Ích lợi (Utility – U): là sự thỏa mãn hoặc hài lòng thu được khi tiêu dùng một hàng hóa/dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Tổng ích lợi (TU): là tổng thể sự thỏa mãn hoặc hài lòng thu được khi tiêu dùng một lượng hàng hóa/dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Là sự thay đổi của tổng ích lợi khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa/dịch vụ được tiêu dùng (tức là ích lợi thu thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá/dịch vụ)
Nếu cứ tiếp tục tăng dần lượng tiêu dùng một loại hàng hóa/dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, thì tổng ích lợi sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm dần, còn ích lợi cận biên luôn có xu hướng giảm dần
VD: Giả sử lợi ích của con người có thể đo được, ta có bảng minh họa ích lợi của việc uống bia của anh A trong một buổi liên hoan như sau:
Khi MU > P: tổng ích lợi tăng thêm nhưng lại tăng với tốc độ giảm dần, người tiêu dùng sẽ tiếp tục tiêu dùng thêm hàng hóa và dịch vụ.
Khi MU = P: tổng ích lợi của người tiêu dùng là lớn nhất TUmax và lượng tiêu dùng đạt tối ưu.
Khi MU < P: tổng ích lợi giảm đi, người tiêu dùng dừng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
Khi MU càng lớn thì số lượng tiêu dùng càng ít, người tiêu dùng trả giá càng cao và ngược lại, khi MU càng nhỏ thì số lượng càng nhiều, người tiêu dùng trả giá càng thấp. Khi MU = 0, người tiêu dùng không mua thêm một đơn vị hàng hóa nào nữa, quy luật MU giảm dần giải thích lý do vì sao đường cầu dốc xuống từ trái qua phải, MU ≡ D.
=> Đường cầu phản ánh mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả.
Câu 9:
Mã câu hỏi: 204439
Thặng dư tiêu dùng là gì ? Nội dụng cụ thể của nó ?
Khái niệm: Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch giữa ích lợi mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng một đơn vị hàng hóa/dịch vụ so với chi phí thực tế mà người tiêu dùng phải trả để thu được ích lợi đó.
Tiêu dùng 1 hàng hóa/dịch vụ: CS = MU – P
Khi MU > P, CS > 0 thì người tiêu dùng quyết định tăng lượng tiêu dùng. Tuy nhiên, khi tiêu dùng tăng lên thì ích lợi cận biên lại giảm dần làm cho tổng ích lợi tăng theo chiều hướng chậm dần cho đến khi thặng dư của đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng 0, tức là MU = P, TUmax thì người tiêu dùng sẽ quyết định dừng quá trình tiêu dùng lại. Do đó, mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hóa ích lợi chính là tối đa hóa thặng dư tiêu dùng.
Câu 10:
Mã câu hỏi: 204440
Biểu diễn sở thích của người tiêu dùng bằng đường bàng quan ?
Đường bàng quan (Indifferent Curve) là tập hợp các cách thức kết hợp khác nhau của tập hợp hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho cùng một mức ích lợi. Đường bàng quan còn được gọi là đường đồng mức ích lợi, đường đẳng ích hay đường đồng mức thỏa dụng.
Tính chất
Đường bàng quan dốc xuống về phía phải và có độ dốc âm.
Họ các đường bàng quan: Các đường bàng quan khác nhau thì mức lợi ích khác nhau.
Các đường bàng quan không cắt nhau vì việc các đường bàng quan cắt nhau vi phạm nguyên tắc rằng người tiêu dùng thích số lượng nhiều hơn.