40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Học kì 1 môn Vật lý 11 năm 2019

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 91033

    Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BC: 

    • A.400V      
    • B.300V     
    • C. 200V        
    • D.100V
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 91034

    Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào là sai khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường: 

    • A.AMQ = - AQN  
    • B.AMN = ANP          
    • C.AQP = AQN         
    • D.AMQ = AMP
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 91035

    Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2cm nhiễm điện trái dấu. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này sang tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9J. Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại, biết điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các tấm, không đổi theo thời gian: 

    • A.100V/m     
    • B.200V/m  
    • C. 300V/m        
    • D.400V/m
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 91036

    Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2V. Một điện tích q = -1C di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là: 

    • A.-2J             
    • B.2J          
    • C.- 0,5J            
    • D.0,5J
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 91037

    Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15kg mang điện tích q = 4,8.10-18C nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 1cm và nhiễm điện trái dấu . Lấy g = 10m/s2, tính hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại: 

    • A.25V.        
    • B.50V        
    • C.75V                 
    • D.100V
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 91038

    Một quả cầu kim loại khối lượng 4,5.10-3kg treo vào đầu một sợi dây dài 1m, quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại phẳng song song  thẳng đứng cách nhau 4cm, đặt hiệu điện thế giữa hai tấm là 750V, thì quả cầu lệch 1cm ra khỏi vị trí ban đầu, lấy g = 10m/s2. Tính điện tích của quả cầu: 

    • A.24nC     
    • B.- 24nC       
    • C.48nC      
    • D.- 36nC
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 91039

    Giả thiết rằng một tia sét có điện tích q = 25C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất, khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất U = 1,4.108V. Tính năng lượng của tia sét đó: 

    • A.35.108J   
    • B.45.108 J   
    • C. 55.108 J         
    • D. 65.108 J
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 91040

    Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn thẳng B đến C: 

    • A.2,5.10-4J        
    • B.- 2,5.10-4J   
    • C. - 5.10-4J               
    • D.5.10-4J   
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 91041

    Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn gấp khúc BAC: 

    • A. - 10.10-4J            
    • B.- 2,5.10-4J              
    • C.- 5.10-4J                   
    • D.10.10-4J   
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 91042

    Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07V. Màng tế bào dày 8nm. Cường độ điện trường trong màng tế bào này là: 

    • A. 8,75.106V/m        
    • B.7,75.106V/m  
    • C.6,75.106V/m    
    • D.5,75.106V/m  
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 91043

    Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Tính cường độ điện trường và cho biết đặc điểm điện trường, dạng đường sức điện trường giữa hai tấm kim loại: 

    • A.điện trường biến đổi, đường sức là đường cong, E = 1200V/m
    • B.điện trường biến đổi tăng dần, đường sức là đường tròn, E = 800V/m
    • C.điện trường đều, đường sức là đường thẳng, E = 1200V/m 
    • D.điện trường đều, đường sức là đường thẳng, E = 1000V/m
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 91044

    Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến tấm tích điện dương thì electron nhận được một năng lượng bằng bao nhiêu: 

    • A.8.10-18J  
    • B.7.10-18J  
    • C.6.10-18J            
    • D.5.10-18J
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 91045

    Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000V là 1J. Tính độ lớn điện tích đó: 

    • A.2mC         
    • B.4.10-2C        
    • C.5mC                    
    • D. 5.10-4C
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 91046

    Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích q = 1μC thu được năng lượng 2.10-4J khi đi từ A đến B: 

    • A.100V       
    • B.200V      
    • C.300V                     
    • D.500V
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 91047

    Cho ba bản kim loại phẳng tích điện 1, 2, 3 đặt song song lần lượt nhau cách nhau những khoảng d12 = 5cm, d23 = 8cm, bản 1 và 3 tích điện dương, bản 2 tích điện âm. E12 = 4.104V/m, E23 = 5.104V/m, tính điện thế V2, V3 của các bản 2 và 3 nếu lấy gốc điện thế ở bản 1: 

    • A.V2 = 2000V; V3 = 4000V      
    • B.V2 =  - 2000V; V3 = 4000V 
    • C.V2 =  - 2000V; V3 = 2000V           
    • D. V2 = 2000V; V3 = - 2000V 
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 91048

    Một quả cầu kim loại bán kính 10cm. Tính điện thế gây bởi quả cầu tại điểm A cách tâm quả cầu 40cm và tại điểm B trên mặt quả cầu, biết điện tích của quả cầu là.10-9C: 

    • A.VA = 12,5V; VB = 90V       
    • B.VA = 18,2V; VB = 36V     
    • C.VA = 22,5V; VB = 76V                   
    • D.VA = 22,5V; VB = 90V
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 91049

    Một quả cầu kim loại bán kính 10cm. Tính điện thế gây bởi quả cầu tại điểm A cách tâm quả cầu 40cm và tại điểm B trên mặt quả cầu, biết điện tích của quả cầu là - 5.10-8C: 

    • A.VA = - 4500V; VB = 1125V 
    • B.VA = - 1125V; VB = - 4500V 
    • C.VA = 1125,5V; VB = 2376V          
    • D. VA = 922V; VB = - 5490V 
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 91050

    Một giọt thủy ngân hình cầu bán kính 1mm tích điện q = 3,2.10-13C đặt trong không khí. Tính cường độ điện trường và điện thế của giọt thủy ngân trên bề mặt giọt thủy ngân: 

    • A.2880V/m; 2,88V     
    • B.3200V/m; 2,88V                
    • C.3200V/m; 3,2V        
    • D.2880; 3,45V
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 91051

