40 câu trắc nghiệm ôn thi THPT QG môn Vật Lý 11 năm học 2019-2020

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 89435

    Chọn câu trả lời đúng. Cường độ của dòng điện được đo bằng

    • A.Ampe kế        
    • B.Công tơ điện      
    • C.Lực kế    
    • D.Nhiệt kế
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 89436

    Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?

    • A.Dùng muối AgNO3.      
    • B.Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
    • C.Dùng huy chương làm catốt.     
    • D.Dùng anốt bằng bạc
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 89437

    Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của

    • A.các electron tự do ngược chiều điện trường.  
    • B.các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.
    • C.các electron,lỗ trống theo chiều điện trường.    
    • D.các ion, electron trong điện trường.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 89438

    Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 2A. Trong khoảng thời gian 10 giây thì điện lượng chuyển qua tiết diện dây là

    • A.0,5C và 0,3125.1019  hạt              
    • B.20 C và 12,5.1019  hạt        
    • C.5,4C và 3,375.1019  hạt       
    • D.0,2 C và 0,125.1019  hạt
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 89439

    Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện độ 3 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là

    • A.3 V và 3 Ω.      
    • B.3 V và 1/3 Ω.      
    • C.9 V và 1/3 Ω.      
    • D.9 V và 3 Ω.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 89440

    Điều nào sau đây đúng: Dòng điện không đổi là dòng điện có

    • A.Chiều không đổi theo thời gian    
    • B.Chiều thay đổi và cường độ không đổi
    • C.Chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian      
    • D.Cường độ không đổi theo thời gian
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 89441

    Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch

    • A.không đổi so với trước. 
    • B.giảm về 0.
    • C.tăng rất lớn.    
    • D.tăng giảm liên tục.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 89442

    Một mạch điện gồm hai nguồn điện mắc nối tiếp nhau mạch ngoài là một điện trở R, biết ξ1 = 3V, r1 = 1Ω, ξ2 = 6V, r2 = 1Ω, R = 2,5Ω. hiệu suất của nguồn điện là

    • A.55,6%  
    • B.71,43%       
    • C.86%            
    • D.96%
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 89443

    Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. 

    Hiệu điện thế mạch ngoài là

    • A.1,25V     
    • B.1,125V.                 
    • C.1,5V          
    • D.1,35V
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 89444

    Một ti vi  sử dụng dưới hiệu điện thế 220 V- 80 W . Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng thiết  bị này trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 4h, biết giá điện là 1600 đồng / Kwh.

    • A.15360đồng.     
    • B.1600 đồng.          
    • C.9900đồng.      
    • D.86400 đồng
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 89445

    Cho mạch điện như hình vẽ, E = 6 V, r= 1 Ω,R1= 3 Ω, R= 6 Ω,R3= 9 Ω. Tính công suất tỏa nhiệt trên R1?

    • A.P1= 0,240W.  
    • B.P1= 0,240W.   
    • C.P1= 0,288W.   
    • D.P1= 0,333W.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 89446

    Điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có hiện tượng dương cực tan, dòng điện qua bình I = 6A. Khối lượng bạc bám vào catot của bình điện phân sau 1giờ  là ? Biết bạc có A = 108 g/mol, n = 1.

    • A.6,72g.      
    • B.6,84 g.            
    • C.24,17 g.          
    • D.4,32 g.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 89447

    Khi có tác nhân ion hóa hạt tải điện trong chất khí bao gồm:

    • A.Các ion âm.   
    • B.các ion dương và ion âm
    • C.các ion dương, ion âm và electron tự do.      
    • D.các ion dương.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 89448

    Kim loại dẫn điện tốt vì:

    • A.Mật độ các ion tự do lớn.                
    • B.Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
    • C.Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.    
    • D.Mật độ electron  và ion tự do trong tinh thể kim loại lớn.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 89449

