Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 160583
Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
- A.R2O3.
- B.RO2.
- C.R2O.
- D.RO.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 160584
Nguyên tử Fe có cấu hình e là
- A.[Ar]3d64s2.
- B.[Ar]4s13d7.
- C.[Ar]3d74s1.
- D.[Ar]4s23d6.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 160585
Cấu hình e của Cr là
- A.[Ar]3d44s2.
- B.[Ar]4s23d4.
- C.[Ar]3d54s1.
- D.[Ar]4s13d5.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 160586
Kim loại Ni phản ứng được với tất cả các muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ?
- A.NaCl, AlCl3, ZnCl2
- B.MgSO4, CuSO4, AgNO3
- C.Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl
- D.AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 160587
Cho ba kim loại là Al, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho ?
- A.Al.
- B.Fe.
- C.Cu.
- D.Không kim loại nào.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 160588
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
- A.Cu, Al, Mg.
- B.Cu, Al, MgO.
- C.Cu, Al2O3, Mg.
- D.Cu, Al2O3, MgO.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 160589
Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây ?
- A.Nhường electron và tạo thành ion âm.
- B.Nhường electron và tạo thành ion dương.
- C.Nhận electron để trở thành ion âm.
- D.Nhận electron để trở thành ion dương.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 160590
Cặp chất không xảy ra phản ứng là
- A.Fe + Cu(NO3)2.
- B.Cu + AgNO3.
- C.Zn + Fe(NO3)2.
- D.Ag + Cu(NO3)2.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 160591
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường bazơ là:
- A.Na, Ba, K.
- B.Be, Na, Ca.
- C.Na, Fe, K.
- D.Na, Cr, K.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 160592
Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
- A.AgNO3.
- B.HNO3.
- C.Cu(NO3)2.
- D.Fe(NO3)2.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 160593
Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi
- A.cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
- B.khối lượng riêng của kim loại.
- C.các electron độc thân trong tinh thể kim loại
- D.các electron tự do trong tinh thể kim loại.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 160594
So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại
- A.thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
- B.thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn.
- C.thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học.
- D.thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 160595
Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ?
- A.Vàng
- B.Bạc
- C.Đồng
- D.Nhôm
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 160596
Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ?
- A.Vàng
- B.Bạc
- C.Đồng
- D.Nhôm
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 160597
Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?
- A.Vonfam
- B.Crom
- C.Sắt
- D.Đồng
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 160598
Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?
- A.Liti
- B.Xesi
- C.Natri
- D.Kalim
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 160599
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ?
- A.Vonfam
- B.Đồng
- C.Sắt
- D.Kẽm
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 160600
Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại
- A.Liti
- B.Rubidi
- C.Natri
- D.Kali
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 160601
Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3?
- A.21,3 gam
- B.12,3 gam.
- C.13,2 gam.
- D.23,1 gam.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 160602
Một thanh kim loại M hóa trị 2 được nhúng vào trong 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại ,thấy khối lượng thanh tăng 1,6 gam, nồng độ CuSO4 còn 0,3M. Hãy xác định kim loại M?
- A.Fe
- B.Mg
- C.Zn
- D.Pb
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 160603
Ngâm một lá kẽm trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1 mol. Kết thúc phản ứng, khối lượng lá kẽm là bao nhiêu?
- A.0,655g
- B.0,75g
- C.0,65g
- D.0,755g
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 160604
Cho 8,4 g Fe vào dung dịch có chứa 0,4mol AgNO3. Kết thúc phản ứng, khối lượng bạc là bao nhiêu?
- A.42,3g
- B.23,4g
- C.43,2g
- D.21,6g
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 160605
Cho biết các cặp oxi hoá - khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+
Tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự
- A.Cu2+, Fe2+, Fe3+
- B.Cu2+, Fe3+,Fe2+
- C.Fe3+,Cu2+, Fe2+
- D.Fe2+ ,Cu2+, Fe3+
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 160606
Muốn khử dd chứa Fe3+ thành dd có chứa Fe2+ cần dùng kim loại sau:
- A.Cu
- B.Na
- C.Zn
- D.Ag
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 160607
Cho các kim loại: Fe , Al , Mg , Cu , Zn , Ag. Số kim loại tác dụng được với dd H2SO4 loãng là:
- A.5
- B.3
- C.6
- D.4
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 160608
Ngâm Cu dư vào dd AgNO3 thu được dd X, sau đó ngâm Fe dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. dung dịch Y gồm:
- A.Fe(NO3)2
- B.Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2 , AgNO3
- C.Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2
- D.Fe(NO3)3
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 160609
Ngâm đinh sắt sạch trong 200 ml dd CuSO4. Sau phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra rửa nhẹ và làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 8 gam. Nồng độ CuSO4 ban đầu là:
- A.0,52 M
- B.0,5 M
- C.5 M
- D.0,25 M
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 160610
Cho 4 dung dịch muối: CuSO4, K2SO4, NaCl, KNO3. Dung dịch nào sau khi điện phân cho ra một dung dịch axit (điện cực trơ)
- A.CuSO4
- B.K2SO4
- C.NaCl
- D.KNO3
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 160611
Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là:
- A.3
- B.1
- C.2
- D.4
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 160612
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
- A.Fe
- B.Cu
- C.Mg
- D.Ag
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 160613
Trong quá trình điện phân, các muối X- (X: Cl-, Br-) di chuyển về:
- A.Cực dương và bị oxi hóa
- B.Cực âm và bị oxi hóa
- C.Cực dương và bị khử
- D.Cực âm và bị khử
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 160614
Cho dung dịch chứa các ion: Na+, K+, Cu+, Cl-, SO42-, NO32-. Các ion nào không bị điện phân khi ở trạng thái dung dịch:
- A.Na+, K+, Cl-, SO42-
- B.K+, Cu+, Cl-, NO32-
- C.Na+, Cu+, Cl-, SO42-
- D.Na+, K+, SO42-, NO32-
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 160615
Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là:
- A.8,7
- B.18,9
- C.7,3
- D.13,1.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 160616
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9g muối clorua của kim loại M được 0,48g kim loại M ở catot. Kim loại M là:
- A.Zn
- B.Ca
- C.Mg
- D.Ba
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 160617
Điện phân một dd muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16g kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M là:
- A.Mg
- B.Fe
- C.Cu
- D.Ca
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 160618
Nếu muốn điện phân hoàn toàn (mất màu xanh) 400 ml dung dịch CuSO40,5M với cường độ dòng điện I = 1,34A (hiệu suất điện phân là 100%) thì cần bao nhiêu thời gian.
- A.6 giờ
- B.7 giờ
- C.8 giờ
- D.9 giờ
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 160619
Điện phân dung dịch muối CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot. Cường độ dòng điện trong quá trình điện phân là giá trị nào dưới đây:
- A.3A
- B.4,5A
- C.1,5A
- D.6A
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 160620
Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Kim loại trong muối là:
- A.Na
- B.Ca
- C.K
- D.Mg
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 160621
Điện phân 250g dd CuSO4 8% đến khi nồng độ CuSO4 trong dd thu được giảm đi và bằng một nửa so với trước phản ứng thì dừng lại. Khối lượng kim bám ở catot gần với giá trị nào?
- A.4,08g
- B.2,04g
- C. 4,58g
- D.4,5g
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 160622
Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Tính khối lượng kim loại sinh ra ở Catot và V lít (đktc) khí sinh ra ở Anot.
- A.4,512g
- B.4,5g
- C.4,6g
- D.4,679g