Bài tập trắc nghiệm ôn tập Lớp Cá - Lớp Lưỡng Cư Sinh học 7

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 42942

    Cá chép sống ở môi trường nào? 

    • A. Môi trường nước lợ
    • B.Môi trường nước ngọt
    • C.Môi trường nước mặn              
    • D.Môi trường nước mặn và môi trường nước lợ
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 42944

    Thân cá chép có hình gì? 

    • A.Hình vuông    
    • B.Hình thoi      
    • C.Hình tam giác    
    • D.Hình chữ nhật.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 42946

    Khúc đuôi mang vây đuôi cá chép có tác dụng gì? 

    • A.Biết được các kích thích do áp lực nước
    • B.Biết được tốc độ nước chảy
    • C.Nhận biết các vật cản trong nước 
    • D.Đẩy nước làm cá tiến về phía trước
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 42948

    Nhận định nào sau đây đúng về vây lưng cá chép? 

    • A. Khi bơi cá uốn mình, khúc đuôi mang vây lưng đẩy nước làm cá tiến lên phía trước
    • B.Vây lưng cùng với vây hậu môn làm tăng diện tích dọc thân cá, giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả
    • C.Vây lưng có tác dụng giúp cá rẽ trái hoặc rẽ phải 
    • D.Đôi vây lưng cùng với đôi vây bụng giữ thăng bằng cho cá, giúp cá bơi hướng lên hoặc hướng xuống, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 42950

    Thứ tự di chuyển của máu trong hệ tuần hoàn cá chép là: 

    • A.Tâm thất → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm nhĩ rồi lặp lại
    • B.Tâm thất → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm nhĩ rồi lặp lại
    • C.Tâm nhĩ → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm thất rồi lặp lại 
    • D.Tâm nhĩ → Động mạch chủ bụng → Các mao mạch mang → Động mạch chủ lưng → Các mao mạch ở các cơ quan → Tĩnh mạch bụng → Tâm thất rồi lặp lại
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 42952

    Ở động vật có xương sống, một vòng tuần hoàn có ở

    • A.Lưỡng cư 
    • B. Bò sát      
    • C.Cá   
    • D.Thú
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 42954

    Hệ thần kinh cá chép cấu tạo như thế nào? 

    • A.Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng trong cung đốt sống gồm bộ não và tuỷ sống
    • B.Não trước chưa phát triển, tiểu não khá phát triển
    • C.Hành khứu giác, thuỳ thị giác rất phát triển 
    • D.Tất cả các ý đều đúng
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 42956

    Hệ thống cơ quan nào liên quan đến sự tạo thành bóng hơi của cá? 

    • A.Hệ tuần hoàn
    • B. Hệ hô hấp 
    • C.Hệ tiêu hoá    
    • D.Hệ bài tiết
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 42959

    Cử động hô hấp của ếch là gì? 

    • A.Phổi nâng lên 
    • B.Sự nâng hạ lồng ngực
    • C.Sự nâng hạ của thềm miệng   
    • D.Tất cả đều sai
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 42961

    Hệ tuần hoàn của Lưỡng cư có cấu tạo? 

    • A.Tim có một ngăn và một vòng tuần hoàn
    • B.Tim có hai ngăn và hai vòng tuần hoàn
    • C. Tim có ba ngăn và hai vòng tuần hoàn
    • D.Tim có bốn ngăn và hai vòng tuần hoàn.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 42962

    Hệ tuần hoàn của ếch gồm hai vòng tuần hoàn là hai vòng nào? 

    • A.Vòng nhỏ và vòng phổi
    • B.Vòng phổi và vòng lớn
    • C. Vòng lớn và vòng cơ thể        
    • D.Tất cả đều được chấp nhận
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 42965

    Máu đi nuôi cơ thể ếch là loại máu nào? 

    • A.Máu đỏ tươi
    • B.Máu đỏ thẫm
    • C.Máu pha 
    • D.Máu pha và máu đỏ thẫm
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 42966

    Nhiệt độ cơ thể ếch đồng không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là? 

    • A.Động vật đồng nhiệt
    • B.Động vật động nhiệt
    • C.Động vật đẳng nhiệt   
    • D.Động vật biến nhiệt
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 42969

    Hệ tiêu hoá của ếch không có cơ quan nào? 