    Đối với mạch điện kín dưới đây, thì hiệu suất của nguồn điện không được tính bằng công thức

    • A.\(H = \frac{{R_N}}{{{R_N} + r}}\left( {100\% } \right)\)
    • B.\(H = \frac{r}{{{R_N} + r}}\left( {100\% } \right)\)
    • C.\(H = \frac{{{U_N}}}{R}\)
    • D. \(H = \frac{{{U_N}}}{E}\) (100%)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 89450

    Bản chất dòng điện trong chất điện phân là:

    • A.Là dòng các ion âm và dương theo hai chiều ngược nhau
    • B.dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
    • C.dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
    • D.dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 89451

    Một nguồn điện 13 (V), điện trở trong 1 Ω được nối với mạch ngoài có hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua nguồn là 1(A). Nếu 2 điện trở ở mạch ngoài mắc song song thì cường độ dòng điện qua nguồn là

    • A. 3,25 A.         
    • B.2 A.       
    • C.9/4 A.     
    • D.2,5 A.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 89452

    Chọn câu trả lời đúng. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện và mạch ngòai là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch:

    • A.Tăng khi điện trở mạch ngòai tăng        
    • B.Tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngòai
    • C.Tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngòai      
    • D.Giảm khi điện trở mạch ngòai tăng
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 89453

    Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là

    • A.Tác dụng cơ học    
    • B.Tác dụng nhiệt          
    • C.Tác dụng hóa học
    • D.Tác dụng từ
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 89454

    Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?

    • A.UN = E + I.r.     
    • B.UN = Ir.              
    • C.UN =E – I.r.      
    • D.UN = I(RN + r).
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 89455

    Biết nhiệt độ của môi trường là 200C vật dẫn có điện trở là 50 . Hỏi khi nhiệt độ môi trường là 2000 0C thì điện trở của nó là bao nhiêu, hệ số nhiệt điện trở là 

    • A.495,5 .    
    • B.484 
    • C.468       
    • D.486
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 89456

    Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài của mạch tăng 2 lần thì cường độ dòng điện trong mạch chính:

    • A.giảm đi.          
    • B.tăng 2 lần.
    • C.giảm 2 lần.         
    • D.không đổi.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 89457

    Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với:

    • A.khối lượng chất điện phân.   
    • B.điện lượng chuyển qua bình.
    • C.khối lượng dung dịch trong bình.        
    • D.thể tích của ddịch trong bình.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 89458

    Đặt vào hai đầu đoạn chứa biến trở R một nguồn điện E = 20 V và điện trở trong r. Thay đổi giá trị của biến trở thì thấy đồ thị công suất tiêu thụ trên R có dạng như hình vẽ. Công suất tiêu thụ cực đại trên mạch là

    • A.30 W.  
    • B.20 W.     
    • C.80 W.            
    • D.45 W.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 89459

    Một tụ điện có điện dung 20 µF, được tích điện dưới hiệu điện thế 40 V. Điện tích của tụ sẽ là bao nhiêu ?

    • A.800 C.     
    • B.8 C. 
    • C.8.10-2C    
    • D.8.10-4C
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 89460

    Hai điện tích điểm q1 = - 4 μC, q2 = 1 μC đặt lần lượt tại A và B cách nhau 8cm. Xác định vị trí điểm M tại đó cường độ điện trường bằng không:

    • A.M nằm trên AB, cách A 10cm, cách B 18cm 
    • B.M nằm trên AB, cách A 8cm, cách B 16cm
    • C.M nằm trên AB, cách A 18cm, cách B 10cm  
    • D.M nằm trên AB, cách A 16cm, cách B 8cm 
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 89461

    Trong một điện trường đều có cường độ 1000V/m, một điện tích q = 4.10-8C di chuyển trên một đường sức, theo chiều điện trường từ điểm M đến điểm N. Biết MN = 10cm. Công của lực điện tác dụng lên q là 

