40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Phân bào Sinh học 10

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 14818

    Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trải qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là: 

    • A.Chu kì tế bào.      
    • B.Quá trình phân bào.
    • C.Phân chia tế bào.   
    • D.Phân cắt tế bào.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 14819

    Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự: 

    • A.G1– G2 – S – nguyên phân. 
    • B.G2 – G1 – S – nguyên phân.
    • C.G1 – S – G2 – nguyên phân.  
    • D.S – G1 – G2– nguyên phân.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 14820

    Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là: 

    • A.Kì trung gian.   
    • B.Kì đầu. 
    • C.Kì giữa. 
    • D.Kì cuối.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 14821

    Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kì trung gian là: 

    • A.Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
    • B.Trung thể tự nhân đôi.   
    • C.NST tự nhân đôi.     ADN tự nhân đôi.
    • D.ADN tự nhân đôi.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 14822

    Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà gần như không phân chia là: 

    • A.Tế bào cơ tim.        
    • B.Hồng cầu.     
    • C.Bạch cầu.   
    • D.Tế bào thần kinh.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 14823

    Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là: 

    • A.Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
    • B.Nhân đôi ADN và NST.
    • C.NST tự nhân đôi. 
    • D.ADN tự nhân đôi.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 14824

    Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là: 

    • A.Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
    • B.Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
    • C.Tổng hợp tế bào chất và bào quan. 
    • D.Phân chia tế bào.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 14825

    Loại TB nào xảy ra quá trình nguyên phân? 

    • A.Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.
    • B.Tế bào sinh dưỡng.
    • C. Tế bào sinh giao tử. 
    • D.Tế bào sinh dục sơ khai.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 14826

    Quá trình nguyên phân diễn ra gồm các kì: 

    • A.Kì đầu, giữa, sau, cuối.
    • B.Kì đầu, giữa, cuối, sau.
    • C.Kì trung gian, giữa, sau, cuối. 
    • D.Kì trung gian, đầu, giữa, cuối.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 14827

    Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc là nơi 

    • A.Gắn NST.
    • B.Hình thành màng nhân và nhân con cho các TB con.
    • C.Tâm động của NST bám và trượt về các cực của TB. 
    • D.Xảy ra quá trình tự nhân đôi của NST.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 14828

    Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào: 

    • A.Kỳ giữa.  
    • B.Kỳ cuối. 
    • C.Kỳ sau.  
    • D.Kỳ đầu.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 14829

    Ở kỳ sau của nguyên phân....(1)....trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành hai nhóm....(2)....tương đương, mỗi nhóm trượt về 1 cực của tế bào. 

    • A.(1) : 4 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể.
    • B.(1) : 2 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể đơn.
    • C.(1) : 2 nhiễm sắc thể con; (2) : 2 crômatit. 
    • D.(1) : 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) : crômatit.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 14830

    Gà có 2n =78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là: 

    • A.78 NST đơn.  
    • B.78 NST kép. 
    • C.156 NST đơn.
    • D.156 NST kép.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 14831

    Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là: 

    • A.23 NST đơn.    
    • B.46 NST kép.   
    • C.46 NST đơn.  
    • D.23 NST kép.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 14832

    Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kỳ sau của nguyên phân trong một tế bào có: 

    • A.8 NST đơn. 
    • B.16 NST đơn.   
    • C.8 NST kép.   
    • D.16 NST kép.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 14833

    NST ở trạng thái kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở: 

    • A.Kì trung gian đến hết kì giữa.
    • B.Kì trung gian đến hết kì sau.
    • C.Kì trung gian đến hết kì cuối. 
    • D.Kì đầu, giữa và kì sau.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 14834

    Với di truyền học sự kiện quan trọng nhất trong phân bào là: 

    • A.Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST.
    • B.Sự thay đổi hình thái NST.
    • C.Sự hình thành thoi phân bào. 
    • D.Sự biến mất cảu màng nhân và nhân con.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 14835

    Sự tháo xoắn và đóng xoắn của NST thể trong phân bào có ý nghĩa: 

    • A.Thuận lợi cho sự nhân đôi và phân li của NST.
    • B.Thuận lợi cho việc gắn NST vào thoi phân bào.
    • C.Giúp tế bào phân chia nhân một cách chính xác. 
    • D.Thuận lợi cho sự tập trung của NST.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 14836

    Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra 

    • A.2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống TB mẹ.
    • B.2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác TB mẹ.
    • C.4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n. 
    • D.Nhiều cơ thể đơn bào.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 14837

    Số lượng tế bào con được sinh ra qua n lần nguyên phân từ 1 tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai là: 

    • A.2n  
    • B.2n
    • C.4n  
    • D.2(n)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 14838

    Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: 

    • A.Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
    • B.Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
    • C.Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn. 
    • D.Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 14839

    Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là: 

    • A.Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
    • B.Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên.
    • C.Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử. 
    • D.Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 14841

    Từ một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu? 