    • A.Miệng có lưỡi phóng bắt mồi 
    • B.Có gan – mật, tuyến tuỵ
    • C.Dạ dày lớn ruột ngắn 
    • D.Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 42971

    Cấu tạo dạ dày ếch có đặc điểm nào tiến hoá hơn so với cá chép? 

    • A.Nhỏ hơn
    • B.To hơn
    • C.To và phân biệt với ruột  
    • D.To hơn nhưng chưa phân biệt rõ với ruột
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 42973

    Đặc điểm hệ thần kinh của ếch gồm: 

    • A.Não trước và thuỳ thị giác phát triển
    • B.Tiểu não kém phát triển
    • C.Có hành tuỷ và tuỷ sống
    • D.Tất cả đều đúng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 42975

    Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư? 

    • A.Cá chuồn
    • B.Cá cóc Tam Đảo
    • C.Cá cóc Nhật Bản 
    • D.Ễnh ương
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 42977

    Cắt bỏ tiểu não của cá chép thì: 

    • A.Mọi cử động của cá bị rối loạn
    • B.Cá chết ngay
    • C.Tập tính cá vẫn không thay đổi 
    • D.Mất khả năng ngửi
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 42979

    Cho các sinh vật: cá chép, cá ngừ, chẫu chàng, cá cóc Tam Đảo, cá nhám, cá vền, lươn, cá voi, rươi, cá trích, mực, san hô, hải quỳ, tôm, cá heo.

    Số sinh vật thuộc lớp cá là: 

    • A.6
    • B.7
    • C.8
    • D.9
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 42981

    Quan sát cấu tạo giải phẫu của cá. Cho các mệnh đề sau:

    (1) Cơ quan số 3 là thận.

    (2) Cơ quan số 4 là bóng hơi.

    (3) Cơ quan số 7 là não.

    (4) Cơ quan số 9 là miệng.             

    (5) Cơ quan số 11 là hầu.

    (6) Cơ quan số 12 là tim.

    Có bao nhiêu nhận định đúng? 

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 42982

    Nói về hệ tuần hoàn cá chép, có bao nhiêu nhận định sai?

    (1) Tim có 2 ngăn: Tâm nhĩ và tâm thất.

    (2) Sự trao đổi khí khiến máu màu đỏ tươi ở các mao mạch mang.

    (3) Máu tươi là do giàu oxi.

    (4) Tâm thất co, dồn máu sang tâm nhĩ. 

    • A.0
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 42983

    Về cấu tạo ngoài của cá chép, có các nhận định sau:

    (1) Thân hình thoi dẹp bên.

    (4) Cá có vây: vây chẵn và vây lẻ.

    (2) Có mi mắt.

    (5) Thân phủ vảy xương.

    (3) Có 2 đôi râu.

    (6) Ngoài vảy có lớp da mỏng (chứa các tuyến chất nhầy).

    Có bao nhiêu nhận định đúng? 

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 42984

    Cho các sinh vật: cá ngừ, ếch giun, ễnh ương, chẫu chàng, cá cóc.

    Có bao nhiêu sinh vật thụ tinh ngoài? 

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 42985

    Cho các sinh vật: ếch đồng, cóc nhà, tôm, bướm tằm, hải quỳ, san hô, trùng giày, trùng lỗ, châu chấu, muỗi, ruồi.

    Số sinh vật phát triển biến thái hoàn toàn là: 

    • A.6
    • B.7
    • C.4
    • D.5
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 42986

    Cho các đặc điểm sau về cấu tạo ngoài của ếch

    (1) Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

    (2) Da trần, phu chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.

    (3) Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).

    (4) Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).

    (5) Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ

    (6) Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

    Có bao nhiêu đặc điểm thể hiện ếch thích nghi với đời sống ở cạn?

    • A.2
    • B.4
    • C.5
    • D.3
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 42987

    Quan sát cấu tạo giải phẫu của ếch. Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định vị trí của xương đai hông? 

    • A.Vị trí số 1
    • B.Vị trí số 2
    • C.Vị trí số 3 
    • D.Vị trí số 4
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 42988

    Lớp Cá sụn (danh pháp khoa học: Chondrichthyes) là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp, các cặp lỗ mũi, vảy, tim hai ngăn và bộ xương hợp thành từ chất sụn chứ không phải xương. Nhóm cá này được chia thành 2 phân lớp: Cá mang tấm (Elasmobranchii: cá mập, cá đuối) và cá toàn đầu (Holocephali).

