40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 3 Đại số 11

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 83914

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

    • A.Một dãy số là một hàm số.
    • B.Dãy số \({u_n} = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^{n - 1}}\) là dãy số không tăng cũng không giảm dưới.
    • C.Mỗi dãy số tăng là một dãy số bị chặn.
    • D.Một hàm số là một dãy số.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 83915

    Cho dãy số \({z_n} = 1 + \left( {4n - 3} \right){.2^n}\).

    • A.Dãy \((z_n)\) là dãy tăng.
    • B.Dãy \((z_n)\) bị chặn dưới.
    • C.Cả A và B đều sai.
    • D.Cả A và B đều đúng.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 83916

    Dãy số \((u_n)\) được gọi là dãy số tăng nếu với mọi số tự nhiên n:

    • A.\({u_{n + 1}} < {u_n}\)
    • B.\({u_{n + 1}} > {u_n}\)
    • C.\({u_{n + 1}} = {u_n}\)
    • D.\({u_{n + 1}} \ge {u_n}\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 83917

    Cho dãy số \((u_n)\) với \({u_n} = {3^n}.\) Tính \({u_{n + 1}}?\)

    • A.\({u_{n + 1}} = {3.3^n}\)
    • B.\({u_{n + 1}} = {3^n} + 1\)
    • C.\({u_{n + 1}} = {3^n} + 3\)
    • D.\({u_{n + 1}} = 3\left( {n + 1} \right)\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 83918

    Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tăng?

    • A.\({u_n} = \frac{n}{{{3^n}}}\)
    • B.\({u_n} = \frac{{n + 3}}{{n + 1}}\)
    • C.\({u_n} = {n^2} + 2n\)
    • D.\({u_n} = \frac{{{{( - 1)}^n}}}{{{3^n}}}\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 83919

    Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số giảm?

    • A.\({u_n} = \frac{{2n + 1}}{{n - 1}}\)
    • B.\({u_n} = {n^3} - 1\)
    • C.\({u_n} = {n^2}\)
    • D.\({u_n} = 2n\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 83920

    Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số bị chặn?

    • A.\({u_n} = \frac{{2n + 1}}{{n + 1}}\)
    • B.\({u_n} = 2n + \sin \left( n \right)\)
    • C.\({u_n} = {n^2}\)
    • D.\({u_n} = {n^3} - 1\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 83921

    Cho dãy số \((a_n)\) xác định bởi \({a_1} = 5,{a_{n + 1}} = q.{a_n} + 3\) với mọi \(n \ge 1,\) trong đó q là hằng số, \(a \ne 0,q \ne 1.\) Biết công thức số hạng tổng quát của dãy số viết được dưới dạng \({a_n} = \alpha .{q^{n - 1}} + \beta \frac{{1 - {q^{n - 1}}}}{{1 - q}}.\) Tính \(\alpha  + 2\beta ?\)

    • A.13
    • B.9
    • C.11
    • D.16
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 83922

    Xét \({U_n} = \frac{{195}}{{4.n!}} - \frac{{A_{n + 3}^3}}{{\left( {n + 1} \right)!}}.\) Có bao nhiêu số hạng dương của dãy?

    • A.3
    • B.5
    • C.7
    • D.4
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 83923

    Cho dãy số \((u_n)\) thỏa mãn \({u_n} = \sqrt {n + 2018}  - \sqrt {n + 2017} ,\forall n \in {N^*}.\) Khẳng định nào sau đây sai?

    • A.Dãy số \((u_n)\) là dãy tăng.
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {\mkern 1mu} {u_n} = 0.\)
    • C.\(0 < {u_n} < \frac{1}{{2\sqrt {2018} }},\forall n \in {N^*}.\)
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {\mkern 1mu} \frac{{{u_{n + 1}}}}{{{u_n}}} = 1.\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 83924

    Gọi \({S_n} = \frac{4}{n} + \frac{7}{n} + \frac{{10}}{n} + ... + \frac{{1 + 3n}}{n}.\) Khi đó \({S_{20}}\) có giá trị là

    • A.34
    • B.30,5
    • C.325
    • D.32,5
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 83925

    Cho dãy số \((u_n)\) thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}
    {u_1} = 2\\
    {u_{n + 1}} = \frac{{{u_n} + \sqrt 2  - 1}}{{1 - \left( {\sqrt 2  - 1} \right){u_n}}}
    \end{array} \right.,\,\forall n \in {N^*}\). Tính \({u_{2018}}\).

