40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Ruột khoang Sinh học 7

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 42506

    Cách di chuyển của thuỷ tức 

    • A.Sâu đo 
    • B.Lộn đầu
    • C.Vừa tiến vừa xoay 
    • D. Cả a,b đều đúng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 42508

    Các hình thức sinh sản của thuỷ tức: 

    • A.Mọc chồi
    • B.Hữu tính
    • C.Tái sinh 
    • D.Cả a,b,c đều đúng
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 42510

    Thành cơ thể thuỷ tức có cấu tạo 

    • A.Một lớp tế bào 
    • B. 2 lớp tế bào
    • C. 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa 
    • D.3 lớp tế bào
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 42512

    Cơ thể của thuỷ tức 

    • A.Có đối xứng 
    • B.Không có đối xứng
    • C.Đối xứng toả tròn 
    • D.Đối xứng 2 bên
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 42514

    Thuỷ tức thải bã bằng con đường nào: 

    • A.Qua lỗ miệng
    • B.Qua thành cơ thể 
    • C.Qua không bào co bóp 
    • D.Cả a,b đều đúng
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 42516

    Cách di chuyển của sứa 

    • A. Sâu đo
    • B.Bơi lội tự do 
    • C. Lộn đầu 
    • D.Co bóp dù
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 42517

    Thuỷ tức giống sứa: 

    • A. Đối xứng toả tròn 
    • B.Có tế bào tự vệ
    • C.Bơi lội tự do 
    • D. Cả a,b đều đúng
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 42519

    Cách tự vệ của sứa nhờ: 

    • A.Tế bào gai
    • B.Di chuyển
    • C.Bộ xương đá vôi 
    • D.Cả a,b đều đúng
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 42521

    Hình dạng của hải quỳ 

    • A.Hình trụ
    • B. Hình dù 
    • C.Hình cành cây  
    • D.Hình khối
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 42523

    San hô khác hải quỳ ở chỗ: 

    • A.Sống đơn độc 
    • B.Sống tập đoàn
    • C.Sống bám 
    • D.Sống cộng sinh
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 42525

    San hô khi mọc chồi có hiện tượng: 

    • A.Chồi tách ra sống độc lập
    • B.Chồi dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn
    • C.Các cơ thể con có khoang ruột thông nhau và thông với cơ thể mẹ 
    • D.Cả b,c đều đúng
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 42527

    Cành san hô dùng để trang trí là bộ phận nào trong cơ thể chúng: 

    • A. Phần thịt của san hô
    • B.Phần khung xương của san hô 
    • C.Phần tua của san hô 
    • D.Phần đế của san hô
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 42529

    Vai trò của san hô: 

    • A.Tạo hệ sinh thái đặc sắc của đại dương
    • B.Vật trang trí và làm đồ trang sức
    • C.Nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng và chỉ thị địa tầng 
    • D.Cả a,b,c đều đúng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 42531

    Đặc điểm chung của ruột khoang: 

    • A.Động vật đa bào bậc thấp, thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
    • B.Có tế bào gai tự vệ, khoang ruột dạng túi
    • C.Có đối xứng toả tròn 
    • D.Cả a, b, c đều đúng
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 42533

    Ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung: 

    • A.Đối xứng toả tròn
    • B.Thành cơ thể có 2 lớp tế bào 
    • C.Có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi 
    • D.Cả a, b, c đều đúng
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 42535

    Thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ: 

    • A.Di chuyển nhanh nhẹn 
    • B.Phát hiện ra mồi nhanh
    • C.Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc 
    • D.Có miệng to và khoang ruột rộng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 42537

    Sứa bơi lội trong nước nhờ:

    • A.Tua miệng phát triển và cử động linh hoạt
    • B.Dù có khả năng co bóp
    • C.Cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước 
    • D.Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 42539

    Mực tự vệ bằng cách 

    • A.Thu mình vào vỏ
    • B.Phụt nước chạy trốn
    • C.Chống trả  
    • D.Phun mực ra
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 42541

    Ở cơ thể thủy tức, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô-bì cơ nằm ở:

