Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có hai phần rất đơn giản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cấu trúc này mới là cấu trúc cơ sở, đơn giản, tuy không sai nhưng không thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa
Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định – một chủ thể của văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người – chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu và vì vậy, đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và con người. Mọi hệ thống văn hóa đều có quan hệ với môi trường xã hội. Vì vậy, giữa văn hóa và môi trường xã hội có sự gắn kết sâu sắc. Đó là những vấn đề có liên quan đến tổ chức xã hội vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị và những vấn đề có liên quan đến đời sống cá nhân như tín ngưỡng, phong tục, tập quán, đạo đức, sự giao tiếp, ứng xử, nghệ thuật v.v… Mối quan hệ thứ hai là quan hệ giữa văn hóa và môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, vấn đề bản năng v.v…). Với mỗi loại môi trường đều có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng: tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, để mặc và làm đẹp con người, để tạo ra các vật dụng hàng ngày… Nhưng đồng thời phải đối phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (nhà cửa, kiến trúc)…
Tóm lại, mô hình cấu trúc của hệ thống văn hóa sẽ cho ta thấy những cái chung, cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền văn hóa, còn loại hình văn hóa sẽ cho ta thấy cái riêng, cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Hiểu theo nghĩa rộng, ngôn ngữ là một thành tố văn hóa nhưng là một thành tố chi phối nhiều đến các thành tố văn hóa khác, mặc dù, ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng “về mặt hình thành, ngôn ngữ và văn hóa đều là những thiết chế xã hội mang tính ước định”.
Trong tiến trình phát triển, tiếng Việt còn có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ ở Trung Quốc. Không kể sự tiếp xúc giữa người Lạc Việt và các bộ tộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử trở xuống, thời tiền sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra trước và trong thời Bắc thuộc. Sự tiếp xúc này đã đem lại sự thay đổi cho tiếng Việt.
Cuộc tiếp xúc lớn thứ hai là cuộc tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Pháp. Thực dân Pháp cưỡng bức đặt tiếng Pháp vào địa vị có ưu thế cho tiếng Pháp. Người Việt lại vay mượn những từ của tiếng Pháp, sao phỏng ngữ pháp của tiếng Pháp. Tiếng Việt giai đoạn này vừa giữ bản sắc của mình vừa biến đổi nhanh chóng, chuẩn bị cho sự phát triển ở giai đoạn sau.
Từ năm 1945 đến nay, tiếng Việt được sử dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Nó có một vị thế xứng đáng, được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm tạo điều kiện cho phát triển cùng với ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam.
Mặt khác, trong sự phát triển của văn hóa, ngôn ngữ bao giờ cũng là một công cụ, một phương tiện có tác động nhạy cảm nhất. Lịch sử phát triển của tiếng Việt đã có nhiều minh chứng cho vấn đề này.
Câu 5:
Mã câu hỏi: 206489
Trình bày nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo ?
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết thập nhị nhân duyên. Nhân là nguyên nhân gây ra sự vật. Duyên là những mối quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi vận hành. Đạo Phật khái quát lại thành 12 nhân duyên. Đó là một chuỗi liên tục các nguyên nhân giam hãm con người trong vòng sinh tử luân hồi.
Như vậy, đặc điểm nổi bật của Phật giáo nguyên thủy là không chấp nhận thần linh, chủ trương vô thần nhưng là duy tâm chủ quan.
Tín ngưỡng phồn thực là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. Tín ngưỡng này có mặt rất sớm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ đại nhưng có sự biến thiên khác nhau giữa các vùng, do sự ảnh hưởng của văn hóa Hán nhiều hay ít.
Với người Việt, dấu vết của tín ngưỡng phồn thực còn lại cho chúng ta thấy nó từng có mặt từ nơi xa xưa. Tượng linga, yoni bằng đất nung tìm thấy ở di tích Mả Đống (Hà Tây), tượng người bằng đá có linga to quá cỡ ở Văn Điển, tượng nam nữ giao hợp trên nắp thạp đồng Đào Thịnh v.v…, chính là bằng chứng cho thấy sự gắn bó của tín ngưỡng này từ thời xa xưa với cư dân nơi đây.
Là một từ Hán, thành hoàng có nghĩa gốc ban đầu là hào bao quanh thành, nếu hào có nước sẽ gọi là trì (thành trì). Thành hoàng làng là vị thần bảo trợ một thành quách cụ thể. Tục thờ vị thần bảo trợ thành quách – tức thần thành hoàng đã có ở Trung Quốc từ xưa, nói như Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục là có từ thời Tam Quốc
Trong khi đó, thành hoàng được phụng thờ ở các làng quê lại là một dòng chảy khác của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Với người dân ở cộng đồng lãng xã, vị thần thành hoàng làng được coi như một vị thánh. Mỗi làng quê có một vị thánh của mình: trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ.
Chức năng chính của văn hóa là chức năng giáo dục.
Để thực hiện chức năng này, văn hóa có các chức năng khác như:
Chức năng nhận thức
Chức năng định hướng đánh giá, xác định chuẩn mực điều chỉnh cách ứng xử của con người.
Chức năng giao tiếp
Chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử.
Một số thành tố của văn hóa còn có cả chức năng riêng của nó. Chẳng hạn nghệ thuật, thể thao, trò chơi, hội hè v.v… có chức năng giải trí, hoặc nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ.
Nhìn từ góc độ lao động sản xuất – nền tảng sự sống của cộng đồng, chúng ta thấy một vấn đề bao trùm là sự hiện diện ở Việt Nam của một nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình sinh tồn và phát triển của nó là miền đồng bằng sông nước tựa núi và tiếp biển. Không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đào luyện nên tâm lí hóa thân vào đồng đất và mở rộng bờ cõi với hướng chạy dọc theo các đồng bằng ven biển.
Mô hình sản xuất này được sinh ra và thích hợp đối với nền kinh tế tự cung tự cấp, lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng. Truyền thống này được hình thành đã lâu, nhưng nó vẫn còn thích hợp cho sự phát triển kinh tế ở nông thôn nước ta ngày nay, nó tận dụng được thời gian và sức lao động dư thừa, nâng cao mức sống của các hộ nông dân thuần túy.