Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế Vĩ mô - Chương 4
Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Ngân sách của chính phủ là gì ? Các trường hợp làm thâm hụt ngân sách chính phủ ?
Xem đáp án Khái niệm: Ngân sách chính phủ là một bảng liệt kê một cách hệ thống các khoản chi tiêu của chính phủ và nguồn thu để thực hiện các khoản chi đó.
Thâm hụt ngân sách chính phủ B (Budget deficit): Thâm hụt ngân sách chính phủ là phần chênh lệch giữa chi tiêu ngân sách và nguồn thu ngân sách của chính phủ. Vậy:B = G - T
Thâm hụt ngân sách chính phủ có 3 trường hợp có thể xảy ra:
- Khi B > 0 có nghĩa là G > T à bội chi ngân sách.
- Khi B = 0 có nghĩa là G = T à cân bằng ngân sách.
- Khi B > 0 có nghĩa là G < T à bội thu ngân sách.
-
Thay đổi thâm hụt ngân sách chính phủ tác động thế nào đối với tổng cầu và sản lượng quốc gia?
Xem đáp án Chính phủ có thể thay đổi thâm hụt ngân sách:
- Nếu chính phủ muốn tăng thâm hụt ngân sách thì có thể thực hiện bằng cách: hoặc tăng chi tiêu ngân sách G, hoặc giảm thuế ròng T, hoặc áp dụng đồng thời cả hai.
- Ngược lại, nếu chính phủ muốn giảm thâm hụt ngân sách thì có thể thực hiện bằng cách: hoặc giảm chi tiêu ngân sách G, hoặc tăng thuế ròng T, hoặc áp dụng đồng thời cả hai.
Khi chính phủ thay đổi thâm hụt ngân sách có thể lựa chọn một trong ba biện pháp, ta sẽ lần lượt xét tác động của từng biện pháp đối với tổng cầu và đối với sản lượng.
-
Chính sách tài khóa là gì ? Mục tiêu và hoạt động của nó ?
Xem đáp án Khái niệm: Chính sách tài khoá là những quyết định của chính phủ đối với việc thay đổi thâm hụt ngân sách bằng cách sử dụng hai công cụ là: Chi tiêu G và thuế ròng T.
Mục tiêu: Chính sách tài khoá nhằm mục tiêu điều tiết vĩ mô, ổn định hoá nền kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu là Yp.
Cơ sở xác định chính sách: Thực trạng của nền kinh tế, được phản ảnh qua chỉ tiêu YE hoặc Yt so với sản lượng tiềm năng Yp.
-
Chính sách tài khóa chủ động là gì ?
Xem đáp án Theo quan điểm này, để xác định chính sách tài khoá cần thực hiện, phải
dựa vào thực trạng của nền kinh tế quốc gia (được phản ảnh thông qua GDP/Yt và YE).
- Khi nền kinh tế suy thoái (YE hay Yt < YP), để kích thích tổng cầu tăng lên, làm tăng sản lượng quốc gia, chính phủ cần tăng thâm hụt ngân sách bằng cách tăng chi tiêu G, hoặc giảm thuế ròng T, hoặc vừa tăng chi tiêu G vừa giảm thuế ròng T. Người ta gọi đây là chính sách tài khoá mở rộng.
- Ngược lại, khi nền kinh tế có lạm phát cao (YE hay Yt > YP) để giảm tổng cầu, điều tiết sản lượng quốc gia về mức sản lượng tiềm năng, chính phủ cần giảm thâm hụt ngân sách bằng cách giảm chi tiêu G, hoặc tăng thuế ròng T, hoặc vừa giảm chi tiêu G vừa tăng thuế ròng TÞ đây là chính sách tài khoá thu hẹp.
- Nếu chỉ thay đổi chi tiêu G (không thay đổi thuế ròng T) thì lượng chi tiêu cần thay đổi là:
DG = DAD0 = DY/k = (Yp - YE)/k
- Nếu chỉ thay đổi thuế ròng T chi tiêu G (không thay đổi chi tiêu G) thì lượng thuế ròng cần thay đổi là:
DT = DTx = DAD0/-Cm
- Nếu tác động đồng thời vào G và T thì lượng chi tiêu G và lượng thuế ròng T cần thay đổi thoả phương trình:
D AD0,G + DAD0,T = D AD0
Þ D G - Cm DT = DAD0
-
Chính sách tài khoá tự động là gì?
Xem đáp án Các nhà kinh tế học theo quan điểm này cho rằng, để điều tiết kinh tế vĩ mô chính phủ cần sử dụng các nhân tố ổn định tự động trong nền kinh tế là: Thuế thu nhập có lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp. Khi đó, chính sách tài khóa tự nó được thực hiện.
Thật vậy, nếu nền kinh tế có các nhân tố này được áp dụng thì:
- Khi kinh tế suy thoái, thu nhập giảm, thuế thu nhập mà chính phủ thu được sẽ giảm đi, đồng thời, trợ cấp thất nghiệp phải chi sẽ tự động tăng do tỷ lệ thất nghiệp tăng. Do đó, thuế ròng đã tự động giảm.
- Tương tự với trường hợp ngược lại.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.