Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 97409
Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước?
- A.Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất
- B.Có khả năng ăn sâu và rộng
- C.Có khả năng hướng nước
- D.Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 97410
Đối với các loài thực vật ở cạn, nước và các ion khoáng được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
- A.toàn bộ bề mặt cơ thể
- B.lông hút của rễ
- C. chóp rễ
- D.khí khổng
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 97411
Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
- A.qua lông hút rễ
- B.qua lá
- C.qua thân
- D.qua bề mặt cơ thể
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 97412
Ở rễ cây, các lông hút phân bố chủ yếu ở:
- A.Rễ chính
- B.Các rễ bên
- C.Đỉnh sinh trưởng của rễ bên
- D.Đỉnh sinh trưởng của rễ chính
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 97413
TB lông hút của rễ cây có cấu tạo và sinh lý phù hợp với chức năng hút nước từ đất, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1)- Thành tế bào dày. (2)- Không thấm cutin. (3)- Có không bào nằm ở trung tâm lớn.
(4)- Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.
(5)- Là tế bào biểu bì ở rễ. (6)- Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng.
Phương án trả lời đúng là:
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 97414
Động lực của sự hấp thụ nước từ đất vào lông hút của rễ?
- A.Hoạt động hô hấp của rễ mạnh
- B.Bề mặt tiếp xúc giữa lông hút của rễ và đất lớn
- C.Số lượng lông hút của rễ nhiều
- D.Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa TB lông hút và dịch đất
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 97415
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
- A.thẩm thấu
- B.cần tiêu tốn năng lượng
- C.nhờ các bơm ion
- D.chủ động
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 97416
Đặc điểm nào quyết định sự khuếch tán của các ion từ đất vào rễ
- A.Thoát hơi nước qua lá
- B.Sự chênh lệch nồng độ ion đất – rễ
- C.Trao đổi chất của rễ
- D.Nhu cầu ion của cây
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 97417
Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:
- A.gian bào và tế bào chất
- B.gian bào và tế bào biểu bì
- C.gian bào và màng tế bào
- D.gian bào và tế bào nội bì
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 97418
Khi nói về con đường hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm của đai Caspari ?
(1) Đai Caspari nằm trong lớp nội bì của rễ.
(2) Điều chỉnh dòng nước – ion khoáng vận chuyển vào trung trụ của rễ.
(3) Chặn dòng nước – ion khoáng đi vào trung trụ.
(4) Làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút.
(5) Giúp dòng nước – ion khoáng di chuyển theo con đường gian bào.
(6) Giúp dòng nước – ion khoáng di chuyển theo con đường tế bào chất.
Phương án trả lời đúng là:
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 97419
Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây?
- A.Tế bào khí khổng
- B.Tế bào nội bì
- C.Tế bào lông hút
- D.Tế bào nhu mô vỏ
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 97420
Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần có các yếu tố nào?
(1) Năng lượng là ATP. (2) Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
(3) Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi. (4) Enzim hoạt tải (chất mang).
Phương án trả lời đúng là:
- A.(1), (2), (4)
- B.(2), (4)
- C.(1), (3), (4)
- D.(1), (4)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 97421
Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường
- A.Quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi
- B.Quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi
- C.Quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi
- D.Quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 97422
Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
(1) Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
(2) Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
(3) Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
(4) Không cần tiêu tốn năng lượng.
Số đặc điểm đúng là?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 97423
Khi nói về mạch gỗ của thân cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1- Cấu tạo từ hai loại tế bào là quản bào và tế bào mạch ống.
2- Cấu tạo từ hai loại tế bào là ống rây và tế bào kèm.
3- Các tế bào cấu tạo mạch gỗ của cây đều là tế bào chết.
4- Vận chuyển dịch nước, các ion khoáng do rễ hấp thụ từ đất và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
5- Áp suất rễ là động lực tạo ra sự vận chuyển dịch nước và các ion khoáng.
6- Vận chuyển nước và chất hữu cơ do quang hợp tạo ra.
Phương án trả lời đúng là:
- A.3
- B.4
- C.5
- D.6
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 97424
Khi nói về dòng mạch rây của thân cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1- Cấu tạo từ hai loại tế bào là ống rây và tế bào kèm.
2- Các tế bào cấu tạo mạch rây của cây là những tế bào sống.
3- Thành phần chủ yếu trong dòng mạch rây là chất đường (cacbohyđrat) do quang hợp từ lá tạo ra.
4- Động lực vận chuyển do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá và các cơ quan dự trữ ( rễ, thân, hoa, quả, củ,..) của cây.
Phương án trả lời đúng là:
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 97425
Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì:
- A.các phân tử H2O có sức căng bề mặt lớn
- B.các phân tử H2O có tính phân cực
- C.các phân tứ H2O có độ nhớt cao
- D.các phân tử H2O có dạng lỏng, không mùi vị
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 97426
Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?
