Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 15058
Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào:
- A.Ti thể.
- B.Lạp thể.
- C.Bộ máy Gôngi.
- D.Ribôxôm.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 15059
Enzim có bản chất là:
- A.Pôlisaccarit
- B.Prôtêin
- C.Mônôsaccrit
- D.Photpholipit
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 15060
Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
- A.Enzim là một chất xúc tác sinh học.
- B.Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit.
- C.Enzim sẽ biến đổi khi tham gia vào phản ứng.
- D.Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 15061
Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật khoảng 0,8M. Co nguyên sinh xảy ra khi cho tế bào vào trong dung dịch nào sau đây?
- A.Nước cất
- B.0,4M
- C.0,8M
- D.1,0M
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 15062
Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarozơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch:
- A.Saccarôzơ ưu trương.
- B.Urê nhược trương.
- C.Saccarôzơ nhược trương.
- D.Urê ưu trương.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 15063
Khẳng định không đúng với hiện tượng khuếch tán là:
- A.Không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
- B.Là quá trình vận chuyển thụ động.
- C.Có thể cần phải có sự trợ giúp của Protein.
- D.Thể hiện khi các phân tử vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 15064
Bạch cầu vây bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách:
- A.Thực bào.
- B.Nhập bào.
- C.Xuất bào.
- D.Ẩm bào.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 15065
Nhập bào là hiện tượng vận chuyển vật chất .....tế bào thông qua......
- A.Vào / khuếch tán tế bào.
- B.Vào / bóng thực bào.
- C.Vào / Protein vận chuyển.
- D.Ra khỏi / khuếch tán.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 15066
Nồng độ canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0,1%. Tế bào lấy canxi bằng cách nào?
- A.Vận chuyển thụ động.
- B.Khếch tán.
- C.Vận chuyển chủ động.
- D.Thẩm thấu.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 15067
Ôxi tự do trong không khí được vận chuyển qua màng tế bào theo cơ chế:
- A.Khuếch tán trực tiếp.
- B.Thẩm thấu.
- C.Khuếch tán gián tiếp.
- D.Thẩm tách.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 15068
Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách 1. Khuếch tán qua kênh prôtêin( thuận chiều gradien nồng độ). 2. Vận chuyển (chủ động) qua kênh prôtêin ngược chiều gradien nồng độ. 3. Khuếch tán qua lớp phôtpholipit. 4. Biến dạng màng tế bào. Phương án trả lời đúng:
- A.1, 2. B.
- B.2, 4.
- C.2, 3.
- D.1, 3, 4.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 15069
Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là:
- A.Vận chuyển thụ động.
- B.Vận chuyển chủ động.
- C.Vận chuyển qua kênh prôtêin.
- D.Sự thẩm thấu.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 15070
Vận chuyển thụ động có đặc điểm:
- A.Tiêu tốn năng lượng.
- B.Không tiêu tốn năng lượng.
- C.Cần các bơm đặc biệt trên màng.
- D.Cần kênh prôtêin.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 15071
Tính thấm chọn lọc của màng tế bào có ý nghĩa gì?
- A.Chỉ cho 1 số chất xác định đi vào tế bào.
- B.Không cho chất độc đi vào tế bào.
- C.Giúp tế bào có thể trao đổi chất với môi trường.
- D.Bảo vệ tế bào.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 15072
Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động?
1. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin.
2. Vận chuyển glucôzơ đồng thời với natri qua màng tế bào.
3. Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào.
4. Vận chuyển O2 qua màng tế bào.
5. Vận chuyển Na+ và K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào. Phương án trả lời đúng:
- A.1, 2, 3.
- B.2, 3, 4.
- C.2, 3, 5.
- D.1, 3, 4.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 15073
Các chất vận chuyển qua màng sinh chất thực chất là đi qua:
- A.Lớp phôtpholipit và kênh prôtêin.
- B.Lớp phôtpholipit và glicôprôtêin.
- C.Prôtêin và glicôprôtêin.
- D.Glicôprôtêin và peptiđôglican.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 15074
Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường:
- A.Ưu trương.
- B.Đẳng trương.
- C.Nhược trương.
- D.Bão hoà
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 15075
Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường:
- A.Nhược trương.
- B.Ưu trương.
- C.Bão hoà.
- D.Đẳng trương.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 15076
Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào?
- A.Hoà tan trong dung môi.
- B.Dạng tinh thể rắn.
- C.Dạng khí.
- D.Dạng tinh thể rắn và khí.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 15077
Thí nghiệm để xác định tế bào đó còn sống hay đã chết cần dựa vào hiện tượng nào sau đây:
- A.Co và phản co nguyên sinh.