    Cá sụn chủ yếu là động vật máu lạnh, với tốc độ trao đổi chất thấp, di chuyển nhiều nhưng không cần phải săn mồi thường xuyên. Vào các thí nghiệm thập niên 1980, các nhà khoa học cho rằng, sau khi ngốn xác chết cá voi nhiều mỡ, con cá mập không cần ăn trong vòng trên một tháng.

    Thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể. Phần lớn loài theo con đường noãn thai sinh (phôi phát triển thành con ở bên trong trứng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ.). Một số ít loài theo con đường thai sinh (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai). Đối với cá mập, phần lớn con đẻ ra không được sự bảo vệ của bố mẹ. Ngay ở trong bụng mẹ, các con nở ra trước sẽ ăn trứng của các con ra sau để lấy chất dinh dưỡng.

    Cho các nhận định về cá mập:

    (1) Tất cả các loài cá mập đều thuộc lớp Cá sụn.

    (2) Tất cả các loài cá mập đều thụ tinh trong.

    (3) Tất cả các loài cá mập đều là động vật biến nhiệt.

    Có bao nhiêu nhận định đúng về cá mập? 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.0
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 42989

    Lớp Cá sụn (danh pháp khoa học: Chondrichthyes) là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp, các cặp lỗ mũi, vảy, tim hai ngăn và bộ xương hợp thành từ chất sụn chứ không phải xương. Nhóm cá này được chia thành 2 phân lớp: Cá mang tấm (Elasmobranchii: cá mập, cá đuối) và cá toàn đầu (Holocephali).

    Cá sụn chủ yếu là động vật máu lạnh, với tốc độ trao đổi chất thấp, di chuyển nhiều nhưng không cần phải săn mồi thường xuyên. Vào các thí nghiệm thập niên 1980, các nhà khoa học cho rằng, sau khi ngốn xác chết cá voi nhiều mỡ, con cá mập không cần ăn trong vòng trên một tháng.

    Thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể. Phần lớn loài theo con đường noãn thai sinh (phôi phát triển thành con ở bên trong trứng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ.). Một số ít loài theo con đường thai sinh (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai). Đối với cá mập, phần lớn con đẻ ra không được sự bảo vệ của bố mẹ. Ngay ở trong bụng mẹ, các con nở ra trước sẽ ăn trứng của các con ra sau để lấy chất dinh dưỡng.

    Cá mập trắng thuộc hệ thống phân loại nào sau đây (Theo danh pháp Latin, chú ý chính tả)? 

    • A.Giới Animalia, ngành Chordata, lớp Chondrychthies, bộ Lamniformes, họ Lamnidae, chi Carcharodon, loài Carcharodon carcharias
    • B.Giới Animalia, ngành Mammalia, lớp Chondrychthies, bộ Lamniformes, họ Lamnidae, chi Carcharodon, loài Carcharodon carcharias
    • C.Giới Animalia, ngành Mammalia, lớp Chondrichthyes, bộ Lamniformes, họ Lamnidae, chi Carcharodon, loài Carcharodon carcharias
    • D.Giới Animalia, ngành Chordata, lớp Chondrichthyes, bộ Lamniformes, họ Lamnidae, chi Carcharodon, loài Carcharodon carcharias
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 42990

    Lớp Cá sụn (danh pháp khoa học: Chondrichthyes) là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp, các cặp lỗ mũi, vảy, tim hai ngăn và bộ xương hợp thành từ chất sụn chứ không phải xương. Nhóm cá này được chia thành 2 phân lớp: Cá mang tấm (Elasmobranchii: cá mập, cá đuối) và cá toàn đầu (Holocephali).

    Cá sụn chủ yếu là động vật máu lạnh, với tốc độ trao đổi chất thấp, di chuyển nhiều nhưng không cần phải săn mồi thường xuyên. Vào các thí nghiệm thập niên 1980, các nhà khoa học cho rằng, sau khi ngốn xác chết cá voi nhiều mỡ, con cá mập không cần ăn trong vòng trên một tháng.

    Thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể. Phần lớn loài theo con đường noãn thai sinh (phôi phát triển thành con ở bên trong trứng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ.). Một số ít loài theo con đường thai sinh (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai). Đối với cá mập, phần lớn con đẻ ra không được sự bảo vệ của bố mẹ. Ngay ở trong bụng mẹ, các con nở ra trước sẽ ăn trứng của các con ra sau để lấy chất dinh dưỡng.

    Quan hệ cùng đàn của các con cá mập con trong bụng mẹ là: 

    • A.Ức chế - cảm nhiễm 
    • B.Cạnh tranh   
    • C.Tiêu diệt    
    • D.Hoại sinh
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 42991

    Lớp Cá sụn (danh pháp khoa học: Chondrichthyes) là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp, các cặp lỗ mũi, vảy, tim hai ngăn và bộ xương hợp thành từ chất sụn chứ không phải xương. Nhóm cá này được chia thành 2 phân lớp: Cá mang tấm (Elasmobranchii: cá mập, cá đuối) và cá toàn đầu (Holocephali).

    Cá sụn chủ yếu là động vật máu lạnh, với tốc độ trao đổi chất thấp, di chuyển nhiều nhưng không cần phải săn mồi thường xuyên. Vào các thí nghiệm thập niên 1980, các nhà khoa học cho rằng, sau khi ngốn xác chết cá voi nhiều mỡ, con cá mập không cần ăn trong vòng trên một tháng.

    Thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể. Phần lớn loài theo con đường noãn thai sinh (phôi phát triển thành con ở bên trong trứng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ.). Một số ít loài theo con đường thai sinh (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai). Đối với cá mập, phần lớn con đẻ ra không được sự bảo vệ của bố mẹ. Ngay ở trong bụng mẹ, các con nở ra trước sẽ ăn trứng của các con ra sau để lấy chất dinh dưỡng.

    Tốc độ trao đổi chất thấp giúp cá mập: 

    • A.Tích cực săn mồi
    • B.Không cần săn mồi
    • C.Mọc răng nhanh 
    • D.Tất cả đều sai
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 42992

    Lớp Cá sụn (danh pháp khoa học: Chondrichthyes) là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp, các cặp lỗ mũi, vảy, tim hai ngăn và bộ xương hợp thành từ chất sụn chứ không phải xương. Nhóm cá này được chia thành 2 phân lớp: Cá mang tấm (Elasmobranchii: cá mập, cá đuối) và cá toàn đầu (Holocephali).

    Cá sụn chủ yếu là động vật máu lạnh, với tốc độ trao đổi chất thấp, di chuyển nhiều nhưng không cần phải săn mồi thường xuyên. Vào các thí nghiệm thập niên 1980, các nhà khoa học cho rằng, sau khi ngốn xác chết cá voi nhiều mỡ, con cá mập không cần ăn trong vòng trên một tháng.

    Thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể. Phần lớn loài theo con đường noãn thai sinh (phôi phát triển thành con ở bên trong trứng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ.). Một số ít loài theo con đường thai sinh (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai). Đối với cá mập, phần lớn con đẻ ra không được sự bảo vệ của bố mẹ. Ngay ở trong bụng mẹ, các con nở ra trước sẽ ăn trứng của các con ra sau để lấy chất dinh dưỡng.

    Biết để đốt 1 gam mỡ cần 9 450 calo, 1 gam protein cần 5 650 calo (Tính theo bom calori). Một đàn cá mập gồm 5 con săn được một con cá voi nặng 10 tấn. Biết hiệu suất sử dụng năng lượng mỗi chất của cá mập chỉ bằng 70% năng lượng đo được bởi bom calori và hàm lượng mỡ trong cá voi là 35%, hàm lượng đạm là 30%. Hỏi mỗi con cá mập cần phải “đốt” bao nhiêu kcal để tiêu thụ hết dinh dưỡng của con mồi? Chọn giá trị gần đúng

    • A.6 700 000 kcal 
    • B.700 000 kcal
    • C.11 000 000 kcal     
    • D.1 000 000 kcal
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 42993

    Lớp Cá sụn (danh pháp khoa học: Chondrichthyes) là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp, các cặp lỗ mũi, vảy, tim hai ngăn và bộ xương hợp thành từ chất sụn chứ không phải xương. Nhóm cá này được chia thành 2 phân lớp: Cá mang tấm (Elasmobranchii: cá mập, cá đuối) và cá toàn đầu (Holocephali).

