Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 98344
Chức năng nào sao đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
- A.Răng cửa giữ và giật cỏ.
- B.Răng nanh nghiền nát cỏ.
- C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
- D.Răng nanh giữ và giật cỏ.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 98345
Ở động vật ăn cỏ, sự tiêu hoá thức ăn như thế nào?
- A. Tiêu hoá hoá và cơ học.
- B.Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
- C.Tiêu hoá cơ học.
- D.Tiêu hoá hoá học.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 98347
Chức năng nào không đúng với răng của thú ăn thịt?
- A.Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương.
- B.Răng cửa giữ thức ăn.
- C.Răng nanh cắn và giữ mồi.
- D.Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 98348
Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?
- A. Tiêu hoá hoá học.
- B.Tiêu hoá cơ học.
- C.Tiêu hoá hóa học và cơ học.
- D.Tiêu hoá hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 98349
Đặc điểm tiêu hóa nào không có ở thú ăn thịt?
- A.Dạ dày đơn.
- B. Ruột ngắn.
- C.Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
- D.Manh tràng phát triển.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 98350
Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?
- A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
- B.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
- C.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
- D.Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 98351
Đặc điểm nào không có ở thú ăn cỏ?
- A.Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.
- B.Ruột dài.
- C.Manh tràng phát triển.
- D.Ruột ngắn.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 98352
Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt như thế nào?
- A.Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.
- B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.
- C.Nhai thức ăn trước khi nuốt.
- D.Chỉ nuốt thức ăn.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 98353
Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?
- A.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
- B.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
- C.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
- D.Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 98354
Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?
- A.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
- B.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
- C.Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
- D.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 98355
Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá ở dạ cỏ diễn ra như thế nào?
- A.Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
- B.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
- C.Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
- D.Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 98356
Động vật ăn thực vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
- A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
- B.Ngựa, thỏ, chuột.
- C.Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
- D.Trâu, bò, cừu, dê.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 98357
Trong ống tiêu hóa, biến đổi sinh học là quá trình
- A.phân giải thức ăn trong cơ thể sống
- B.tiêu hóa nhờ enzim
- C.phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật
- D.phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 98358
Động vật ăn thực vật nào sau đây có dạ dày một ngăn?
- A.Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
- B.Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
- C.Ngựa, thỏ, chuột.
- D.Trâu, bò, cừu, dê.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 98359
Nguồn cung cấp prôtêin chủ yếu cho thú ăn thực vật là do
- A.sử dụng lượng thức ăn rất lớn.
- B.đôi khi chúng ăn cả thức ăn động vật.
- C.tăng cường ăn các cây họ đậu.
- D.tiêu hóa vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa của chúng.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 98360
Điều nào không đúng khi nhận xét về cơ quan tiêu hóa?
- A.Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển.
- B.So với các loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn.
- C. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
- D.Cả loài ăn thực vật và ăn thịt đều có enzim tiêu hóa thức ăn.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 98361
Diều của chim ăn hạt có tác dụng tương tự như bộ phận nào ở động vật nhai lại?
- A.Dạ tổ ong.
- B.Dạ múi khế.
- C.Dạ cỏ.
- D.Dạ lá sách.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 98362
Dạ dày thường không có vai trò nào sau đây?
- A.Chứa thức ăn.
- B.Hấp thụ chất dinh dưỡng.
- C.Tiêu hóa cơ học.
- D.Tiêu hóa hóa học.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 98363
Chất nào sau đây được hấp thụ qua ruột non luôn theo cơ chế thụ động?
- A.Nước.
- B.Glucozơ.
- C.Axitamin.
- D.Axit béo.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 98364
Ở loài ăn thực vật, bộ phận nào sau đây được xem như dạ dày thứ 2?
- A.Diều.
- B.Mề.
- C.Đại tràng.
- D.Manh tràng.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 98365
Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của thú ăn thịt diễn ra theo trình tự như thế nào?
- A.Biến đổi cơ học + biến đổi hóa học.
- B.Biến đổi cơ học + biến đổi sinh học.
- C.Biến đổi hóa học + biến đổi cơ học.
- D.Biến đổi hóa học + biến đổi sinh học.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 98366
Ruột già ở người, ngoài chức năng chứa các chất cặn bã thải ra ngoài còn có tác dụng gì?
- A.Tiêu hóa tiếp tục xenlulozơ.
- B.Tái hấp thu nước.
- C.Hấp thu một số chất dinh dưỡng còn sót lại ở ruột non.
- D.Tiêu hóa tiếp tục protein.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 98367
Dạ cỏ của trâu, bò là nơi thực hiện chức năng gì?
