40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương Virut và bệnh truyền nhiễm

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 16193

    Điều sau đây đúng khi nói về vi rút là : 

    • A.Là  dạng  sống  đơn giản  nhất
    • B.Dạng sống  không có  cấu tạo  tế bào
    • C.Chỉ cấu  tạo từ  hai  thành phần  cơ bản  prôtêin  và axit nuclêic 
    • D.Cả  a, b, c  đều đúng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 16194

    Hình thức  sống  của vi rut là : 

    • A.Sống  kí  sinh  không bắt buộc
    • B.Sống hoại sinh
    • C.Sống cộng sinh 
    • D.Sống  kí  sinh  bắt buộc
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 16195

    Đặc điểm  sinh sản  của  vi rut là: 

    • A.Sinh sản  bằng cách nhân đôi
    • B.Sinh sản  dựa  vào nguyên  liệu  của tế bào  chủ
    • C.Sinh  sản  hữu tính 
    • D.Sinh sản  tiếp hợp
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 16196

    Đơn vị  đo kích thước của vi khuẩn  là : 

    • A.Nanômet(nm)  
    • B.Milimet(nm)
    • C.Micrômet(nm)  
    • D.Cả 3 đơn vị  trên
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 16197

    Cấu tạo nào sau đây đúng với vi rut? 

    • A.Tế bào có màng, tế bào chất,  chưa  có  nhân
    • B.Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân  sơ
    • C.Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn 
    • D.Có các vỏ capxit chứa bộ gen bên trong
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 16198

    Vỏ capxit của virút  được cấu tạo bằng chất : 

    • A. Axit đêôxiriboonucleeic
    • B.Axit  ribônuclêic
    • C.Prôtêin 
    • D. Đisaccarit
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 16199

    Nuclêôcaxit là tên gọi dùng để chỉ : 

    • A.Phức hợp gồm vỏ capxit và axit nucleic
    • B.Các vỏ capxit của virút 
    • C.Bộ gen chứa ADN của virút  
    • D. Bộ gen chứa ARN của virút 
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 16200

    Virút trần là virút  

    • A. Có nhiều  lớp vỏ  prôtêin bao bọc
    • B. Chỉ có lớp vỏ ngoài, không có lớp vỏ trong
    • C.Có cả lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài 
    • D.Không có lớp vỏ ngoài
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 16201

    Trên lớp vỏ ngoài  của virút có yếu tố nào sau đây ? 

    • A.Bộ gen
    • B.Kháng nguyên
    • C.Phân tử ADN 
    • D.Phân tử ARN
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 16202

    Lần đầu tiên, virút được phát hiện trên 

    • A. Cây dâu tây
    • B.Cây cà chua
    • C.Cây thuốc lá 
    • D.Cây đậu Hà Lan
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 16203

    Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây? 

    • A.Dạng que, dạng xoắn
    • B.Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que
    • C.Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que 
    • D.Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng phối hợp
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 16204

    Virut nào sau đây có dạng khối ? 

    • A.Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá
    • B.Virut gây bệnh dại
    • C.Virut gây bệnh bại liệt   
    • D.Thể thực khuẩn
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 16205

    Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở : 

    • A.Động vật 
    • B. Thực vật  
    • C.Người
    • D.Vi  sinh vật
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 16206

    Thể thực khuẩn là virut có cấu trúc 

    • A.Dạng  xoắn   
    • B.Dạng phối hợp 
    • C.Dạng khối 
    • D.Dạng que
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 16207

    Vi rut nào sau  đây vừa có dạng  cấu trúc  khối  vừa có dạng cấu trúc  xoắn? 

    • A.Thể thực khuẩn   
    • B.Virut HIV     
    • C.Virut  gây cúm 
    • D.Virut  gây bệnh dại
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 16208

    Virut chỉ chứa ADN mà không chứa ARN là : 

    • A.Virut gây bệnh khảm thuốc lá
    • B.Virut  HIV
    • C.Virut  gây bệnh cúm ở gia cầm 
    • D. Cả 3  dạng Virut trên
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 16209

    Virut  chỉ chứa ADN mà không chứa ARN là : 

    • A.Virut gây bệnh khảm ở cây dưa chuột
    • B.Virut gây bệnh vàng cây lúa mạch
    • C.Virut cúm gia cầm 
    • D.Cả a,b,c đều sai
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 16210

    Câu có nội dung  đúng  trong các câu  sau đây  là : 

    • A.Virut  gây bệnh  ở người  có chứa  ADN và ARN
    • B.Virut  gây bệnh  ở thựuc vật  thường  bộ  gen  chỉ có ARN
    • C.Thể thực khuẩn  không có  bộ gen 
    • D.Virut  gây bệnh  ở vật  nuôi  không  có  vỏ capxit
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 16211

    Quá trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ bao gồm mấy giai đoạn 

    • A.3
    • B.4
    • C.5
    • D.6
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 16212

    Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của Virut với thụ thể của tế bào chủ ? 

    • A.Giai đoạn  xâm nhập
    • B.Giai đoạn  sinh tổng hợp
    • C. Giai đoạn hấp phụ 
    • D.Giai đoạn phóng thích
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 16213

    Ở giai đoạn xâm nhập của Virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây ? 

