
- H: Tiền mạnh (quỹ tiền mặt)
- C: Lượng tiền mặt ngoài Ngân hàng
- c: Tỉ lệ giữa tiền mặt ngoài Ngân hàng và tiền gởi vào Ngân hàng ® c = C/D Þ C = cD
Vậy:M1 = KM. H (*)
Với: H = C + R = cD + rD = (c + r) D
Mà: M1 = C + D = cD + D = (c + 1) D
Từ (*)Þ KM = M1/H
Từ công thức tính KM ta rút ra một số tính chất sau:
- KM > 1 vì 0 < r < 1 và c > 0: Điều này có nghĩa là lượng tiền giao dịch trong nền kinh tế luôn lớn hơn lượng tiền mặt do NHTW phát hành.
- KM càng lớn nếu hoạt động kinh doanh tiền của các Ngân hàng trung gian càng mạnh nghĩa là:
- Ngân hàng dự trữ tiền càng ít, r giảm
- Gởi tiền vào Ngân hàng càng nhiều, c giảm
-
Ngân hàng trung gian là gì ?Các loại ngân hàng trung gian ?
Xem đáp án NHTG là một trung gian tài chính, có giấy phép kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở các khoản tiền gửi. Có chức năng:
- Kinh doanh tiền tệ.
- Thủ quỹ của các doanh nghiệp, các hộ gia đình.
- Tạo ra tiền.
Các loại NHTG: Các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.
Ta đã biết NHTG luôn trích dự trữ trên mỗi đơn vị tiền gởi nhận được. Toàn bộ lượng tiền còn lại NHTG sẽ đem đi cho vay hoặc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như: Chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn, cho thuê tài chính hoặc bảo lãnh ngân hàng… Chính khoản cho vay này đã làm M1 tăng lên.
Vậy:
- Bằng hoạt động kinh doanh tiền qua hình thức tín dụng, các NHTG này đã “tạo ra tiền” làm cho M1 lớn lên hơn lượng tiền ban đầu.
- Đồng tiền đi qua Ngân hàng càng nhiều (gửi nhiều, cho vay nhiều) thì M1 càng lớn lên.
-
Ngân hàng trung ương là gì ? Chức năng của nó ?
Xem đáp án Ngân hàng trung ương (NHTW) :NHTW là Ngân hàng kiểm soát và phát hành tiền. NHTW có chức năng:
- Ngân hàng phát hành tiền
- Ngân hàng giám đốc, kiểm soát hoạt động của các NHTG và thay mặt chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ.
- Ngân hàng cho vay cuối cùng
Nên NHTW có quan hệ chặt chẽ với chính phủ và với các NHTG.
Mục tiêu của NHTW là điều hòa lượng tiền trong xã hội cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế nhanh và thất nghiệp thấp.
NHTW sẽ dùng 3 công cụ chủ yếu sau để tác động đến M1. Đây chính là những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ.
- Công cụ 1: Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Khi NHTW yêu cầu giảm tỷ lệ trữ bắt buộc ở các NHTG, tỷ lệ dự trữ chung sẽ giảm, làm tăng thừa số tiền, nên quỹ tiền sẽ gia tăng. Và ngược lại, khi NHTW yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì quỹ tiền trong toàn nền kinh tế sẽ giảm vì thừa số tiền giảm.
- Công cụ 2: Quy định tỷ suất chiết khấu (rD: Discount rate): Tỷ suất chiết khấu là lãi suất mà NHTW tính với các NHTG khi NHTG vay tiền của NHTW.
- Muốn tăng M1: NHTW giảm rD, các NHTG thấy rằng không cần dự trữ tiền mặt nhiều, nếu cần, đến vay NHTW với lãi suất khuyến khích như trên. Do đó NHTG sẽ mở rộng cho vay, làm tăng M1.
- Muốn giảm M1: NHTW tăng rD lên. Các NHTG sẽ tăng dự trữ tiền mặt (tức tăng tỷ lệ dự trữ vượt trội), vì lỡ có sự cố phải vay NHTW với lãi suất cao. Do đó, giảm cho vay, làm giảm M1.
- Công cụ 3: Nghiệp vụ thị trường tự do (NVTTTD): NVTTTD được tiến hành khi NHTW thay đổi cơ số tiền bằng cách mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường tự do.
- Muốn mở rộng tiền tệ: Mua chứng khoán trên thị trường, do đó, đẩy tiền mặt vào lưu thông, tăng cơ số tiền làm tăng M1.
- Muốn thu hẹp tiền tệ: Bán chứng khoán, thu tiền về, giảm lượng tiền mặt trong xã hội, giảm cơ số tiền làm giảm M1.
Kết luận: 3 công cụ này sẽ được sử dụng theo hướng:
- Nếu có suy thoái kinh tế: NHTW tăng cung ứng tiền, gọi là chính sách mở rộng tiền tệ.
- Nếu có lạm phát cao: Giảm cung ứng tiền, gọi là chính sách xiết chặt tiền tệ.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.