40 Câu trắc nghiệm về Axit sunfuric

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 11581

    Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.

    • A.Cu, ZnO, NaOH, CaOCl
    • B.CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl. 
    • C.Mg, ZnO, Ba(OH)2,CaCO3
    • D.Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 11583

    Cho 5,4g kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc. Tìm kim loại R? 

    • A.Fe 
    • B.Al
    • C.Mg
    • D.Cu
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 11586

    Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hoá: 

    • A.O3, H2SO4, F2 
    • B.O2, Cl2, H2
    • C.H2SO4, Br2, HCl 
    • D.Cả A,B,C đều đúng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 11588

    Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì số mol e nhường của Fe cho axit là: 

    • A.0,6 
    • B.0,4 
    • C.0,2
    • D.0,8
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 11589

    Cho lần lượt các chất sau : FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là : 

    • A.5
    • B.4
    • C.7
    • D.6
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 11590

    Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là:

    • A.4
    • B.5
    • C.6
    • D.7
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 11591

    Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là : 

    • A.Cu ; Al; Mg 
    • B.Al ; Fe; Cr 
    • C.Cu ; Fe; Cr 
    • D.Zn ; Cr; Ag. 
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 11592

    Hòa tan 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít khí X ( sản phẩm khử duy nhất đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định X ?

    • A.SO2 
    • B.H2 
    • C.H2S 
    • D.Không xác định được
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 11593

    Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là: 

    • A.15,6g và 5,3g 
    • B.18g và 6,3g 
    • C.15,6g và 6,3g 
    • D.18g và 7,1g
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 11594

    Hoà tan 3,38g oleum X vào nước người ta phải dùng 800ml dung dịch KOH 0,1 M để trung hoà dung dịch X. Công thức phân tử Oleum X là công thức nào sau đây: 

    • A.H2SO4.3SO3 
    • B.H2SO4.2SO3 
    • C.H2SO4.4SO3 
    • D.H2SO4.nSO3
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 11595

    Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dụng dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là:

    • A.Mg
    • B.Fe
    • C.Cr
    • D.Mn 
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 11596

    Cho 6,4g Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư. Thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là 

    • A.4,48 lít. 
    • B.3,36 lít. 
    • C.1,12 lít. 
    • D.2,24 lít
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 11597

    Cho lưu huỳnh lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H2, O2, H2SO4 đặc nóng, Al, Fe, F2. Có bao nhiêu phản ứng chứng minh được tính khử của lưu huỳnh?

    • A.2
    • B.5
    • C.3
    • D.4
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 11598

    Cho 20,95 gam hỗn hợp Zn và Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 7,84 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là 

    • A.45,55 gam. 
    • B.54,55 gam. 
    • C.27,275 gam. 
    • D.55,54 gam.  
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 11599

    Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau: S + KOH → K2S + K2SO3 + H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử bị oxi hóa là 

    • A.2 : 3
    • B.1 : 3 
    • C.2 : 1 
    • D.1 : 2
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 11600

    Cho các câu sau:

    (1) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3.

    (2) Phân tử SO2 có cấu tạo thẳng.

    (3) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

    (4) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

    (5) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc.

    Các câu đúng là 

    • A.(2), (5). 
    • B.(1), (2), (3), (5). 
    • C.(1), (3), (4), (5). 
    • D.(1), (3), (4).  
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 11601

    H2S không được tạo thành khi cho cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau? 

    • A.FeS + HCl. 
    • B.H2 + S. 
    • C.PbS + HCl. 
    • D.Na2S + H2SO4 loãng. 
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 11602

    Câu nào diễn tả không đúng về tính chất hoá học của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh ? 

    • A.Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. 
    • B.Hiđôsunfua vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử . 
    • C.Lưu huỳnh đi oxít vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. 
    • D.Axít sunfuric vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 11603

    Trong các chất sau: H2SO4 đặc, P2O5, CaO chất thường được dùng để làm khô khí H2S là: 

    • A.H2SO4 đặc 
    • B.P2O5 
    • C.CaO 
    • D.P2O5 hoặc CaO 
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 11604

    Cho từng chất C, Fe, BaCl2, , Fe3O4, FeCO3, FeS, H2S, HI, AgNO3, HCl, Na2SO3, FeSO4 lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:

    • A.7
    • B.6
    • C.9
    • D.8
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 11605

    Xét phản ứng: aFeS2 + bH2SO4(đ, nóng) → cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số (nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học đã cân bằng. Hệ số d là:

    • A.11
    • B.4
    • C.15
    • D.7
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 11606

