Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 42862
Mắt cá không có mí, màng mắt tiếp xúc với nước có tác dụng:
- A.Giúp màng mắt không bị khô
- B.Dễ phát hiện kẻ thù
- C. Dễ tìm mồi
- D.Giảm sức cản của nước
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 42866
Da cá có nhiều tuyến tiết chất nhày có tác dụng:
- A.Bảo vệ da khỏi khô
- B.Giảm sức cản của nước
- C.Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước
- D.Giúp cá hô hấp
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 42868
Vảy cá xếp lợp mái ngói có tác dụng:
- A.Giảm sức cản của nước
- B. Giữ ấm cơ thể cá
- C.Để thân cử động dễ dàng theo chiều ngang
- D.Giảm sự ma sát giữa da cá và môi trường
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 42870
Vây lưng và vây hậu môn của cá có tác dụng:
- A.Giúp cá di chuyển về phía trước
- B.Giúp cá bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới
- C.Làm tăng diện tích dọc thân cá đảm bảo thế cân bằng cho cá
- D.Giúp cá rẽ phải hoặc rẽ trái
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 42872
Làm nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cá khi bơi đứng 1 chỗ, hướng lên hoặc xuống, rẽ trái, rẽ phải, dừng lại, bơi lùi là chức năng của:
- A.Vây ngực và vây bụng
- B. Vây bụng và vây đuôi
- C. Vây ngực và vây đuôi
- D.Vây đuôi và vây hậu môn
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 42874
Cá chép hô hấp bằng:
- A.Da
- B.Phổi
- C.Da và phổi
- D.Mang
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 42875
Số lượng tấm mang của cá chép:
- A.4 tấm mang
- B.4 đôi tấm mang
- C.4 đôi tấm mang nằm ở mỗi bên đầu
- D.Cả a, b, c đều sai
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 42876
Chức năng lọc từ máu các chất không cần thiết thải ra ngoài ở cá chép là:
- A.Gan
- B.Thận
- C.Ruột
- D.Tĩnh mạch
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 42877
Ý nghĩa của cá đối với đời sống con người:
- A. Cung cấp thực phẩm giàu đạm, vitamin
- B.Da dùng để đóng giày, làm cặp. Xưong và bã mắm làm phân bón và thức ăn cho gia súc
- C.Làm thuốc trị bệnh còi xương, khô mắt, sưng khớp...
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 42878
Mắt ếch có mí, có thể khép mở được để:
- A.Tăng khả năng quan sát xung quanh
- B. Tăng khả năng quan sát và giữ cho mắt khỏi khô
- C.Bảo vệ mắt, tránh ánh sáng gắt và giữ cho mắt khỏi khô
- D.Ngăn cho nước không vào mắt khi bơi
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 42880
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- A.Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành khối thuôn nhọn về trước
- B.Da có chất nhày, chi sau có màng bơi
- C.Mắt, mũi ở vị trí cao nhất trên đầu
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 42882
Những đặc điểm ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- A.Chi phát triển, gồm nhiều đoạn khớp với nhau linh hoạt
- B.Mắt có mí, tai có màng nhĩ
- C.Có phổi, mũi thông với khoang miệng
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 42884
Ếch sinh sản theo lối:
- A.Thụ tinh ngoài
- B.Thụ tinh trong
- C.Thụ tinh ngoài kết hợp thụ tinh trong
- D.Không thụ tinh
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 42886
Vào mùa đông ếch ẩn mình trong hang hốc ẩm. Hiện tượng đó gọi là:
- A. Sinh sản
- B.Sinh trưởng
- C.Trú đông
- D.Ẩn núp
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 42887
Bộ xương ếch có vai trò:
- A.Tạo khoang bảo vệ não, tuỷ sống, nội quan
- B.Nơi bám của các cơ giúp ếch di chuyển
- C.Tạo khung nâng đỡ cơ thể
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 42888
Hệ cơ của ếch phát triển nhất là ở:
- A. Cơ đầu
- B. Cơ đùi
- C.Cơ đùi và cơ bắp
- D.Cơ bắp và cơ đầu
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 42889
Đại diện nào của lưỡng cư được xếp vào bộ lưỡng cư có đuôi?