- B.Co nguyên sinh.
- C.Phản co nguyên sinh.
- D.Cách biểu hiện của tế bào với môi trường.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 15078
Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là:
- A.Động năng và thế năng.
- B.Hóa năng và điện năng.
- C.Điện năng và thế năng.
- D.Động năng và hóa năng.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 15079
Thế năng là:
- A.Năng lượng giải phóng khi phân giải chất hữu cơ.
- B.Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn.
- C. Năng lượng mặt trời.
- D.Năng lượng cơ học.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 15080
Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là:
- A.Hóa năng.
- B.Nhiệt năng.
- C.Điện năng.
- D.Động năng.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 15081
Năng lượng của ATP tích luỹ ở:
- A.Hai liên kết phôtphat gần phân tử đường.
- B.Cả 3 nhóm phôtphat.
- C.Chỉ một liên kết phôtphat ngoài cùng.
- D.Hai liên kết phôtphat ở ngoài cùng.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 15082
Thành phần cơ bản của enzim là:
- A.Prôtêin.
- B.Lipit.
- C.Cacbohiđrat.
- D.Axit nuclêic.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 15083
Khi enzim xúc tác các phản ứng, cơ chất sẽ liên kết với:
- A.Trung tâm hoạt động của enzim.
- B.Enzim.
- C.Côenzim.
- D.Chất xúc tác.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 15084
Enzim phức tạp có thành phần cấu trúc gồm:
- A.Prôtêin và vitamin.
- B.Prôtêin và axit nuclêic.
- C.Prôtêin và côenzim.
- D.Axit nuclêic và côenzim.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 15085
Tế bào cơ thể điều hòa tốc độ chuyển hóa vật chất bằng việc tăng giảm:
- A.Nồng độ enzim trong tế bào.
- B.Nhiệt độ TB.
- C.Nồng độ cơ chất.
- D.Độ pH của TB.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 15086
Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa trong tế bào là:
- A.Điều hòa bằng ức chế ngược.
- B.Điều chỉnh nhiệt độ của TB.
- C.Xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong TB.
- D.Điều chỉnh nồng độ các chất trong TB.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 15087
Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây?
- A.ATP
- B.ADP
- C.AMP
- D.ADN
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 15088
ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì ATP:
- A.Có các liên kết phôtphat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
- B.Mang nhiều năng lượng.
- C.Có các liên kết phôtphat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy.
- D.Dễ dàng thu nhận được năng lượng từ môi trường ngoài cơ thể.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 15089
Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
- A.Nhiệt độ, độ pH.
- B.Nồng độ cơ chất C.
- C.Nồng độ enzim.
- D.Sự tương tác giữa các enzim.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 15090
Điều nào dưới đây không phải là vai trò của ATP:
- A.Tổng hợp các chất hoá học cho tế bào.
- B.Phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.
- C.Vận chuyển các chất qua màng.
- D.Sinh công cơ học, dẫn truyền xung thần kinh.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 15091
Trong phân tử enzim, vùng cấu trúc đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là:
- A.Trung tâm hoạt động.
- B.Trung tâm xúc tác.
- C.Trung tâm liên kết.
- D.Trung tâm phản ứng.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 15092
Cơ chất là:
- A.Sản phẩm tạo ra từ phản ứng do emzim xúc tác
- B.Chất tham gia phản ứng do emzim xúc tác
- C.Chất tham gia cấu tạo enzim
- D.Chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 15093
Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân trong hô hấp tế bào là:
- A.Thu được mỡ từ glucôzơ.
- B.Lấy năng lượng từ glucozo một cách nhanh chóng.
- C.Cho phép cacbohidrat xâm nhập vào chu trình Crep.
- D.Phân chia đường glucozo thành tiểu phần nhỏ.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 15094
Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở:
- A.Màng lưới nội chất trơn.
- B.Màng lưới nội chất hạt.
- C.Màng ngoài của ti thể.
- D.Màng trong cuả ti thể.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 15095
Quá trình đường phân xảy ra ở:
- A.Trên màng của ti thể.
- B.Trong tế bào chất.
- C.Trên chất nền của ti thể.
- D.Trong nhân tế bào.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 15096
Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng:
- A.Oxy hóa khử.
- B.Thủy phân.
- C.Tổng hợp.
- D.Phân giải.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 15097
Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozo phân giải hoàn toàn được:
- A.38 ATP
- B.20 ATP
- C.2 ATP
- D.4 ATP