    • A.Lớp ngoài 
    • B.Lớp trong
    • C.Tầng keo 
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 42543

    Cây thủy sinh có thủy tức bám (được coi là cây chỉ thị của chúng) 

    • A.Cây sen 
    • B.Rong đuôi chó
    • C.Bèo tấm  
    • D. Cả A, B và C
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 42545

    Thủy tức thuộc nhóm 

    • A.Động vật phù phiêu
    • B.Động vật sống bám
    • C.Động vật ở đáy  
    • D. Động vật kí sinh
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 42547

    Thủy tức hô hấp 

    • A. Bằng phổi
    • B.Bằng mang
    • C.Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể  
    • D.Bằng cả ba hình thức
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 42549

    Ngành Ruột khoang có khoảng: 

    • A.5 nghìn loài 
    • B.1 nghìn loài 
    • C.20 nghìn loài 
    • D.10 nghìn loài
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 42551

    Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người? 

    • A.Thủy tức 
    • B.Sứa
    • C.San hô  
    • D.Hải quỳ
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 42553

    Đặc điểm chung của ruột khoang là: 

    • A.Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
    • B.Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức.
    • C.Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng. 
    • D.Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 42555

    Hình dạng của thuỷ tức là:

    • A.dạng trụ dài
    • B.hình cầu
    • C.hình đĩa 
    • D.hình nấm
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 42557

    Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì? 

    • A.Tiêu hoá thức ăn
    • B.Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài
    • C.Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc 
    • D.Cả A và B đều đúng
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 42558

    Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể? 

    • A.Tế bào mô bì – cơ
    • B.Tế bào mô cơ – tiêu hoá
    • C.Tế bào sinh sản 
    • D.Tế bào cảm giác
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 42560

    Phát biểu nào sau đây vể thuỷ tức là đúng? 

    • A.Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp
    • B.Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử
    • C.Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng 
    • D. Có khả năng tái sinh.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 42562

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

    Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều …(1)… có chức năng …(2)…. 

    • A.(1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
    • B.(1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
    • C.(1) : tế bào sinh sản ; (2) : sinh sản và di chuyển 
    • D.(1) : tế bào thần kinh ; (2) : di chuyển và tự vệ
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 42565

    Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ 

    • A.tuyến hình cầu
    • B.tuyến sữa
    • C.tuyến hình vú 
    • D.tuyến bã
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 42566

    Đặc điểm của tế bào thần kinh của thuỷ tức là 

    • A.hình túi, có gai cảm giác
    • B.chiếm chủ yếu lớp trong, có roi và không bào tiêu hoá
    • C.chiếm phần lớn ở lớp ngoài 
    • D.hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 42567

    Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là 

    • A.Hệ thần kinh hình lưới
    • B.Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
    • C.Hệ thần kinh dạng ống 
    • D.Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 42568

     Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

    Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau. 

    • A.(1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : khoang ruột
    • B.(1) : phân đôi ; (2) : cụm ; (3) : tầng keo
    • C.(1) : tiếp hợp ; (2) : cụm ; (3) : khoang ruột 
    • D.(1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : tầng keo
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 42569

    Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì? 

    • A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước
    • B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển
    • C.Giúp sứa trốn tránh kẻ thù 
    • D.Giúp sứa dễ bắt mồi
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 42570

    Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô? 

    • A.Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không
    • B.Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên
    • C.Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn 
    • D.San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 42571

    Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ? 

    • A.Kiểu ruột hình túi
    • B.Cơ thể đối xứng toả tròn
    • C.Sống thành tập đoàn 
    • D.Thích nghi với lối sống bám
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 42572

    Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào? 

    • A.San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành
    • B.San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập
    • C.San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập
    • D.San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 42573

    Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là: 

    • A.quang tự dưỡng
    • B.hoá tự dưỡng
    • C.dị dưỡng 
    • D.dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 42574

    Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng 

    • A.các xúc tu
    • B.các tế bào gai mang độc
    • C.lẩn trốn khỏi kẻ thù 
    • D.trốn trong vỏ cứng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?