- A.Ếch giun
- B.Cá cóc Tam Đảo
- C.Ễnh ương
- D.Cóc nhà
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 42890
Thằn lằn có tập tính bắt mồi vào lúc:
- A.Ban ngày
- B.Ban đêm
- C.Buổi chiều
- D.Buổi chiều và đêm
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 42891
Thằn lằn có đặc điểm nào thích nghi với sự di chuyển bò sát đất:
- A.Da khô có vảy sừng
- B.Thân dài, đuôi rất dài
- C.Bàn chân 5 ngón, có vuốt
- D.Cả b, c đều đúng
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 42892
Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng khác với ếch đồng là:
- A.Mắt có mí cử động được
- B.Tai có màng nhĩ
- C. Da khô, có vảy sừng bao bọc
- D.4 chi đều có ngón
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 42894
Cấu tạo tim của thằn lằn:
- A.1 tâm nhĩ, 1 tâm thất
- B.2 tâm nhĩ và 1 tâm thất
- C.2 tâm thất và 1 tâm nhĩ
- D.2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn hụt
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 42896
Động tác hô hấp của thằn lằn thực hiện được nhờ:
- A.Các cơ lưng co, dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực
- B.Các cơ liên sườn co, dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực
- C. Cử động nâng lên, hạ xuống của thềm miệng
- D.Các cơ liên sườn co, dãn kết hợp với sự nâng, hạ của thềm miệng
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 42898
Sự sinh sản và phát triển của thằn lằn:
- A.Trứng phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- B.Trong quá trình lớn lên phải lột xác nhiều lần
- C. Thụ tinh trong
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 42900
Nguyên nhân sự diệt vong của những bò sát cỡ lớn:
- A.Do không thích nghi với điều kiện sống lạnh đột ngột và thiếu thức ăn
- B.Do cơ thể quá lớn không có nơi trú rét
- C.Do sự xuất hiện của chim và thú cạnh tranh
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 42902
Đặc điểm cấu tạo da của chim bồ câu:
- A. Da khô, phủ lông vũ
- B. Da khô, có vảy sừng
- C.Da ẩm, có tuyến nhày
- D.Da khô, phủ lông mao
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 42904
Kiểu bay của chim bồ câu:
- A.Bay vỗ cánh
- B.Bay lượn
- C.Bay thấp
- D.Bay cao
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 42906
Bộ xương chim bồ câu thích nghi với sự bay:
- A.Nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc
- B.Hai chi trước biến đổi thành cánh
- C.Xương mỏ ác phát triển là chỗ bám cho cơ ngực
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 42909
Cấu tạo hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:
- A.Khí quản và 9 túi khí
- B.Khí quản, 2 phế quản, 2 lá phổi và hệ thống ống khí, 9 túi khí
- C.Khí quản, 2 phế quản, 9 túi khí
- D.2 lá phổi và hệ thống ống khí
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 42910
Dạ dày tuyến ở chim có tác dụng :
- A.Chứa thức ăn
- B.Tiết chất nhờn
- C.Tiết ra dịch vị
- D.Làm mềm thức ăn
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 42911
Tim của chim bồ câu được phân thành:
- A.4 ngăn
- B. 2 ngăn
- C.3 ngăn
- D.1 ngăn
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 42912
Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì:
- A.Sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ
- B.Nhiệt độ cơ thể cao, ổn định
- C.Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 42913
Vai trò của lớp chim trong tự nhiên là:
- A.Cung cấp thực phẩm
- B. Làm cảnh
- C.Làm đồ trang trí
- D.Giúp thụ phấn cho cây, phát tán quả và hạt
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 42914
Thỏ là động vật có xương sống thuộc lớp:
- A.Lưỡng cư
- B.Bò sát
- C.Chim
- D. Thú
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 42916
Vai trò của bộ lông thỏ:
- A.Bảo vệ cơ thể
- B.Giúp Thỏ chống lạnh
- C.Tạo hình dáng đẹp cho Thỏ
- D.Cả a, b đều đúng
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 42918
Các bộ phận hệ thần kinh của thỏ:
- A.Não bộ và các dây thần kinh
- B.Tuỷ sống và các dây thần kinh
- C.Não bộ, tuỷ sống, các dây thần kinh
- D.Não bộ và tuỷ sống
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 42920
Chức năng lọc các chất từ máu để tạo thành nước tiểu ở thỏ là của:
- A.Tĩnh mạch thận
- B.2 quả thận
- C.Bóng đái
- D.Động mạch thận
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 42922
Loài thú được xếp vào bộ thú huyệt là:
- A.Kanguru
- B.Thú mỏ vịt
- C.Dơi
- D.Chuột chù
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 42924
Loài thú được xếp vào bộ thú túi là:
- A.Kanguru
- B. Thú mỏ vịt
- C.Sóc
- D.Chuột đồng
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 42927
Đặc điểm cấu tạo chi của Kanguru:
- A.Chi có màng bơi
- B.Chi sau lớn, khoẻ, chi trước biến thành cánh
- C.Chi sau lớn, khoẻ, chi trước ngắn, nhỏ
- D.Chi trước to khoẻ, chi sau có màng bơi
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 42929
Môi trường sống của bộ cá voi là:
- A.Trên cạn
- B.Dưới nước
- C.Trên cạn và dưới nước
- D.Trên không