(1) Hiện tượng rỉ nhựa. (2) Hiện tượng thoát hơi nước. (3) Hiện tượng ứ giọt. (4) Hiện tượng đóng mở khí khổng.
Phương án trả lời đúng là:
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 97427
Khi nói về nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
(2). Có sự bão hòa hơi nước trong không khí.
(3). Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá.
(4). Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
Phương án trả lời đúng là:
- A.1
- B.4
- C.3
- D.2
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 97428
Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
- A.Trọng lực của trái đất
- B.Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa rễ với môi trường đất
- C.Áp suất của lá
- D.Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả,…)
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 97429
Tiêu hoá là quá trình
- A.tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể
- B.tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể
- C. tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể
- D.biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 97430
Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được
- A.Tiêu hóa ngoại bào
- B.Tiêu hoá nội bào
- C.Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào
- D.Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 97431
Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá:
- A.Tiêu hóa ngoại bào
- B.Tiêu hoá nội bào
- C.Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào
- D.Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 97432
Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá diễn ra như sau:
- A.Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
- B.Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản
- C.Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào
- D.Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 97433
Điều nào sau đây là đúng khi nói về động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
(1) đa số động vật đơn bào. (2) thực hiện tiêu hóa nội bào. (3) thức ăn vào cơ thể theo kiểu nhập bào.
(4) không bào tiêu hóa + Lizôxôm tiết enzim tiêu hóa thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Các phát biểu đúng là: x
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 97434
Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp:
- A.bằng mang
- B.bằng hệ thống ống khí
- C.bằng phổi
- D.qua bề mặt cơ thể
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 97435
Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ:
- A.sự co dãn của phần bụng
- B.sự vận động của cánh
- C.sự co dãn của túi khí
- D.sự di chuyển của chân
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 97436
Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ:
- A.sự vận động của cánh
- B.sự nhu động của hệ tiêu hóa
- C.sự di chuyển của chân
- D.sự co dãn của phần bụng
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 97437
Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?
- A.Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
- B.Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
- C.Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang
- D.Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 97438
Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?
- A.Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước
- B.Vì phổi không thải được CO2 trong nước
- C.Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước
- D.Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 97439
Trong cơ thể động vật, hệ cơ quan đảm nhận chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể:
- A.Hệ thần kinh
- B.Hệ hô hấp
- C.Hệ tuần hoàn
- D.Hệ bài tiết
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 97440
Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
(2) Máu và nước mô tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
(3) Sắc tố hô hấp là hêmôxianin (chứa Cu) nên máu có màu xanh nhạt.
(4) Máu chảy trong động mạch có tốc độ chậm, áp lực thấp.
(5) Sự điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan chậm.
Các phát biểu đúng là:
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 97441
Các nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
- A.Mực ống, giun đốt, sâu bọ
- B.Thân mềm, chân khớp, giun đốt
- C.Thân mềm, giáp xác, sâu bọ
- D.Sâu bọ, thân mềm, bạch tuộc
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 97442
Hệ tuần hoàn hở có ở động vật:
- A.Đa số động vật thân mềm và chân khớp
- B.Các loài cá sụn và cá xương
- C.Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp
- D.Động vật đơn bào
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 97443
Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:
- A.máu trao đổi chất với tế bào qua màng mao mạch
- B.máu di chuyển trong động mạch có tốc độ rất cao
- C.không tham gia vận chuyển khí trong hô hấp
- D.máu chứa sắc tố hô hấp là hêmôglôbin
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 97444
Cân bằng nội môi là duy trì trạng thái ổn định của môi trường.........
- A.trong tế bào
- B.trong mô
- C.trong cơ quan
- D.trong cơ thể
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 97445
Sự phối hợp hoạt động của 3 bộ phận theo thứ tự nào sau đây đúng với cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
- A.Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện
- B.Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển
- C.Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển
- D.Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 97446
Hai hệ cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong sự cân bằng môi trường bên trong cơ thể là:
- A.Thần kinh và tuần hoàn
- B.Thần kinh và nội tiết
- C.Hô hấp và tuần hoàn
- D.Bài tiết và nội tiết
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 97447
Độ pH trong máu người bình thường nằm trong khoảng nào sau đây?
- A.6,0 – 6,5
- B.6,5 – 7,35
- C.7,35 – 7,45
- D.7,45 – 8,25
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 97448
Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?
- A.Hệ đệm trong máu lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu
- B.Phổi thải CO2 vì khi CO2 tăng lên → tăng H+ trong máu
- C.Thận thải H+, thải NH3 và tái hấp thụ Na+
- D.Phổi hấp thu O2 và thải khí CO2 khi giảm H+ trong máu