Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 42615
Đặc điểm về lối sống của sán lá gan:
- A. Sống dị dưỡng
- B.Sống ký sinh
- C.Sống dị dưỡng, sống ký sin
- D.Sống tự dưỡng
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 42616
Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với lối sống ký sinh:
- A. Mắt phát triển
- B.Giác bám phát triển
- C.Lông bơi phát triển
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 42617
Hình thức di chuyển của sán lá gan:
- A.Chun, dãn, phồng, dẹp cơ thể
- B.Roi bơi
- C.Lông bơi
- D.Lộn đầu
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 42618
Sán lá gan là cơ thể:
- A.Phân tính
- B.Vừa phân tính vừa lưỡng tính
- C.Lưỡng tính
- D.Cả a, b, c đều sai
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 42619
Vật chủ trung gian của sán lá gan là:
- A.Lợn
- B.Gà, vịt
- C.Ốc
- D. Trâu, bò
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 42620
Động vật không thuộc ngành giun dẹp :
- A.Sán dây
- B.Giun đũa
- C.Sán lá máu
- D.Sán bã trầu
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 42621
Giun dẹp thường ký sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật :
- A.Máu
- B.Gan
- C.Ruột non
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 42622
Đặc điểm giống nhau giữa sán lá máu, sán bã trầu, sán dây là:
- A.Sống tự do
- B.Sống ký sinh
- C.Ấu trùng phát triển ngay trên cơ thể vật chủ
- D.Cả a, b,c đều đúng
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 42623
Đặc điểm của giun dẹp sống ký sinh:
- A.Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển
- B. Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian
- C.Lông bơi và giác quan tiêu giảm
- D. Cả a, b, c, đều đúng
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 42624
Đặc điểm không phải của ngành giun dẹp:
- A.Cơ thể dẹp
- B.Cơ thể có đối xứng toả tròn
- C.Cơ thể có đối xứng 2 bên
- D.Cơ thể gồm: đầu, đuôi, lưng, bụng
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 42625
Môi trường ký sinh của giun đũa ở người là:
- A.Ruột non
- B.Ruột già
- C.Gan
- D.Thận
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 42626
Cơ thể giun đũa có lớp vỏ bảo vệ cấu tạo bằng chất:
- A.Đá vôi
- B.Kitin
- C.Cuticun
- D.Dịch nhờn
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 42627
Thành cơ thể của giun đũa có 2 lớp là:
- A. Lớp biểu bì và lớp cơ vòng
- B.Lớp cơ dọc và lớp cơ vòng
- C.Lớp biểu bì và lớp cơ dọc
- D.Lớp cơ dọc và lớp cơ chéo
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 42628
Hệ tiêu hoá của giun đũa tiến hoá hơn giun dẹp ở chỗ:
- A.Cơ quan tiêu hoá hình túi
- B.Có thêm ruột sau và hậu môn
- C.Ruột phân nhiều nhánh
- D.Có khoang cơ thể
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 42629
Hình thức sinh sản của giun đũa là:
- A.Sinh sản vô tính
- B.Sinh sản hữu tính
- C. Sinh sản mọc chồi
- D.Sinh sản phân đôi
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 42630
Trứng giun kim có thể xâm nhập vào cơ thể người qua:
- A.Thức ăn
- B.Nước uống
- C.Tay bẩn
- D.Cả a, b,c đều đúng
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 42631
Ở người giun kim ký sinh trong:
- A.Ruột già
- B.Ruột non
- C. Dạ dày
- D.Gan
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 42632
Đặc điểm của giun tròn là:
- A.Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu
- B.Phần lớn có lối sống ký sinh
- C.Cơ quan tiêu hoá hình ống
- D. Cả a, b ,c đều đúng
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 42633
Điểm giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp:
- A.Cơ thể có đối xứng 2 bên
- B.Không có lối sống ký sinh
- C.Không có sinh sản hữu tính
- D.Cả a, b, c đều sai
