40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Học kì 1 môn Vật lý 10

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 8269

    Hãy chọn câu đúng. 

    • A.Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
    • B.Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
    • C.Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. 
    • D.Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 8271

    Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một  khoảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là:

    • A.\(x = {x_0} + {v_0}t - \frac{1}{2}a{t^2}\)
    • B.x = x0 +vt.  
    • C.\(x = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)
    • D.\(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 8273

    Người ta dùng vòng bi trên bánh xe đạp là với dụng ý: 

    • A.Chuyển ma sát trượt về ma sát lăn.      
    • B.Chuyển ma sát lăn về ma sát trượt.
    • C.Chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn.          
    • D. Chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 8275

    Chọn phát biểu đúng.

    Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng 

    • A.không xác định.         
    • B.bảo toàn.                  
    • C.không bảo toàn.           
    • D.biến thiên.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 8277

    Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60cm và cách vai người thứ hai là 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Mỗi người sẽ chịu một lực bằng: 

    • A. Người thứ nhất: 400N, người thứ hai: 600N
    • B.Người thứ nhất 600N, người thứ hai: 400N
    • C.Người thứ nhất 500N, người thứ hai: 500N. 
    • D.Người thứ nhất: 300N, người thứ hai: 700N.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 8280

    Chọn phát biểu đúng.

    Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh 

    • A.trục đi qua trọng tâm.                 
    • B.trục cố định đó.
    • C.trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.       
    • D.trục bất kỳ.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 8282

    Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?

    Vị trí trọng tâm của một vật 

    • A.phải là một điểm của vật.                     
    • B.có thể trùng với tâm đối xứng của vật.
    • C.có thể ở trên trục đối xứng của vật.        
    • D.phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 8284

    Chuyển động tính tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn : 

    • A.song song với chính nó.       
    • B.ngược chiều với chính nó.  
    • C.cùng chiều với chính nó.           
    • D.tịnh tiến với chính nó.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 8286

    “Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng ... có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các ... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. 

    • A.mômen lực.              
    • B.hợp lực.          
    • C.trọng lực.              
    • D.phản lực.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 8288

    Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do? 

    • A.Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
    • B.Chuyển động nhanh dần đều.
    • C.Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. 
    • D.Công thức tính vận tốc v = g.t2
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 8289

    Trường hợp nào sau đây có thể  coi chiếc máy bay là một chất điểm? 

    • A. Chiếc máy  bay đang chạy trên đường băng.  
    • B.Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.
    • C.Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.          
    • D.Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 8291

    Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v¬0. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một  kho ảng OA = x0 . Phương trình chuy ển động của vật là: 

    • A.x = x0 + v0t
    • B.x = x0 + v0t + at2/2
    • C.x = vt + at2/2
    • D. x = at2/2.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 8293

    Chuyển động nào dưới đây không phải  là chuyển động thẳng biến đổi đều? 

    • A.Một viên bi lăn trên máng nghiêng.                
    • B.Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất.
    • C.Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh.     
    • D.Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 8295

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều: 

    • A.Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
    • B.Tăng đều theo thời gian. 
    • C.Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều. 
    • D.Chỉ có độ lớn không đổi.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 8297

    Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng? 

     

    • A.Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.
    • B.Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
    • C.Một viên bi rơi tự  do từ độ cao 2m xuống mặt đất. 
    • D.Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 8299

    Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? 

    • A.Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
    • B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
    • C.Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. 
    • D.Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 8300

    Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của  xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là: 

    • A.x = 3 +80t.               
    • B.x = ( 80 -3 )t.            
    • C.x  =3 – 80t.       
    • D.x = 80t.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 8301

    Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạng đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là: 

    • A.a = 0,7 m/s2;  v = 38 m.s. 
    • B. a = 0,2 m/s2;   v = 18 m/s.
    • C.a =0,2 m/s2 , v = 8m/s.          
    • D.a =1,4 m/s2, v = 66m/s.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 8302

    Định luật I Niutơn xác nhận rằng: 

    • A.Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.
    • B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác.
    • C.Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không  thì vật không thể chuyển động được. 
    • D.Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 8303

    Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? 

