40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương Cấu trúc tế bào Sinh học 10

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 15456

    Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là 

    • A.thành tế bào, màng sinh chất, nhân 
    • B.thành tế bào, tế bào chất, nhân
    • C.màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân      
    • D.màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 15458

    Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng 

    • A.xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ
    • B.có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn
    • C.tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện 
    • D.tiêu tốn ít thức ăn
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 15459

    Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn

    1. có kích thước bé

    2. sống kí sinh và gây bệnh

    3. cơ thể chỉ có 1 tế bào

    4. có nhân chính thức

    5. sinh sản rất nhanh

    Câu trả lời đúng là 

    • A.1, 2, 3, 4        
    • B.1, 3, 4, 5       
    • C.1, 2, 3, 5      
    • D. 1, 2, 4, 5
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 15461

    Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của 

    • A.thành tế bào
    • B.màng               
    • C.vùng tế bào 
    • D.vùng nhân
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 15462

    Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ 

    • A.thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy
    • B.màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân
    • C.màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất 
    • D.thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 15463

    Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ 

    • A.màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân
    • B.vùng nhân, tế bào chất, roi, lông
    • C.vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông 
    • D.vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 15464

    Chất tế bào của vi khuẩn không có 

    • A.tương bào và các bào quan có màng bao bọc
    • B.các bào quan không có màng bao bọc, tương bào
    • C.hệ thống nội màng, tương bào, bào quan có màng bao bọc 
    • D.hệ thống nội màng, khung tế bào, bào quan có màng bao bọc
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 15465

    Plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì 

    • A.chiếm tỷ lệ rất ít 
    • B.thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường
    • C.số lượng Nuclêôtit rất ít 
    • D.nó có dạng kép vòng
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 15466

    Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử 

    • A.ADN dạng vòng
    • B.mARN dạng vòng
    • C.tARN dạng vòng       
    • D.rARN dạng vòng
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 15467

    Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu 

    • A.đỏ
    • B.xanh                 
    • C.tím  
    • D.vàng
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 15468

    Thành tế bào vi khuẩn có vai trò 

    • A.trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
    • B.ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào
    • C.liên lạc với các tế bào lân cận 
    • D.cố định hình dạng của tế bào
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 15469

    Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó 

    • A.dễ di chuyển      
    • B.dễ thực hiện trao đổi chất
    • C.ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt       
    • D.không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 15470

    Trong tế bào sống có

    1. các ribôxôm                      2. tổng hợp ATP               3. màng tế bào

    4. màng nhân                        5. các itron                        6. ADN polymerase

    7. sự quang hợp                   8. ti thể

    a) Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân chuẩn là 

    • A.các phân tử axit nucleic
    • B.nuclêopotêin
    • C.hệ gen  
    • D.các phân tử axit đêôxiribônuclêic
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 15471

    Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là 

    • A.nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào
    • B.bảo vệ nhân
    • C.nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường 
    • D.nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 15472

    Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì 

    • A.các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng
    • B.được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau
    • C.phải bao bọc xung quanh tế bào 
    • D.gắn kết chặt chẽ với khung tế bào
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 15473

    Các loại màng ở các cấu trúc khác nhau của một tế bào nhân chuẩn khác nhau ở chỗ 

    • A.phốtpho lipít chi có ở một số loại màng
    • B.chỉ có một số màng được cấu tạo từ phân tử lưỡng cực
    • C.mỗi loại màng có những phân tử prôtêin đặc trưng 
    • D.chỉ có một số màng có tính bán thấm
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 15474

    Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ 

    • A.màng sinh chất có "dấu chuẩn"
    • B.màng sinh chất có prôtêin thụ thể
    • C.màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường 
    • D.cả A, B và C
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 15475

    Những thành phần không có ở tế bào động vật là 

    • A.không bào, diệp lục
    • B.màng xenlulözo, không bào
    • C.màng xenlulôzo, diệp lục     
    • D.diệp lục, không bào
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 15476

    Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là 

    • A.chứa đựng thông tin di truyền
    • B.tổng hợp nên ribôxôm
    • C.trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào 
    • D.cả A và C
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 15477

    Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? 

