40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Ngành Thân mềm Sinh học 7

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 42575

    Trai sông có lối sống: 

    • A.Nổi trên mặt nước như động vật nguyên sinh
    • B.Bơi lội trong nước như cá
    • C.Sống ở đáy ao, hồ, ẩn mình trong bùn, cát 
    • D.Sống ở biển
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 42576

    Lớp vỏ cứng của trai được tiết ra từ: 

    • A. Các tuyến bài tiết
    • B.Mặt ngoài của áo trai 
    • C. Mặt trong của áo trai 
    • D.Các dây chằng nối các mảnh vỏ trai
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 42577

    Trai di chuyển bằng: 

    • A.Vây bơi    
    • B.Sự khép mở của vỏ trai  
    • C.Chân trai là phần lồi của cơ thể 
    • D.Các dây chằng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 42578

    Trai sinh sản theo kiểu: 

    • A.Vô tính mọc chồi  
    • B.Hữu tính và thụ tinh ngoài 
    • C.Hữu tính và thụ tinh trong cơ thể mẹ 
    • D.Vô tính kiểu phân đôi
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 42579

    Khi ấu trùng trai được nở ra, trước khi rời khỏi cơ thể mẹ thường sống ở: 

    • A.Trong bụng mẹ
    • B.Trong mang mẹ 
    • C.Trong vỏ trai mẹ 
    • D. Trong áo của trai mẹ
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 42580

    Những động vật không được xếp vào ngành thân mềm là: 

    • A.Sò 
    • B.Mực
    • C.Sứa 
    • D.Ốc sên
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 42581

    Động vật không có vỏ cứng đá vôi bao ngoài cơ thể: 

    • A.
    • B.Ốc sên
    • C.Bạch tuộc  
    • D.Nghêu
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 42582

    Loài thân mềm có tập tính đào hang đẻ trứng là: 

    • A. ốc bươu vàng
    • B.ốc vặn 
    • C.ốc sên 
    • D.bạch tuộc
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 42583

    Đặc điểm của mực khác với bạch tuộc là: 

    • A.Có mai cứng ở phía lưng 
    • B.Sống ở biển
    • C.Là thực phẩm cho con người 
    • D.Là động vật thân mềm
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 42584

    Bằng biện pháp nhân tạo con người có thể thu lấy ngọc từ: 

    • A.Ốc sên
    • B.Trai
    • C.Bạch tuộc 
    • D.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 42585

    Vỏ trai sông đựơc cấu tạo bởi: 

    • A.Một lớp đá vôi
    • B.2 lớp gồm lớp sừng, lớp đá vôi 
    • C.3 lớp gồm lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ 
    • D.2 lớp gồm lớp đá vôi, lớp xà cừ
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 42586

    Vỏ ốc được cấu tạo bởi: 

    • A.Một lớp đá vôi
    • B.2 lớp gồm lớp sừng, lớp đá vôi
    • C.3 lớp gồm lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ 
    • D.2 lớp gồm lớp đá vôi, lớp xà cừ
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 42587

    Mai của mực được cấu tạo bởi: 

    • A.Một lớp đá vôi 
    • B.2 lớp gồm lớp sừng, lớp đá vôi
    • C.3 lớp gồm lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ 
    • D.2 lớp gồm lớp đá vôi, lớp xà cừ
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 42588

    Động vật thân mềm nào có giác bám: 

    • A. Ốc sên  
    • B.Trai 
    • C.Mực 
    • D.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 42589

    Số tua của mực: 

    • A.2 tua
    • B.2 tua dài + 6 tua ngắn
    • C.8 tua 
    • D.2 tua dài + 8 tua ngắn
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 42590

    Vì sao mực xếp cùng với ốc sên: 

    • A.Thân mềm không phân đốt 
    • B.Có vỏ đá vôi có khoang áo
    • C.Hệ tiêu hoá phân hoá và có cơ quan di chuyển 
    • D.Cả a, b, c đều đúng
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 42591

    Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm: 

    • A.Làm vật trang trí   
    • B.Xuất khẩu        
    • C.Làm thức ăn cho người và động vật 
    • D.Làm sạch môi trường nước
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 42592

    Nơi sống của ốc vặn: 

    • A.ở cạn
    • B.ở biển   
    • C.ở nước ngọt 
    • D.ở nước lợ
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 42593

    Đặc điểm chung của ngành thân mềm: 