    Một hạt bụi kim loại tích điện âm khối lượng 10-10kg lơ lửng trong khoảng giữa hai bản tụ điện phẳng nằm ngang bản tích điện dương ở trên, bản tích điện âm ở dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản bằng 1000V, khoảng cách giữa hai bản là 4,8mm, lấy g = 10m/s2. Tính số electron dư ở hạt bụi: 

    • A.20 000 hạt      
    • B.25000 hạt    
    • C.30 000 hạt    
    • D.40 000 hạt
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 91052

    Một điện trường đều E = 300V/m. Tính công của lực điện trường trên di chuyển điện tích q = 10nC trên quỹ đạo ABC với ABC là tam giác đều cạnh a = 10cm như hình vẽ: 

    • A.4,5.10-7J     
    • B.3. 10-7J           
    • C.- 1.5. 10-7J         
    • D.1.5. 10-7J   
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 91053

    Xét 3 điểm A, B, C ở 3 đỉnh của tam giác vuông như hình vẽ, α = 600, BC = 6cm, UBC = 120V. Các hiệu điện thế  UAC ,UBA có giá trị lần lượt: 

    • A.0; 120V
    • B.- 120V; 0 
    • C.60 \(\sqrt 3 \)V; 60V         
    • D. - 60 \(\sqrt 3 \)V; 60V 
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 91054

    Một hạt bụi khối lượng 1g mang điện tích - 1μC nằm yên cân bằng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang tích điện trái dấu có độ lớn bằng nhau. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm, lấy g = 10m/s2. Tính hiệu điện thế giữa hai bản kim loại phẳng trên: 

    • A.20V          
    • B.200V       
    • C. 2000V         
    • D. 20 000V
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 91055

    Một prôtôn mang điện tích + 1,6.10-19C chuyển động dọc theo phương của đường sức một điện trường đều. Khi nó đi được quãng đường 2,5cm thì lực điện thực hiện một công là + 1,6.10-20J. Tính cường độ điện trường đều này: 

    • A. 1V/m           
    • B.2V/m            
    • C.3V/m           
    • D.4V/m
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 91056

    Giả thiết rằng một tia sét có điện tích q = 25C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất, khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất U = 1,4.108V. Năng lượng của tia sét này có thể làm bao nhiêu kilôgam nước ở 1000C bốc thành hơi ở 1000C, biết nhiệt hóa hơi của nước bằng 2,3.106J/kg 

    • A.1120kg  
    • B.1521kg    
    • C.2172kg         
    • D. 2247kg
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 91057

    Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC: 

    • A. 256V     
    • B. 180V            
    • C.128V            
    • D.56V
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 91058

    Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BA: 

    • A.144V   
    • B.120V   
    • C.72V           
    • D.44V
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 91059

    Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là 

    • A.q = 2.10-4 (C). 
    • B.q = 2.10-4 (µC).           
    • C. q = 5.10-4 (C).  
    • D.q = 5.10-4 (µC).
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 91060

    Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 (J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là: 

    • A.E = 2 (V/m). 
    • B.E = 40 (V/m).
    • C. E = 200 (V/m).  
    • D.E = 400 (V/m).
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 91061

    Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến tấm tích điện dương thì electron có vận tốc bằng bao nhiêu: 

    • A.4,2.106m/s   
    • B.3,2.106m/s         
    • C. 2,2.106m/s            
    • D.1,2.106m/s  
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 91062

    Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một êlectron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữa hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của êlectron là: 

    • A.đường thẳng song song với các đường sức điện.  
    • B.đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
    • C.một phần của đường hypebol.             
    • D.một phần của đường parabol.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 91063

    Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động ξ = 9V, điện trở trong r = 1Ω, nối với mạch ngoài là một bóng đèn (3V – 4,5 W) mắc nối tiếp với biến trở Rx. Để đèn sáng bình thường thì cần dùng ít nhất số lượng điện trở loại 2 Ω để mắc tạo thành Rx là 

    • A.1        
    • B.3                 
    • C.5                          
    • D.7
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 91064

    Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động ξ = 9V, điện trở trong r = 1Ω, nối với mạch ngoài là một bóng đèn (3V – 4,5 W) mắc nối tiếp với biến trở Rx. Để đèn sáng bình thường thì cần dùng ít nhất số lượng điện trở loại 2 Ω để mắc tạo thành Rx là 

    • A.1        
    • B.3                 
    • C.5                          
    • D.7
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 91065

    Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào 

    • A.Tăng khi nhiệt độ giảm 
    • B.Tăng khi nhiệt độ tăng
    • C.Không đổi theo nhiệt độ 
    • D.Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 91066

    Mạch điện gồm điện trở R = 5Ω mắc thành mạch điện kín với nguồn ξ = 6V, r = 1Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là 

    • A.1A                       
    • B.1,5A       
    • C. 0,5A                     
    • D.0,25A
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 91067

    Mạch điện gồm điện trở R = 5Ω mắc thành mạch điện kín với nguồn ξ = 6V, r = 1Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là 

    • A.1A                       
    • B.1,5A       
    • C. 0,5A                     
    • D.0,25A
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 91068

    Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực 

    • A.Cu long                     
    • B.Hấp dẫn    
    • C. Lực lạ                     
    • D.Điện trường
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 91069

    Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực 

    • A.Cu long                     
    • B.Hấp dẫn    
    • C. Lực lạ                     
    • D.Điện trường
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 91070

    Dòng điện không đổi là 

    • A.Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian 
    • B.Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
    • C.Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian 
    • D.Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 91071

    Một điện tích q = -1C di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là 2J. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là 

    • A.2V                            
    • B.1V 
    • C. - 2V                 
    • D.-1V
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 91072

    Một nguồn có ξ = 8V, r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 3Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là 

    • A.16W                     
    • B.20W         
    • C.12W                   
    • D.8W

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?