Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 37322
Cho tam giác ABC biết: AB = 3cm; AC = 7cm; BC = 8cm. Góc lớn nhất là góc
- A.\(\widehat A\)
- B.\(\widehat B\)
- C.\(\widehat C\)
- D.Đáp án khác
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 37324
Cho tam giác ABC có góc \(\widehat B = {70^0},\widehat C = {50^0}\), cạnh lớn nhất là cạnh:
- A.AB
- B.AC
- C.BC
- D.DC
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 37325
Trong một tam giác, điểm cách đều ba cạnh của tam giác là:
- A.Giao điểm ba đường trung tuyến.
- B.Giao điểm ba đường trung trực.
- C.Giao điểm ba đường phân giác.
- D.Giao điểm ba đường cao
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 37327
Trọng tâm của tam giác là giao điểm của:
- A.Ba đường trung tuyến
- B.Ba đường trực
- C.Ba đường phân giác
- D.Ba đường cao
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 37329
Trực tâm của tam giác là giao điểm:
- A.3 đường trung tuyến
- B.3 đường phân giác
- C.3 đường trung trực
- D.3 đường cao
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 37331
Điểm E nằm trên tia phân giác góc A của tam giác ABC ta có
- A.E nằm trên tia phân giác góc B
- B. E cách đều hai cạnh AB, AC
- C.E nằm trên tia phân giác góc C
- D.EB = EC
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 37333
Cho tam giác ABC có hai đường phân giác CD và BE cắt nhau tại I. Khi đó
- A.AI là trung tuyến vẽ từ A
- B.AI là đường cao kẻ từ A
- C.AI là trung trực cạnh BC
- D.AI là phân giác góc A
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 37334
Em hãy chọn câu đúng nhất
- A.Ba tia phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm, điểm đó gọi là trọng tâm của tam giác
- B.Giao điểm ba đường phân giác của tam giác cách đều ba cạnh của tam giác
- C.Trong một tam giác, đường trung tuyến xuất phát từ một đỉnh đồng thời là đường phân giác ứng với cạnh đáy
- D.Giao điểm ba đường phân giác của tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 37336
Cho ΔABC có \(\widehat A = {70^0}\), các đường phân giác của BE và CD của \(\widehat B;\widehat C\) cắt nhau tại I. Tính \(\widehat {BIC}\)?
- A.1250
- B.1000
- C.1050
- D.1400
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 37338
Cho ΔABC, các tia phân giác góc B và A cắt nhau tại điểm O. Qua O kẻ đường thẳng song song BC cắt AB tại M , cắt AC tại N. Cho BM = 2cm, CN = 3cm. Tính MN
- A.5 cm
- B.6 cm
- C.7 cm
- D.8 cm
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 37339
Cho ΔABC cân tại A. Gọi G là trọng tâm của tam giác, I là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác. Khi đó ta có
- A.I cách đều ba đỉnh của ΔABC
- B.A, I, G thẳng hàng
- C.G cách đều ba cạnh của ΔABC
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 37341
Cho ΔABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi D là một điểm nằm giữa A và M. Khi đó ΔBDC là tam giác gì?
- A.Tam giác cân
- B.Tam giác đều
- C. Tam giác vuông
- D.Tam giác vuông cân
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 37342
Cho ΔABC có \(AH \bot BC\) và \(\widehat {BAH} = 2\widehat C\). Tia phân giác của góc B cắt AC tại E. Tia phân giác của góc BAH cắt BE ở I. Khi đó tam giác AIE là tam giác
- A.Vuông cân tại I
- B.Vuông cân tại E
- C.Vuông cân tại A
- D.Cân tại I
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 37345
Cho ΔABC có \(\widehat A = {120^0}\). Các đường phân giác AD, BE . Tính số đo góc BED
- A.550
- B.450
- C.600
- D.300
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 37347
Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong ΔABC. Khi đó O là:
- A.Điểm cách đều ba cạnh của ΔABC
- B.Điểm cách đều ba đỉnh của ΔABC
- C.Tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC
- D.Đáp án B và C đúng
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 37349
Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?