    • A.Không đẩy gì cả.      
    • B.Đẩy xuống.              
    • C.Đẩy lên.         
    • D.Đẩy sang bên.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 8305

    Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. 

    • A.Cách thùng ngô 30cm, chịu lực 500N.            
    • B.Cách thùng ngô 40cm, chịu lực 500N.
    • C.Cách thùng ngô 50 cm, chịu lực 500N.            
    • D.Cách thùng ngô 60 cm, chịu lực 500N.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 8307

    Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Mômen của ngẫu lực là: 

    • A.100Nm.          
    • B.2,0Nm.           
    • C.0,5Nm.            
    • D.1,0Nm.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 8309

    Một tấm ván nặng 270N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái là: 

    • A.180N.             
    • B.90N.               
    • C.160N.              
    • D.80N.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 8312

    Chọn đáp án đúng.

    Cánh tay đòn của lực là 

    • A.khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.                
    • B.khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
    • C.khoảng cách từ vật đến giá của lực. 
    • D.khoảng cách từ trục quay đến vật.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 8315

    Chọn đáp án đúng.

    Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho 

    • A.tác dụng kéo của lực.                           
    • B.tác dụng làm quay của lực.                    
    • C.tác dụng uốn của lực.        
    • D.tác dụng nén của lực.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 8325

    Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: 

    • A.4,5 km.          
    • B.2 km.             
    • C.6 km.   
    • D. 8 km.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 8328

    Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối? 

    • A.Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
    • B.Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
    • C.Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. 
    • D.Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 8331

    Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? 

    • A.Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
    • B.Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
    • C.Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay đều. 
    • D.Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 8335

    Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 36km/h là: 

    • A. t = 360s.         
    • B.t = 200s.         
    • C.t = 300s.         
    • D.t = 100s.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 8339

    Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6m/s. Quãng đường s mà ôtô đã đi được trong khoảng thời gian này là: 

    • A.s = 100m.               
    • B.s = 50 m.                
    • C. 25m.          
    • D.500m
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 8342

    Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là: 

    • A.v = 34 km/h.
    • B. v = 35 km/h.
    • C.v = 30 km/h. 
    • D.v = 40 km/h
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 8353

    Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì :     

    • A.Hai vật rơi với cùng vận tốc.
    • B.Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.
    • C.Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ. 
    • D.Vận tốc của  hai vật không đổi.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 8356

    Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh,xe chuyển động chậm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là: 

    • A.s = 19 m;                
    • B.s = 20m;         
    • C.s = 18 m;          
    • D.s = 21m;  .
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 8359

    Mức quán tính của một vật quay quanh một trục  phụ thuộc vào 

    • A.khối lượng và sự phân bố khối lượng đối với trục quay.           
    • B.hình dạng và kích thước của vật.
    • C. tốc độ góc của vật.           
    • D.vị trí của trục quay.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 8362

    Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật. 

    • A.Mặt bàn học.  
    • B.Cái tivi.           
    • C.Chiếc nhẫn trơn.           
    • D.Viên gạch.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 8365

    Tại sao không lật đổ được con lật đật? 

    • A.Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.
    • B.Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.
    • C.Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định. 
    • D.Ví nó có dạng hình tròn.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 8369

    Trong các chuyển động sau, chuyển động của vật nào là chuyển động tịnh tiến? 

    • A.Đầu van xe đạp của một xe đạp đang chuyển động.
    • B.Quả bóng đang lăn.
    • C.Bè trôi trên sông. 
    • D.Chuyển động của cánh cửa quanh bản lề.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 8372

    Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét ? 

    • A.10 N.             
    • B.10 Nm.           
    • C.11N.       
    • D.11Nm.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 8375

    Để có mômen của một vật có trục quay cố định là 10 Nm thì cần phải tác dụng vào vật một lực bằng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm. 

    • A.0.5 (N).           
    • B.50 (N).            
    • C.200 (N).          
    • D.20(N)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 8378

    Hãy chỉ ra câu  sai?

    Chuyển động tròn đều là chuyển  động có các đặc điểm: 

    • A.Quỹ đạo là đường tròn.      
    • B.Tốc độ dài không đổi.     
    • C.Tốc độ góc không đổi.         
    • D.Vectơ gia tốc không đổi.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?