    • A.\({u_{2018}} = 7 + 5\sqrt 2 \)
    • B.\({u_{2018}} = 2\)
    • C.\({u_{2018}} = 7 - 5\sqrt 2 \)
    • D.\({u_{2018}} = 7 +\sqrt 2 \)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 83926

    Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai?

    • A.Dãy số có tất cả các số hạng bằng nhau là một cấp số nhân.
    • B.Dãy số có tất cả các số hạng bằng nhau là một cấp số cộng.
    • C.Một cấp số cộng có công sai dương là một dãy số tăng.
    • D.Một cấp số cộng có công sai dương là một dãy số dương.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 83927

    Trong các dãy số sau, dãy số nào là cấp số cộng

    • A.\({u_n} = {n^2}\)
    • B.\({u_n} = {\left( { - 1} \right)^n}n\)
    • C.\({u_n} = \frac{n}{{{3^n}}}\)
    • D.\({u_n} = 2n\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 83928

    Cho cấp số cộng \((u_n)\) có \({u_1} =  - 2\) và công sai d = 3. Tìm số hạng \(u_{10}\)

    • A.\({u_{10}} =  - {2.3^9}\)
    • B.\({u_{10}} =25\)
    • C.\({u_{10}} =28\)
    • D.\({u_{10}} =-29\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 83929

    Trong các dãy số sau, dãy số nào không phải là cấp số cộng?

    • A.\(3,1, - 1, - 2, - 4\)
    • B.\(\frac{1}{2},\frac{3}{2},\frac{5}{2},\frac{7}{2},\frac{9}{2}\)
    • C.$\( - 8, - 6, - 4, - 2,0\)
    • D.\(1,1,1,1,1\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 83930

    Cho \(a + b + c = \frac{\pi }{2}\) và \(\cot a, \cot b, \cot c\) tạo thành cấp số cộng. Giá trị \(\cot a.\cot c\) bằng

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 83931

    Cho \(n \in {N^*}\), dãy \((u_n)\) là một cấp số cộng với \(u_2=5\) và công sai d = 3. Khi đó \(u_{81}\) bằng:

    • A.239
    • B.245
    • C.242
    • D.248
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 83932

    Chu vi của một đa giác n cạnh là 158, số đo các cạnh của đa giác lập thành một cấp số cộng với công sai d = 3. Biết cạnh lớn nhất có độ dài là 44. Tính số cạnh của đa giác.

    • A.6
    • B.4
    • C.9
    • D.5
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 83933

    Cho cấp số cộng \((u_n)\) có \({u_4} =  - 12,{u_{14}} = 18\). Tính tổng 16 số hạng đầu tiên của cấp số cộng này.

    • A.\({S_{16}} =  - 24\)
    • B.\({S_{16}} =  26\)
    • C.\({S_{16}} =  - 25\)
    • D.\({S_{16}} =   24\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 83934

    Cho cấp số cộng có tổng của n số hạng đầu tiên được tính bởi công thức \({S_n} = 4n - {n^2}\). Gọi M là tổng của số hạng đầu tiên và công sai của cấp số cộng đó. Khi đó:

    • A.M = 7
    • B.M = 4
    • C.M = - 1
    • D.M = 1
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 83935

    Xác định số hạng đầu \(u_1\) và công sai d của cấp số cộng \((u_n)\) có \({u_9} = 5{u_2}\) và \({u_{13}} = 2{u_6} + 5.\)

    • A.u1 = 3, d = 4
    • B.u1 = 3, d = 5
    • C.u1 = 4, d = 5
    • D.u1 = 4, d = 3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 83936

    Cấp số cộng \((u_n)\) có \(\left\{ \begin{array}{l}
    {u_1} + {u_3} = 8\\
    2{u_2} + 3{u_4} = 32
    \end{array} \right..\) Khi đó, số hạng đầu tiên là

    • A.8
    • B.\(Khi\,\,a//\left( P \right)\)
    • C.2
    • D.\(\frac{{22}}{3}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 83937

    Cho cấp số cộng \((u_n)\) và gọi \(S_n\) là tổng n số đầu tiên của nó. Biết \(S_7=77\) và \(S_{12}=192\) Tìm số hạng tổng quát \(u_n\) của cấp số cộng đó.