    • A.Có cấu trúc màng kép 
    • B.Có nhân con
    • C.chứa vật chất di truyền  
    • D.có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 15478

    Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào 

    • A.hồng cầu
    • B.cơ tim
    • C.biểu bì  
    • D.xương
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 15479

    Bào quan chỉ có ở tế bào động vật không có ở tế bào thực vật là 

    • A.ti thể 
    • B.lưới nội chất 
    • C.bộ máy gongi   
    • D.trung thể
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 15480

    Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là 

    • A.ti thể
    • B.trung thể    
    • C.lục lạp  
    • D.lưới nội chất hạt
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 15481

    Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ 

    • A.tổng hợp prôtêin
    • B.chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể
    • C.cung cấp năng lượng 
    • D.cả A, B và C
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 15482

    Ở người, loại tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là 

    • A.hồng cầu
    • B.biểu bì da
    • C.bạch cầu   
    • D.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 15483

    Tế bào thực vật không có trung tử nhưng vẫn tạo thành thoi vô sắc để các nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào là nhờ 

    • A.các vi ống    
    • B.ti thể           
    • C.lạp thể  
    • D.mạch dẫn
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 15484

    Sự khác biệt chủ yếu giữa không bào và túi tiết là 

    • A.không bào di chuyển tương đối chậm còn túi tiết di chuyển nhanh
    • B.màng không bào dày, còn màng túi tiết mỏng
    • C.màng không bào giàu cácbonhiđrat, còn màng túi tiết giàu prôtêin 
    • D.không bào nằm gần nhân, còn túi tiết nằm gần bộ máy Gôngi
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 15485

    Bộ máy Gôngi không có chức năng 

    • A.gắn thêm đường vào prôtêin   
    • B.bao gói các sản phẩm tiết
    • C.tổng hợp lipit  
    • D.tạo ra glycôlipit
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 15486

    Nhiều tế bào động vật được ghép nối với nhau một cách chặt chẽ nhờ 

    • A.các bó vi ống            
    • B.các bó vi sợi
    • C.các bó sợi trung gian 
    • D.chất nền ngoại bào
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 15487

    Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là 

    • A.lưới nội chất
    • B.lizôxôm 
    • C.ribôxôm 
    • D.ty thể
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 15488

    Khung xương tế bào được tạo thành từ 

    • A.các vi ống theo công thức
    • B.9 bộ ba vì ông xếp thành vòng
    • C.9 bộ hai vi xếp thành vòng  
    • D.vi ống, vi sợi, sợi trung gian
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 15489

    Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào (màng sinh chất) nhờ sự khuyếch tán là 

    • A.những chất tan trong lipít
    • B.chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực
    • C.Các đại phân tử protein có kích thước lớn 
    • D.A và B
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 15490

    Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách 

    • A.xuất bào, ẩm bào hay thực bào
    • B.xuất bào, ẩm bào, thực bào, khuếch tán
    • C.xuất bào, ẩm bào, khuếch tán 
    • D.ẩm bào, thực bào, khuếch tán
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 15491

    Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách 

    • A.có thể khuyếch tán qua kênh Prôtein (theo chiều Gradien nồng độ)
    • B.có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh Prôtein ngược chiều Gradien nồng độ
    • C.có thể nhờ sự khuyếch tán theo hiện tượng vật lý 
    • D.A và B
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 15492

    Các prôtêin được vận chuyển từ nơi tổng hợp tới màng tế bào bằng 

    • A.sự chuyển động của tế bào chất
    • B.các túi tiết
    • C.phức hợp prôtêin - cacbonhiđrat mang các tín hiệu dẫn đường trong cytosol 
    • D.các thành phần của bộ xương trong tế bào
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 15493

    Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là 

    • A.vận chuyển thụ động 
    • B.vận chuyển chủ động
    • C.xuất nhập bào   
    • D.khuếch tán trực tiếp
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 15494

    Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc vào 

    • A.đặc điểm của chất tan
    • B.sự chênh lệch nồng độ của các chất tan giữa trong và ngoài màng tế bào
    • C.đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng 
    • D.nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 15495

    Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường 

    • A.ưu trương
    • B.đẳng trương   
    • C.nhược trương 
    • D.bão hoà
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 15496

    Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng  Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch 

    • A.saccrôzơ ưu trương
    • B.saccrôzơ nhược trương
    • C.urê ưu trương 
    • D.urê nhược trương
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 15497

    Có bao nhiêu chức năng không thuộc màng sinh chất?

    1. Nhận dạng tế bào

    2. Bảo vệ tế bào

    3. Bán thấm chọn lọc

    4. Thu nhận thông tin từ môi trường ngoài

    5. Lưu giữ thông tin di truyền 

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?