    • A.Thân mềm, không phân đốt 
    • B.Có vỏ đá vôi, có khoang áo  
    • C.Hệ tiêu hoá phân hoá và có cơ quan dichuyển 
    • D. Cả a, b, c đều đúng
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 42594

    Lối sống của mực: 

    • A.Vùi lấp    
    • B.Bơi nhanh   
    • C.Bò chậm chạp  
    • D.Chui rúc trong bùn
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 42595

    Ấu trùng loài thân mềm có tập tính kí sinh ở cá là   

    • A.Mực
    • B.Trai sông
    • C.Ốc bươu         
    • D.Bạch tuộc
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 42596

    Trai sông cái và trai sông sông đực khác nhau ở điểm 

    • A.Màu sắc của vỏ
    • B.Mức lồi và dẹp của vỏ
    • C.Vòng tăng trưởng của vỏ  
    • D.Kích thước vỏ
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 42597

    Cơ quan sinh dục của giun đũa đực gồm 

    • A.1 ống
    • B.2 ống
    • C.3 ống   
    • D. 4 ống
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 42598

    Tên bộ phận ống tiêu hóa có ở trai sông là  

    • A. Miệng và tấm miệng
    • B.Dạ dày, gan, ruột, hậu môn
    • C.Hầu, thực quản  
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 42599

    Cơ quan trao đổi khí ở trai sông 

    • A.Phổi 
    • B.Bề mặt cơ thể
    • C.Mang 
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 42600

    Ô-xi tan trong nước được trai sông tiếp nhận ở 

    • A.Miệng 
    • B.Mang
    • C.Tấm miệng  
    • D.Áo trai
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 42601

    Tên các bộ phận tham gia vào dinh dưỡng ở trai sông là: 

    • A. Ống hút nước
    • B.Ống thoát nước 
    • C.Tấm miệng phủ lông   
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 42602

    Ngành thân mềm có khoảng bao nhiêu loài? 

    • A.7 nghìn loài
    • B.17 nghìn loài 
    • C.70 nghìn loài  
    • D.700 nghìn loài
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 42603

    Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét? 

    • A.Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng
    • B.Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột
    • C.Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng 
    • D.Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 42604

    Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai? 

    • A.Không có khả năng di chuyển
    • B.Chân hình lưỡi rìu
    • C. Hô hấp bằng mang 
    • D.Trai sông có 2 mảnh vỏ
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 42605

    Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là 

    • A.giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt
    • B.giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá
    • C.giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá 
    • D.cả 3 phương án trên đều đúng
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 42606

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau.

    Vỏ trai sông gồm …(1)… gắn với nhau nhờ …(2)… ở …(3)…. 

    • A.(1): hai mảnh; (2): áo trai; (3): phía bụng
    • B.(1): hai mảnh; (2): cơ khép vỏ; (3): phía lưng
    • C.(1): hai mảnh; (2): bản lề; (3): phía lưng 
    • D.(1): ba mảnh; (2): bản lề; (3): phía bụng
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 42607

     Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành? 

    • A.Lớp ngoài của tấm miệng
    • B. Lớp trong của tấm miệng
    • C.Lớp trong của áo trai 
    • D.Lớp ngoài của áo trai
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 42608

    Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có? 

    • A.Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành
    • B.Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành
    • C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành 
    • D.Cả A, B và C đều đúng
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 42609

    Việc trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào? 

    • A.Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang
    • B.Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng không bị các động vật khác ăn mất
    • C. Giúp tăng khả năng phát tán của ấu trùng 
    • D.Cả A và B đều đúng
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 42610

    Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào? 

    • A.Vùi mình sâu vào trong cát
    • B.Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn
    • C.Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ 
    • D.Thu nhỏ và khép chặt vỏ
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 42611

    Động vật nào dưới đây sống ở biển, có 8 tua và mai lưng tiêu giảm? 

    • A.Bạch tuộc
    • B. Sò
    • C.Mực 
    • D.Ốc sên
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 42612

    Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “hóa thạch sống”? 

    • A.Ốc sên
    • B.Ốc vặn
    • C.Ốc xà cừ 
    • D.Ốc anh vũ
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 42613

    Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?

    • A.Thần kinh, hạch não phát triển
    • B. Di chuyển tích cực
    • C.Môi trường sống đa dạng 
    • D.Có vỏ bảo vệ
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 42614

    Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người? 

    • A.Làm hại cây trồng
    • B.Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán
    • C.Đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải 
    • D. Cả A, B và C đều đúng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?