    • A.\({u_n} = 5 + 4n.\)
    • B.\({u_n} = 3 + 2n.\)
    • C.\({u_n} = 2 + 3n.\)
    • D.\({u_n} =4 + 5n.\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 83938

    Cho dãy số \((u_n)\) xác định bởi \(\left\{ \begin{array}{l}
    {u_1} = 321\\
    {u_{n + 1}} = {u_n} - 3
    \end{array} \right.\) với mọi \(n \ge 1.\) Tổng của 125 số hạng đầu tiên của dãy số \((u_n)\) bằng:

    • A.63375.
    • B.16687,5.
    • C.16875
    • D.63562,5.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 83939

    Tìm số hạng đầu và công bội của CSN \((u_n)\), biết: \(\left\{ \begin{array}{l}
    {u_4} - {u_2} = 72\\
    {u_5} - {u_3} = 144
    \end{array} \right.\).

    • A.\(u_1=-12, q=2\)
    • B.\(u_1=-12, q=-2\)
    • C.\(u_1=12, q=-2\)
    • D.\(u_1=12, q=2\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 83940

    Ba số phân biệt có tổng là 217 có thể coi là các số hạng liên tiếp của một cấp số nhân, cũng có thể coi là số hạng thứ 2,thứ 9, thứ 44 của một cấp số cộng. Hỏi phải lấy bao nhiêu số hạng đầu của cấp số cộng này để tổng của chúng bằng 820?

    • A.20
    • B.42
    • C.21
    • D.17
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 83941

    Trong các dãy số cho dưới đây, dãy số nào không là cấp số nhân lùi vô hạn?

    • A.Dãy số \(\frac{1}{3},\frac{1}{9},\frac{1}{{27}},...,\frac{1}{{{3^n}}},...\)
    • B.Dãy số \(1, - \frac{1}{2},\frac{1}{4}, - \frac{1}{8},\frac{1}{{16}},...,{\left( { - \frac{1}{2}} \right)^{n - 1}},...\)
    • C.Dãy số \(\frac{2}{3},\frac{4}{9},\frac{8}{{27}},...,{\left( {\frac{2}{3}} \right)^n},...\)
    • D.Dãy số \(\frac{3}{2},\frac{9}{4},\frac{{27}}{8},...,{\left( {\frac{3}{2}} \right)^n},...\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 83942

    Bốn số xen giữa các số 1 và - 234 để được một cấp số nhân có 6 số hạng là:

    • A.\( - 2;4; - 8;16\)
    • B.\( 2;4; 8;16\)
    • C.\(3;9;27;81\)
    • D.\(-3;9;-27;81\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 83943

    Trong các dãy số cho bởi công thức truy hồi sau, hãy chọn dãy số là cấp số nhân

    • A.\(\left\{ \begin{array}{l}
      {u_1} = 2\\
      {u_{n + 1}} = u_n^2
      \end{array} \right.\)
    • B.\(\left\{ \begin{array}{l}
      {u_1} =  - 3\\
      {u_{n + 1}} = u_n^{} + 1
      \end{array} \right.\)
    • C.\(\left\{ \begin{array}{l}
      {u_1} =  - 1\\
      {u_{n + 1}} = 3u_n^{}
      \end{array} \right.\)
    • D.\(\left\{ \begin{array}{l}
      {u_1} = 3\\
      {u_{n + 1}} = {2^n}.u_n^{}
      \end{array} \right.\)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 83944

    Cho cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right);{u_1} = 3;q = \frac{{ - 1}}{2}.\) Hỏi số \(\frac{3}{{256}}\) là số hạng thứ mấy?