- A. Tam giác vuông
- B.Tam giác cân
- C.Tam giác đều
- D.Tam giác vuông cân
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 37352
Cho ΔABC cân tại A , có \(\widehat A = {40^0}\), đường trung trực của AB cắt BC tại D . Tính \(\widehat {CAD}\)
- A.300
- B.450
- C.600
- D.400
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 37353
Cho ΔABC cân tại A. Đường trung trực của AC cắt AB ở D. Biết CD là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\). Tính các góc của ΔABC
- A.\(\widehat A = {30^0},\widehat B = \widehat C = {75^0}\)
- B.\(\widehat A = {40^0},\widehat B = \widehat C = {70^0}\)
- C.\(\widehat A = {36^0},\widehat B = \widehat C = {72^0}\)
- D.\(\widehat A = {70^0},\widehat B = \widehat C = {55^0}\)
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 37355
Cho ΔABC vuông tại A, có \(\widehat C = {30^0}\), đường trung trực của BC cắt AC tại M. Em hãy chọn câu đúng:
- A.BM là đường trung tuyến của ΔABC
- B.BM = AB
- C.BM là phân giác của góc ABC
- D.BM là đường trung trực của ΔABC
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 37358
Cho ΔABC, hai đường cao BD và CE. Gọi M là trung điểm của BC. Em hãy chọn câu sai:
- A.BM = MC
- B.ME = MD
- C.DM = MB
- D.M không thuộc đường trung trực của DE
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 37359
Cho ΔABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung trực của BE và AC cắt nhau tại O. Chọn câu đúng
- A.ΔABO = ΔCOE
- B.ΔBOA = ΔCOE
- C.ΔAOB = ΔCOE
- D.ΔABO = ΔCEO
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 37362
Cho ΔABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung trực của BE và AC cắt nhau tại O. Chọn câu đúng
- A.AO là đường trung tuyến của tam giác ABC
- B.AO là đường trung trực của tam giác ABC
- C.AO ⊥ BC
- D.AO là tia phân giác của góc A
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 37364
Cho ΔABC trong đó \(\widehat A = {100^0}\). Các đường trung trực của AB và AC cắt cạnh BC theo thứ tự tại E và F. Tính \(\widehat {EAF}\)
- A.200
- B.300
- C.400
- D.500
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 37366
Cho ΔABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AK = AH. Kẻ KD ⊥ AC (D ∈ BC) . Chọn câu đúng
- A.ΔAHD = ΔAKD
- B.AD là đường trung trực của đoạn thẳng HK
- C.AD là tia phân giác của góc HAK
- D.Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 37368
Cho ΔABC, hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Em hãy chọn phát biểu đúng:
- A.H là trọng tâm của ΔABC
- B.H là tâm đường tròn nội tiếp ΔABC
- C.CH là đường cao của ΔABC
- D.CH là đường trung trực của ΔABC
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 37370
Cho ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó
- A.AM ⊥ BC
- B.AM là đường trung trực của BC
- C.AM là đường phân giác của góc BAC
- D.Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 37372
Cho ΔABC cân tại A, trung tuyến AM. Biết BC = 24cm, AM = 5cm. Tính độ dài các cạnh AB và AC
- A.AB = AC = 13cm
- B.AB = AC = 14cm
- C.AB = AC = 15cm
- D.AB = AC = 16cm
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 37374
Đường cao của tam giác đều cạnh a có bình phương độ dài là
- A.\(\frac{{3{a^2}}}{4}\)
- B.\(\frac{{{a^2}}}{4}\)
- C.\(\frac{{3{a^2}}}{2}\)
- D.\(\frac{{3a}}{2}\]0
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 37376
Cho ΔABC nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI = AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho CK = AB. Chọn câu đúng
- A. AI > AK
- B.AI < AK
- C.AI = 2AK
- D.AI = AK
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 37378
Cho ΔABC nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI = AC . Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho CK = AB. ΔAIK là tam giác gì?
- A.ΔAIK là tam giác cân tại B
- B.ΔAIK là tam giác vuông cân tại A
- C.ΔAIK là tam giác vuông
- D.ΔAIK là tam giác đều
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 37381
Cho đoạn thẳng AB và điểm M nằm giữa A và B (MA < MB). Vẽ tia Mx vuông góc với AB, trên đó lấy hai điểm C và D sao cho MA = MC, MD = MB. Tia AC cắt BD ở E. Tính số đo \(\widehat {AEB}\)
- A.300
- B.450
- C.600
- D.900
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 37383
Cho ΔABC cân tại A, hai đường cao BD và CE cắt nhau tại I. Tia AI cắt tia BC tại M. Khi đó ΔMED là tam giác gì
- A.Tam giác cân
- B.Tam giác vuông cân
- C.Tam giác vuông
- D.Tam giác đều
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 37385
Cho tam giác nhọn ABC có hai đường cao AH và BK cắt nhau tại D. Biết \(\widehat {ACB} = {50^0}\), tính \\(\widehat {HDK}\)
- A.1300
- B.500
- C.600
- D.900
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 37387
Cho tam giác nhọn ABC có hai đường cao AH và BK cắt nhau tại D. Nếu DA = DB thì tam giác ABC là tam giác
- A.Cân tại A
- B.Cân tại B
- C.Cân tại C
- D.Đều
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 37389
Cho tam giác cân biết hai cạnh bằng 3cm và 7cm. Chu vi tam giác cân đó là:
- A.13cm
- B.10cm
- C.17cm
- D.6,5cm
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 37391
Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, G là trọng tâm của tam giác ABC và AM=18cm. Độ dài đoạn AG là:
- A.12cm
- B.10cm
- C.9cm
- D.6cm
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 37393
Phát biểu nào sau đây sai?
- A.Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn nhất là góc lớn nhất
- B.Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc tù là cạnh nhỏ nhất
- C.Trong một tam giác cân, góc ở đỉnh có thể là góc tù
- D.Trong một tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 37395
Cho G là trọng tâm của tam giác ABC, AM là đường trung tuyến, hãy chọn khẳng định đúng?
- A.\(\frac{{AG}}{{AM}} = \frac{1}{2}\)
- B.\(\frac{{GM}}{{AM}} = \frac{1}{3}\)
- C.\(\frac{{AG}}{{GM}} = 3\)
- D.\(\frac{{GM}}{{AG}} = \frac{2}{3}\)
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 37398
Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến BC và CE cắt nhau tại G. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A.AG là tia phân giác của góc A của tam giác ABC
- B.AG là đường trung trực của BC của tam giác ABC
- C. AG là đường cao của tam giác ABC
- D.Cả ba khẳng định đều đúng
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 37400
Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Hai điểm M và I nằm trên đường trung trực của AB, biết rằng I nằm trên AB. Nếu IM = 3cm thì độ dài đoạn MB là:
- A.3cm
- B.6cm
- C.5cm
- D.4cm