- A.Chỉ để chứa thức ăn.
- B.Tiêu hóa cơ học thức ăn.
- C.Hấp thụ nước có trong thức ăn.
- D.Thực hiện tiêu hóa sinh học mạnh.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 98368
Trình tự tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại như thế nào?
- A.Biến đổi hóa học - Biến đổi cơ học - Biến đổi sinh học.
- B.Biến đổi cơ học - Biến đổi hóa học - Biến đổi sinh học.
- C.Biến đổi cơ học - Biến đổi sinh học - Biến đổi hóa học.
- D.Biến đổi sinh học - Biến đổi cơ học - Biến đổi hóa học.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 98369
Vitamin cần cho cơ thể để làm gì?
- A.Làm nguyên liệu cấu tạo mô
- B.Cung cấp năng lượng
- C.Tham gia vào thành phần cấu tạo của enzim
- D.khử độc cho tế bào
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 98370
Chất không có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể là chất nào?
- A.Nước và vitamin
- B.Đường và protein
- C.Muối khoáng và lipit
- D.Nước và protein
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 98371
Khác với động vật, thực vật không có quá trình nào sau đây?
- A. Lấy thức ăn.
- B.Hấp thụ chất dinh dưỡng.
- C.Biến đổi thức ăn.
- D.Đồng hóa và dị hóa.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 98372
Các enzim hoạt động trong ruột non đều như thế nào?
- A.Có khả năng phân giải protein.
- B.Có khả năng phân giải lipit.
- C.Thích hợp với pH hơi kiềm.
- D.Chỉ hoạt động ở pH trung tính.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 98373
Ở ruột, vì sao protein không được biến đổi nhờ enzim pepsin?
- A.Ruột không có loại enzim này.
- B.Độ pH của ruột không thích hợp cho enzim này hoạt động.
- C.Có sự cạnh tranh của nhiều loại enzim khác.
- D.Ở ruột chỉ có các protein đơn giản.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 98374
Nhiều loài chim ăn hạt thường ăn thêm sỏi, đá nhỏ để làm gì?
- A.Bổ sung thêm chất khoáng cho cơ thể.
- B.Chúng không phân biệt được sỏi đá với các hạt có kích thước tương tự.
- C.Sỏi đá giúp cho việc nghiền các hạt có vỏ cứng.
- D.Bằng cách này chúng thải bã được dễ dàng.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 98375
Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển vì
- A.chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa.
- B.biến đổi xenlulôzơ nhờ hệ vi sinh vật và hấp thụ vào máu.
- C. biến đổi xenlulôzơ nhờ enzim.
- D.hấp thụ nước, cô đặc chất thải.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 98376
Điều nào không phải là lợi ích mà các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ đem lại?
- A.Cung cấp nguồn protein quan trọng.
- B.Giúp quá trình tiêu hóa xenlulozơ.
- C.Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin.
- D.Tạo ra môi trường thích hợp cho các enzim tiêu hóa hoạt động.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 98377
Chất nào không có trong thành phần của dịch ruột?
- A.NaHCO3
- B.Cacboxypeptidaza
- C.Lipaza
- D.Catalaza
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 98378
Vì sao trong miệng có enzim tiêu hóa tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở đây?
- A.Thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn.
- B.Lượng enzim trong nước bọt quá ít.
- C.Độ pH trong miệng không phù hợp cho enzim hoạt động.
- D.Thức ăn chưa được nghiền nhỏ để thấm đều nước bọt.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 98379
Nhiều loài thú có thể liếm vết thương để ngăn chặn quá trình viêm nhiễm vì trong nước bọt có
- A.chất kháng sinh làm tan thành tế bào vi khuẩn.
- B.lizozim có tác dụng diệt khuẩn.
- C.pH hơi kiềm ức chế sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.
- D.chất nhầy trong miệng có khả năng kháng khuẩn.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 98380
Saccarit và protein chỉ được hấp thụ vào máu khi đã biến đổi thành gì?
- A. Glixerin và axit hữu cơ.
- B.Glucozơ và axit béo.
- C.Đường đơn và axit amin.
- D.Glicogen và axit amin.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 98381
Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
- A.dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
- B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
- C.ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
- D.có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 98382
Ở động vật có ống tiêu hóa
- A.thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
- B.thức ăn được tiêu hóa nội bào.
- C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
- D.một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 98383
Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
- A.nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- B.ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
- C.ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
- D.ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 98384
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng
- A. từ thức ăn cho cơ thể.
- B.và năng lượng cho cơ thể.
- C.cho cơ thể.
- D.có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.