    • A.9
    • B.10
    • C.8
    • D.11
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 83945

    Một cấp số nhân có số hạng đầu tiên là 2 và số hạng thứ tư là 54 thì số hạng thứ 6 là

    • A.1458
    • B.162
    • C.243
    • D.486
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 83946

    Xác định số hạng đầu và công bội của cấp số nhân \((u_n)\) có \({u_4} - {u_2} = 54\) và \({u_5} - {\rm{ }}{u_3} = {\rm{ }}108\).

    • A.\(u_1=3\) và q = 2
    • B.\(u_1=9\) và q = 2
    • C.\(u_1=9\) và q = - 2
    • D.\(u_1=3\) và q = - 2
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 83947

    Với \(\forall n \in {N^*},\) dãy \((u_n)\) nào sau đây không phải là một cấp số cộng hay cấp số nhân?

    • A.\({u_n} = 2017n + 2018\)
    • B.\({u_n} = {\left( { - 1} \right)^n}{\left( {\frac{{2017}}{{2018}}} \right)^n}\)
    • C.\(\left\{ \begin{array}{l}
      {u_1} = 1\\
      {u_{n + 1}} = \frac{{{u_n}}}{{2018}}
      \end{array} \right.\)
    • D.\(\left\{ \begin{array}{l}
      {u_1} = 1\\
      {u_{n + 1}} = 2017{u_n} + 2018
      \end{array} \right.\)
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 83948

    Cho tam giác ABC có các góc A, B, C tạo thành một cấp số nhân công bội 2. Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.\(\frac{1}{a} = \frac{1}{b} + \frac{1}{c}\)
    • B.\(\frac{1}{b} = \frac{1}{a} + \frac{1}{c}\)
    • C.\(\frac{1}{c} = \frac{1}{a} + \frac{1}{b}\)
    • D.\(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = 1\)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 83949

    Cho a, b, c là các số thực, theo thứ tự lập thành cấp số nhân. Biết \(\left\{ \begin{array}{l}
    a + b + c = 26\\
    {a^2} + {b^2} + {c^2} = 364
    \end{array} \right.\). Tìm b?

    • A.b = - 1
    • B.b = 10
    • C.b = 6
    • D.b = 4
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 83950

    Cho cấp số nhân có \({u_2} = \frac{1}{4}\) ; \(u_5=16\). Tìm q và \(u_1\).

    • A.\(q = \frac{1}{2};{\rm{ }}{u_{\rm{1}}} = \frac{1}{2}.\)
    • B.\(q =  - \frac{1}{2};{\rm{ }}{u_{\rm{1}}} =  - \frac{1}{2}.\)
    • C.\(q = 4;{\rm{ }}{u_{\rm{1}}} = \frac{1}{{16}}.\)
    • D.\(q =  - 4;{\rm{ }}{u_{\rm{1}}} =  - \frac{1}{{16}}.\)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 83951

    Cho cấp số nhân \((u_n)\) có \({u_1} = 5,{u_2} = 8.\) Tìm \(u_4\).

    • A.\(\frac{{512}}{{25}}\)
    • B.\(\frac{{125}}{{512}}\)
    • C.\(\frac{{625}}{{512}}\)
    • D.\(\frac{{512}}{{125}}\)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 83952

    Cho các số \(x + 2,{\rm{ }}x + 14,{\rm{ }}x + 50\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân. Khi đó \({x^3} + 2003\) bằng

    • A.2019
    • B.2017
    • C.2018
    • D.2020
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 83953

    Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A. Biết độ dài cạnh đáy BC, đường cao AH và cạnh bên AB theo thứ tự lập thành cấp số nhân công bội q. Gía trị của q2 bằng

    • A.\(\frac{{2 + \sqrt 2 }}{2}\)
    • B.\(\frac{{2 - \sqrt 2 }}{2}\)
    • C.\(\frac{{\sqrt 2  + 1}}{2}\)
    • D.\(\frac{{\sqrt 2  - 1}}{2}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?