    • A.128. 
    • B.256.   
    • C.160.      
    • D.64.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 14844

    Bộ NST của 1 loài là 2n = 14 (Đậu Hà lan), số lượng NST kép, số crômatit, số tâm động ở kì giữa của nguyên phân là: 

    • A.14, 28, 14. 
    • B.28, 14, 14.  
    • C.7, 14, 28.   
    • D.14, 14, 28.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 14846

    Số lượng tế bào ban đầu, biết số tế bào con được sinh ra là 384 tế bào đã trãi qua 5 lần nguyên phân: 

    • A.12.   
    • B.22
    • C.32
    • D.42
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 14849

    Có 8 tế bào sinh dưỡng của ngô cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, người ta thấy môi trường nội bào phải cung cấp 2400 NST đơn để hình thành các tế bào con. Bộ NST của tế bào sinh dưỡng của ngô là: 

    • A.75
    • B.150
    • C.20
    • D.40
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 14852

    Một tế bào sinh dưỡng của cà chua (2n = 24) thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở đợt nguyên phân cuối cùng, vào kì giữa số cromatit là: 

    • A.192
    • B.384
    • C.96
    • D.0
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 14854

    Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của nguyên phân là: 

    • A.AAaaBBbbDDdd.    
    • B.AABBDD và aabbdd.
    • C.AaBbDd. 
    • D.AaBbDd và AaBbDd.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 14857

    Loại TB xảy ra quá trình giảm phân: 

    • A.Tế bào sinh dục chín.      
    • B.Tế bào sinh dục sơ khai.
    • C.Tế bào sinh dưỡng. 
    • D.Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh giao tử ở giai đoạn chín,
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 14859

    Khi giảm phân, hiện tượng trao đổi đoạn trên cặp NST kép tương đồng xảy ra ở: 

    • A.Kì đầu I.              
    • B.Kì sau I.    
    • C.Kì giữa I.
    • D.Kì cuối I.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 14862

    Các hoạt động của NST trong kì đầu của giảm phân I theo thứ tự là:

    1. - Các NST kép co xoắn.

    (2)-Từng cặp NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau.

    (3)- Có thể trao đổi chéo

    (4)- Các NST kép trong cặp tương đồng tách rời (5)- NST nhân đôi.

    Phương án đúng: 

    • A.2, 3, 4, 1.  
    • B.1, 2, 3, 4.
    • C.5, 1, 2, 4, 3.      
    • D.5, 2, 3, 4, 1.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 14865

    Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu I của giảm phân I: 

    • A.Làm thay đổi vị trí các gen trên cặp NST kép tương đồng → biến dị tổ hợp.
    • B.Tạo giao tử đơn bội.
    • C.Tạo nên sự đa dạng của các giao tử. 
    • D.Đảm bảo quá trình GP diễn ra bình thường.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 14867

    Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là 

    • A.Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.
    • B.Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
    • C.Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể. 
    • D.Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 14870

    Trong giảm phân, các NST kép của cặp tương đồng di chuyển đến 2 cực đối diện trong kì: 

    • A.kì cuối II.     
    • B.kì đầu I.             
    • C.kì giữa I. 
    • D.kì cuối I.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 14872

    Kết quả của lần phân bào I trong giảm phân, từ 1 tế bào tạo ra: 

    • A.4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.
    • B.4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn.
    • C.2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép. 
    • D.2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 14875

    Trong giảm phân, sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở 

    • A.kì sau II.
    • B.kì sau I. 
    • C.kì cuối I.    
    • D.kì cuối II.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 14878

    Trong quá trình giảm phân, các NST chuyển từ trạng thái kép sang trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ: 

    • A.Kỳ sau II.
    • B.Kỳ sau I.  
    • C.Kỳ đầu II.   
    • D.Kỳ cuối I.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 14880

    Kết quả của quá trình giảm phân là: 

    • A.2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
    • B.4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
    • C.2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n kép. 
    • D.2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 14883

    Mỗi tế bào sinh trứng sau giảm phân tạo nên: 

    • A.4 trứng (n).
    • B.2 trứng (n) và 2 thể định hướng (n).
    • C.1 trứng (n) và 3 thể định hướng (n). 
    • D.3 trứng (n) và 1 thể định hướng (n).
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 14885

    Mỗi tế bào sinh tinh sau giảm phân tạo ra: 

    • A.1 tinh trùng (n) và 3 thể định hướng (n).
    • B.2 tinh trùng (n) và 2 thể định hướng (n).
    • C.3 tinh trùng (n) và 1 thể định hướng (n). 
    • D.4 tinh trùng (n).

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?