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 42634
Giun tròn khác giun dẹp:
- A.Cơ thể đa bào
- B. Sống ký sinh
- C.Có hậu môn
- D.Ấu trùng phát triển qua nhiều vật chủ trung gian
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 42635
Nơi sống phù hợp với giun đất là:
- A.Trong nước
- B.Nơi đất khô
- C.Nơi đất ẩm
- D.Trong nước và nơi đất khô
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 42636
Giun đất thường chui lên mặt đất lúc:
- A.Ban đêm
- B. Sau các trận mưa lớn
- C.Lúc nắng gắt
- D. Câu a, b đều đúng
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 42637
Bộ phận giúp giun đất điều chỉnh cơ thể khi di chuyển:
- A.Đuôi
- B.Thể xoang
- C.Thành cơ
- D.Lưng
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 42638
Giun đất hô hấp bằng:
- A.Da
- B.Phổi
- C.Ống khí
- D.Phổi và ống khí
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 42639
Hệ thần kinh cuả giun đất:
- A.Thần kinh lưới
- B.Thần kinh ống
- C.Thần kinh chuỗi hạch
- D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 42640
Thức ăn của giun đất:
- A. Mùn đất
- B.Vụn hữu cơ
- C.Động vật nhỏ
- D.Vụn hữu cơ và mùn đất
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 42641
So với giun dẹp và giun tròn thì giun đất có thêm hệ cơ quan:
- A.Hệ tiêu hoá
- B.Hệ tuần hoàn
- C.Hệ hô hấp
- D.Hệ thần kinh
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 42642
Bộ phận nào của giun đất có vai trò như tim là:
- A. Mạch vòng ở vòng hầu
- B.Mạch lưng
- C.Mạch bụng
- D.Tất cả các bộ phận trên
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 42643
Các bộ phận hình thành nên hệ thần kinh của giun đất:
- A. Lưới thần kinh và dây thần kinh
- B.Dây thần kinh và hạch thần kinh
- C.Tế bào thần kinh và lưới thần kinh
- D.Dây thần kinh và tế bào thần kinh
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 42644
Quá trình sinh sản của giun đất:
- A.Hữu tính và ghép đôi
- B.Trứng được thụ tinh trong kén
- C.Phát triển thành giun non trong kén
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 42645
Động vật được xếp cùng ngành với giun đất:
- A.Rươi
- B.Giun đỏ
- C.Đỉa
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 42646
Người ta thường dùng động vật nào để nuôi cá cảnh:
- A.Giun đỏ
- B. Rươi
- C.Đỉa
- D.Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 42647
Động vật sống thành búi thường gặp ở cống rãnh nước là:
- A.Giun đất
- B.Đỉa
- C.Giun đỏ
- D.Rươi
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 42648
Động vật thường bám vào người và động vật để hút máu:
- A.Rươi
- B.Đỉa
- C.Giun đỏ
- D.Giun đất
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 42649
Động vật có chi bên phát triển:
- A.Đỉa
- B.Giun đỏ
- C.Giun kim
- D.Rươi
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 42650
Con rươi sống trong môi trường:
- A.Nước lợ
- B.Nước ngọt
- C.Ao, hồ
- D. Sông, suối
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 42651
Điểm không phải của giun đốt:
- A.Có lối sống cố định, không di chuyển
- B. Cơ thể phân đốt
- C.Đối xứng hai bên
- D.Cơ thể có thể xoang
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 42652
Động vật ngành giun đốt hô hấp bằng:
- A.Da
- B.Mang
- C.Da hoặc mang
- D.Phổi
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 42653
Hình thức di chuyển của giun đốt nhờ:
- A.Chi bên
- B.Vành tơ
- C.Hệ cơ của thành cơ thể
- D.Cả a,b, c đều đúng
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 42654
Đặc điểm chung của ngành giun đốt:
- A.Cơ thể phân đốt, có thể xoang
- B.Có đầy đủ các hệ cơ quan trong cơ thể
- C.Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ
- D.Cả a, b, c đều đúng
Thảo luận về Bài viết