    • A.Virut  bám trên bề mặt  của tê bào  chủ
    • B.Axit nuclêic của Virut được đưa vào tê bào chất của tế bào chủ
    • C.Thụ thể của Virut liên kết với thụ thể  của tế bào chủ 
    • D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 16214

    Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào  chủ  để tổng  hợp  axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra  ở giai đoạn nào sau đây ? 

    • A. Giai đoạn  hấp  phụ
    • B. Giai đoạn  xâm nhập
    • C.Giai đoạn tổng hợp 
    • D.Giai đoạn phóng thích
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 16215

    Hoạt động  xảy ra  ở giai  đoạn lắp ráp  của quá trình   xâm nhập  vào tế bào  chủ  của  virut là 

    • A.Lắp axit nuclêic vào prôtêin để  tạo  virut
    • B.Tổng  hợp  axit nuclêic  cho virut
    • C.Tổng hợp  prôtêin  cho  virut  
    • D.Giải phóng  bộ  gen  của  virut vào tế  bào chủ
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 16216

    Virut được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây ? 

    • A.Giai đoạn tổng hợp
    • B. Giai đoạn phóng thích
    • C.Giai đoạn lắp ráp 
    • D.Giai đoạn xâm nhập
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 16217

    Sinh tan là quá trình : 

    • A.Virut xâm nhập vào tế bào chủ
    • B.Virut sinh sản trong tế bào chủ
    • C.Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ 
    • D.Virut gắn trên  bề mặt của tế bào chủ
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 16218

    Hiện  tượng Virut xâm nhập  và gắn  bộ  gen  vào tế bào  chủ  mà tế bào  chủ vẫn  sinh trưởng  bình thường  được gọi  là hiện  tượng : 

    • A.Tiềm tan
    • B.Sinh tan
    • C. Hoà tan 
    • D.Tan rã
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 16219

    Virut nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người? 

    • A.Thể  thực khuẩn
    • B.HIV 
    • C.H5N1 
    • D.Virut của E.coli
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 16220

    Tế bào nào sau đây bị phá huỷ khi HIV xâm nhập  vào  cơ thể  chủ 

    • A.Tế bào  limphôT
    • B.Đại thực bào
    • C.Các  tế bào của hệ miễn dịch 
    • D. Cả a,b,c đều đúng
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 16221

    Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác, được gọi là : 

    • A.Vi  sinh vật cộng sinh
    • B.Vi  sinh vật hoại sinh 
    • C.Vi sinh vật cơ hội 
    • D. Vi sinh vật tiềm tan
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 16222

    Hoạt động nào sau đây không lây truyền  HIV? 

    • A.Sử  dụng chung dụng cụ tiêm chích với người  nhiễm  HIV
    • B.Bắt tay qua giao tiếp
    • C.Truyền máu đã bị nhiễm HIV 
    • D.Tất cả các hoạt động trên
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 16223

    Con đường nào có thể lây truyền HIV? 

    • A.Đường máu
    • B.Đường tình dục
    • C.Qua mang thai hay qua sữa mẹ nếu mẹ nhiễm HIV 
    • D.Cả a,b,c đều đúng
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 16224

    Quá trình phát triển của bệnh AIDS có mấy giai đoạn ? 

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 16225

    Biểu hiện ở người bệnh vào giai đoạn đầu của nhiễm HIV là : 

    • A.Xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội
    • B.Không có triệu chứng  rõ rệt
    • C.Trí nhớ bị giảm sút 
    • D.Xuất hiện các rối loạn tim mạch
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 16226

    Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây ? 

    • A.Giai đoạn sơ nhiễm  không triệu chứng
    • B.Giai đoạn có triệu chứng nhưng không rõ nguyên nhân  
    • C.Giai đoạn thứ ba 
    • D.Tất cả các giai đoạn trên.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 16227

    Thông thường thời gian xuất hiện triệu chứng điển hình của bệnh AIDS tính từ lúc bắt đầu nhiễm HIV là : 

    • A.10 năm
    • B.6 năm
    • C.5 năm 
    • D.3 năm
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 16228

    Biện pháp nào sau đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/AIDS? 

    • A.Thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh y tế
    • B. Không tiêm chích ma tuý
    • C.Có lối sống lành mạnh 
    • D.Tất cả các biện pháp trên
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 16229

    Có  bao nhiêu loại thể thực khuẩn đã được xác định ? 

    • A. Khoảng 3000
    • B.Khoảng 2500
    • C.Khoảng 1500 đến 2000 
    • D.Khoảng 1000
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 16230

    Thể thực khuẩn có thể sống kí sinh ở : 

    • A.Vi khuẩn
    • B. Xạ khuẩn
    • C.Nấm men, nấm sợi 
    • D. Cả a, b, c đều đúng
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 16231

    Ngành công nghệ vi sinh nào sau đây có thể bị thiệt hại do hoạt động kí sinh của thể thực khuẩn ? 

    • A.Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
    • B.Sản xuất  thuốc kháng sinh
    • C.Sản xuất mì chính 
    • D.Cả a,b,c đều đúng
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 16232

    Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách nào sau đây ? 

    • A.Tự Virut chui qua thành xenlulôzơ vào tế bào
    • B.Qua các vết chích của côn trùng hay qua các vết xước trên cây
    • C.Cả a và b đều đúng 
    • D. Cả  a, b, c  đều sai

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?