Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 16005
Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là :
- A.Sự tăng các thành phần của tế bào vi sinh vật
- B.Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật
- C.Cả a,b đúng
- D.Cả a,b,c đều sai
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 16008
Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
- A.Thời gian một thế hệ
- B.Thời gian sinh trưởng
- C.Thời gian sinh trưởng và phát triển
- D.Thời gian tiềm phát
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 16012
Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
- A.64
- B.32
- C.16
- D.8
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 16014
Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
- A.2 giờ
- B.60 phút
- C. 40 phút
- D.20 phút
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 16018
Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là :
- A.100
- B.110
- C.128
- D.148
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 16022
Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ?
- A.3
- B.4
- C.5
- D.6
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 16026
Thời gian tính từ lúcvi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là :
- A. Pha tiềm phát
- B.Pha luỹ thừa
- C. Pha cân bằng động
- D.Pha suy vong
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 16030
Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là :
- A. Vi sinh vật trưởng mạnh
- B.Vi sinh vật trưởng yếu
- C.Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
- D. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 16034
Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha lag?
- A.Tế bào phân chia
- B.Có sự hình thành và tích luỹ các enzim
- C.Lượng tế bào tăng mạnh mẽ
- D.Lượng tế bào tăng ít
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 16038
Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở :
- A.Pha tiềm phát
- B.Pha cân bằng động
- C.Pha luỹ thừa
- D. Pha suy vong
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 16042
Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng động là :
- A.Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi
- B.Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra
- C.Số được sinh ra bằng với số chết đi
- D.Chỉ có chết mà không có sinh ra
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 16046
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ở giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy, vi sinh vật giảm dần đến số lượng là :
- A.Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt
- B.Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều
- C.Cả a và b đúng
- D.Do một nguyên nhân khác
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 16050
Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây ?
- A.Pha tiềm phát
- B.Pha luỹ thừa
- C.Pha cân bằng
- D.Pha suy vong
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 16054
Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :
- A.Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi
- B.Số chết đi ít hơn số được sinh ra
- C.Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi
- D.Không có chết, chỉ có sinh
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 16058
Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha luỹ thừa luôn kéo dài?
- A. Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới
- B.Loại bỏ những chất độc, thải ra khỏi môi trường
- C.Cả a và b đúng
- D.Tất cả a, b, c đều sai
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 16064
Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách :
- A.Phân đôi
- B.Nẩy chồi
- C.Tiếp hợp
- D.Hữu tính
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 16069
Hình thức sinh sản của xạ khuẩn là :
- A.Bằng bào tử hữu tính
- B.Bằng bào tử vô tính
- C.Đứt đoạn
- D. Tiếp hợp
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 16074
Phát biểu sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn là :
- A.Có sự hình thành thoi phân bào
- B.Chủ yếu bằng hình thức giảm phân
- C.Phổ biến theo lối nguyên phân
- D. Không có sự hình thành thoi phân bào
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 16079
Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thức sinh sản đơn giản nhất là :
- A.Nguyên phân
- B.Giảm phân
- C.Phân đôi
- D.Nẩy chồi
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 16084
Sinh sản theo lối nẩy chồi xảy ra ở vi sinh vật nào sau đây ?
- A.Nấm men
- B.Xạ khuẩn
- C.Trực khuẩn
- D.Tảo lục
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 16088
Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là :
- A.Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính
- B.Phân đôi và nẩy chồi
- C.Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính
- D.Bằng tiếp hợp và phân đôi
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 16093
Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính ?
- A. Vi khuẩn hình que
- B.Vi khuẩn hình cầu
- C.Nấm mốc
- D.Vi khuẩn hình sợi
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 16098
Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở :
- A.Trên sợi nấm
- B.Mặt dưới của mũ nấm
- C.Mặt trên của mũ
- D.Phía dưới sợi nấm
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 16103
Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử
- A.Nấm mốc
- B.Xạ khuẩn
- C.Nấm rơm
- D.Đa số vi khuẩn
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 16108
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C,H,O
- A.Là những nguyên tố vi lượng
- B.Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít
- C.Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 16112
Nhóm nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đại lượng ?
- A. C,H,O
- B.H,O,N
- C.P,C,H,O
- D.Zn,Mn,Mo
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 16117
Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim là :
- A.Các nguyên tố vi lượng ( Zn,Mn,Mo...)
- B.C,H,O
- C.C,H,O,N
- D.Các nguyên tố đại lượng
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 16122
Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ?
- A.Prôtêin
- B.Mônôsaccarit
- C.Pôlisaccarit
- D.Phênol
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 16127
Chất sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là :
- A.Chất kháng sinh
- B.Alđêhit
- C.Các hợp chất cacbonhidrat
- D.Axit amin
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 16132
Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc ?
- A.Các chất phênol
- B.Chất kháng sinh
- C.Phoocmalđêhit
- D.Rượu
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 16137
Vai trò của phôtpho đối với tế bào là :
- A.Cần cho sự tổng hợp axit nuclêic(ADN, ARN)
- B.Là thành phần của màng tế bào
- C.Tham gia tổng hợp ATP
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 16142
Chất kháng sinh có nguồn gốc chủ yếu từ dạng vi sinh vật nào sau đây?
- A.Vi khuẩn hình que
- B. Xạ khuẩn
- C.Virut
- D.Nấm mốc
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 16147
Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
- A.Các nguyên tố đại lượng cần cho cơ thể với một lượng rất nhỏ
- B.Cácbon là nguyên tố vi lượng
- C.Kẽm là nguyên tố đại lượng
- D.Hidrô là nguyên tố đại lượng
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 16152
Ngoài xạ khuẩn dạng vi sinh vật nào sau đây có thể tạo ra chất kháng sinh ?
- A. Nấm
- B.Tảo đơn bào
- C. Vi khuẩn chứa diệp lục
- D. Vi khuẩn lưu huỳnh
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 16155
Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây ?
- A.Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt
- B.Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt
- C.Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng
- D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 16158
Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của các vi sinh vật thuộc nhóm ưa ấm là :
- A.5-10 độ C
- B.10-20 độ C
- C.20-40 độ C
- D. 40-50 độ C
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 16162
Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng rất mạnh ở nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây ?
- A.Nhóm ưa lạnh
- B.Nhóm ưa nóng
- C.Nhóm ưa ấm
- D.Nhóm ưa nhiệt
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 16166
Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là mức nhiệt độ mà ở đó :
- A. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
- B.Vi sinh vật bắt đầu giảm sinh trưởng
- C.Vi sinh vật dừng sinh trưởng
- D.Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 16171
Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm ưa ấm ?
- A.Vi sinh vật đất
- B.Vi sinh vật sống trong cơ thể người
- C.Vi sinh vật sống trong cơ thể gia súc, gia cầm
- D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 16175
Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây ?
- A.Nhóm ưa lạnh
- B.Nhóm ưa ấm
- C.Nhóm kị nóng
- D.Nhóm chịu nhiệt