    • A.4.10-6J                
    • B.5.10-6J           
    • C.2.10-6J    
    • D.3.10-6J
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 89462

    Trong một điện trường đều có cường độ 1000V/m, một điện tích q = 4.10-8C di chuyển trên một đường sức, theo chiều điện trường từ điểm M đến điểm N. Biết MN = 10cm. Công của lực điện tác dụng lên q là 

    • A.4.10-6J                  
    • B.5.10-6J             
    • C.2.10-6J               
    • D.3.10-6J
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 89463

     Hai điện tích điểm q1=2.10-6C và q2=3.10-6C được đặt cách nhau 10cm trong chân không. Lấy k=9.109. Lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là 

    • A.3,6N              
    • B.5,4N     
    • C.2,7N           
    • D.1,8N
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 89464

    Một tụ điện có điện dung \(10\mu F\)  . Khi tụ điện có hiệu điện thế là 20V thì điện tích của nó là: 

    • A.\({5.10^{ - 3}}C\)
    • B.\({5.10^{ - 7}}C\)
    • C.\({2.10^{ - 4}}C\)
    • D.\({2.10^{ - 2}}C\)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 89465

    Trên một đường sức của điện trường đều có hai điểm M và N cách nhau 20cm. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là 80V. Cường độ điện trường có độ lớn là: 

    • A.400V/m         
    • B.4V/m            
    • C.40V/m         
    • D.4000V/m
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 89466

    Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12V và điện trở trong 2Ω  được nối với điện trở R=10Ω  thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 

    • A.12W    
    • B.20W          
    • C.10W        
    • D.2W
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 89467

    Một nguồn điện một chiều có suất điện động 8 V và điện trở trong 1 Ω được nối với điện trở R = 7 Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên R là 

    • A.5 W.   
    • B.1 W.                
    • C.3 W.                
    • D.7 W.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 89468

    Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12V và điện trở trong 1Ω được nối với điện trở R=5Ω  thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 

    • A.20W        
    • B.24W            
    • C.10W               
    • D.4W
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 89469

    Một nguồn điện một chiều có suất điện động 8V và điện trở trong 1Ω được nối với điện trở R = 15Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên R là 

    • A.4W           
    • B. 1W          
    • C.3,75W           
    • D.0,25W
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 89470

    Một hạt mang điện tích 2.10-8 chuyển động với tốc độ 400m/s trong một từ trường đều theo hướng vuông góc với đường sức từ. Biết cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là 0,025T. Lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích có độ lớn là 

    • A.2.10-5N      
    • B.2.10-4N                      
    • C.2.10-6N       
    • D.2.10-7N
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 89471

    Một hạt mang điện tích 2.10-8C chuyển động với tốc độ 400m/s trong một từ trường đều theo hướng vuông góc với đường sức từ. Biết cảm ứng từ của từ trường có độ lớn 0,075T. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích có độ lớn là 

    • A.6.10-7N        
    • B.6.10-5N     
    • C.6.10-4N         
    • D.6.10-6N
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 89472

    Một đoạn dây dẫn thẳng dài 20cm, được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,04T. Biết đoạn dây dẫn vuông góc với các đường sức từ. Khi cho dòng điện không đổi có cường độ 5A chạy qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 

    • A.0,04N          
    • B.0,004N         
    • C.40N             
    • D.0,4N
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 89473

    Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính 3,14cm được đặt trong không khí. Cho dòng điện không đổi có cường độ 2A chạy trong vòng dây. Cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm vòng dây có độ lớn là: 

    • A.10-5             
    • B.4.10-5T                     
    • C.2.10-5T              
    • D.8.10-5T
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 89474

    Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n = 1,54 và phần vỏ bọc có chiết suất no = 1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O (O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình vẽ). Để tia sáng chỉ truyền đi trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của α gần nhất với giá trị nào sau đây

     

    • A.49°           
    • B.45°       
    • C.38°                
    • D.33°

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?