    Cho phản ứng sau: Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối lần lượt là: 

    • A.3,6 
    • B.6,6 
    • C.6,3 
    • D.3,3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 11607

    Cho sắt phản ứng vừa hết với H2SO4 thu được khí A và 8,28 gam muối. Tính số gam Fe đã phản ứng, biết rằng số mol Fe bằng 37,5 % số mol H2SO4 đã phản ứng: 

    • A.5,52 g 
    • B.2,52 g 
    • C.1,92 g 
    • D.19,2 g 
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 11608

    Chia 2,29 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Zn, Mg, Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng giải phóng 1,456 lít H2(đktc), phần 2 oxi hoá hoàn toàn thu được tối đa m gam hỗn hợp 3 oxit. Giá trị của m là 

    • A.2,75 
    • B.2,85 
    • C.2,185 
    • D.2,15 
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 11609

    Hòa tan hết 36,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), sau phản ứng thu được 25,76 lit H2 (đktc). Mặt khác nếucho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 27,44 lít SO2 là sản phẩm khử duy nhát (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Fe có trong hỗn hợp X là 

    • A.17,04 % 
    • B.24,06 % 
    • C.23,14 % 
    • D.36,24 %
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 11610

    Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là 

    • A.19,76% 
    • B.11,36% 
    • C.15,74% 
    • D.9,84% 
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 11611

    Cho sơ đồ phản ứng sau : X + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là :

    • A.4
    • B.5
    • C.6
    • D.7
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 11613

    Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào H2SO4 đặc, nóng dư thu được khí G. Hấp thụ G bằng một lượng vừa đủ dd KMnO4 0,005M thu được V lít dd Y không màu. Giá trị của V là 

    • A.2,85 lít. 
    • B.5,7 lít. 
    • C.2,28 lít. 
    • D.5,8 lít
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 11615

    Cho các chất tham gia phản ứng:

    (1) S + F2 →

    (2) SO2 + H2S →

    (3) SO2 + O2 → (xt, to)

    (4) S + H2SO4 (đặc, nóng) →

    (5) H2S + Cl2 (dư) + H2O →

    (6) SO2 + + Br2 + H2O →

    Số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh có số oxi hoá +6 là

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 11617

    Đem nung hỗn hợp G, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp H, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng ddH2SO4 đậm đặc thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là 

    • A.0,6 mol. 
    • B.0,4 mol.
    • C.0,5 mol. 
    • D.0,7 mol. 
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 11619

    Cho 6,76 gam Oleum H2SO4 .nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch. Lấy 10 ml dung dịch này trung hoà vừa đủ với 16 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của n là:

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 11621

    Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 0,1 gam H2. Hoà tan hết 3,04 gam hỗn hợp X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được đktc là 

    • A.0,224 lít 
    • B.0,336 lít 
    • C.0,448 lít 
    • D.0,896 lít
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 11623

    Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 55,2 gam muối khan. Nếu cho dung dịch B tác dụng với Cl2 vừa đủ thì được 58,75 gam muối. Giá trị của m là 

    • A.39,2 gam 
    • B.46,4 gam 
    • C.23,2 gam 
    • D.15,2 gam 
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 11624

    Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan? 

    • A.31 gam. 
    • B.15 gam. 
    • C.26 gam. 
    • D.30 gam. 
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 11625

    Đốt cháy hoàn toàn 18 gam FeS2 và cho toàn bộ lượng SO2 vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,125M. Khối lượng muối tạo thành là 

    • A.57,40 gam. 
    • B.56,35 gam. 
    • C.59,17 gam. 
    • D.58,35 gam.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 11626

    Hoà tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 10,08 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan? 

    • A.59,1 gam. 
    • B.71,7 gam. 
    • C.17,7 gam. 
    • D.53,1 gam. 
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 11627

    Đốt cháy 2,24 gam bột sắt trong oxi thu được 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là 

    • A.448 ml. 
    • B.224 ml. 
    • C.336 ml. 
    • D.112 ml. 
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 11628

    Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch H2SO4 1M. Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng. 

    • A.0,5 lít
    • B.0,7 lít
    • C.0,12 lít
    • D.1 lít
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 11629

    Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hoà tan hết B trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan là 

    • A.124,6 gam. 
    • B.49,8 gam. 
    • C.74,7 gam.
    • D.100,8 gam 
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 11630

    Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V có giá trị là 

    • A.11,2 lít. 
    • B.21 lít. 
    • C.33 lít. 
    • D.49 lít.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?