    Cá sụn chủ yếu là động vật máu lạnh, với tốc độ trao đổi chất thấp, di chuyển nhiều nhưng không cần phải săn mồi thường xuyên. Vào các thí nghiệm thập niên 1980, các nhà khoa học cho rằng, sau khi ngốn xác chết cá voi nhiều mỡ, con cá mập không cần ăn trong vòng trên một tháng.

    Thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể. Phần lớn loài theo con đường noãn thai sinh (phôi phát triển thành con ở bên trong trứng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ.). Một số ít loài theo con đường thai sinh (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai). Đối với cá mập, phần lớn con đẻ ra không được sự bảo vệ của bố mẹ. Ngay ở trong bụng mẹ, các con nở ra trước sẽ ăn trứng của các con ra sau để lấy chất dinh dưỡng.

    Ngay ở trong bụng mẹ, các con nở ra trước sẽ ăn trứng của các con ra sau để lấy chất dinh dưỡng. Việc này sẽ dấn đến sự đảm bảo chỉ những con lớn và khỏe nhất tồn tại. Đó là sứ mệnh của: 

    • A.Chúa trời 
    • B.Quần thế sinh vật   
    • C.Chọn lọc tự nhiên 
    • D. Đột biến
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 42994

    Khi nuôi cá thí nghiệm trong hồ của một nhà ngư dân, một nhà sinh vật học thấy rằng:

    Nếu trên mỗi đơn vị diện tích mặt hồ có n con cá thì trung bình mỗi con cá sau một vụ cân nặng

    P(n) = 480 – 20n gam

    Hãy sử dụng kiến thức chặn khoảng số nguyên và các chức năng máy tính bỏ túi để tính xem, cần phải thả bao nhiêu cá trên một đơn vị diện tích của mặt hồ để sau một vụ thu hoạch nhà ngư dân thu được nhiều tiền nhất? 

    • A.10
    • B.12
    • C.14
    • D.16
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 42995

    1 con ếch nhảy liên tục từ bờ bên này sang bờ bên kia theo tấm bèo xếp theo đường kính của một cái hồ hình tròn diện tích 1000 mét vuông, với mỗi lần nhảy đều xa 0,6m. Hỏi cần bao nhiêu lần nhảy thì ếch sang bờ bên kia? Chọn giá trị gần nhất

    • A.30
    • B.60
    • C.59
    • D.29
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 42996

    Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng? 

    • A.Là động vật hằng nhiệt
    • B.Sống trong môi trường nước ngọt
    • C.Chỉ ăn thực vật thuỷ sinh
    • D.Thụ tinh trong
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 42997

    1 con cá có đuôi nặng 250g, đầu nặng bằng đuôi và một nửa thân, thân nặng bằng đầu và đuôi. Khối lượng con cá là: 

    • A.0,2 yến
    • B.0,2 kg
    • C. 0,1 yến
    • D.0,1 kg
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 42998

    Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng ? 

    • A.Vây đuôi và vây hậu môn
    • B.Vây ngực và vây lưng
    • C.Vây ngực và vây bụng 
    • D.Vây lưng và vây hậu môn
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 42999

    Nguyên nhân chính khiến ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước chứ không sống ở nơi khô ráo là do hệ cơ quan nào sau đây? 

    • A.Hệ bài tiết  
    • B.Hệ tuần hoàn  
    • C.Hệ thần kinh       
    • D.Hệ hô hấp
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 43000

    Khi nuôi ếch đồng trong hồ của một nhà ngư dân, một nhà sinh vật học thấy rằng:

    Nếu trên mỗi đơn vị diện tích mặt hồ có n trăm con ếch (n là một số nguyên) thì trung bình mỗi con ếch sau một vụ cân nặng

    Ngư dân sẽ thu được nhiều nhất bao nhiêu tiền, biết 1 kg ếch bán được 750 000 đồng? 

    • A.21,825 triệu 
    • B.12,285 triệu
    • C. 25,182 triệu     
    • D.18,285 triệu
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 43001

    Đặc điểm nào dưới đây giúp màng mắt của cá chép không bị khô ? 

    • A.Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân
    • B.Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy
    • C.Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng 
    • D.Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?