40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Tuần hoàn máu Sinh học 11

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 98244

    Động vật nào có hệ tuần hoàn hở? 

    • A.Cá.   
    • B.Khỉ.      
    • C.Chim.          
    • D.Sứa.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 98245

    Chức năng của hệ tuần hoàn là 

    • A.vận chuyển các chất dinh dưỡng từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể.
    • B. vận chuyển CO2.
    • C.vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể. 
    • D.vận chuyển O2.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 98246

    Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn 

    • A.kín.      
    • B.hở.        
    • C.đơn.                        
    • D.kép.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 98247

    Cấu tạo hệ tuần hoàn kín gồm: 

    • A.tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch.
    • B.động mạch, tĩnh mạch.
    • C.hệ mạch.       
    • D. tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 98248

    Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở là 

    • A.máu chảy dưới áp lực cao và tốc độ nhanh.
    • B.máu chảy dưới áp lực thấp và tốc độ chậm.
    • C.áp lực máu được duy trì nhờ tính đàn hồi của thành mạch. 
    • D.khả năng điều hòa tuần hoàn máu nhanh.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 98249

    Thành phần của hệ mạch gồm: 

    • A.động mạch và mao mạch. 
    • B.tĩnh mạch và mao mạch.
    • C.động mạch và tĩng mạch.          
    • D.động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 98250

    Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? 

    • A.Sứa, giun tròn, giun dẹp.         
    • B.Giun tròn, giun dẹp, giun đốt                
    • C.Thân mềm, giáp xác, côn trùng.         
    • D.Sâu bọ, thân mềm, bạch tuột.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 98251

    Các nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín? 

    • A.Thủy tức, giun tròn, giun đốt.       
    • B.Sứa, giun dẹp, sâu bọ.
    • C.Cá, lưỡng cư, giáp xác.                   
    • D. Lưỡng cư, bò sát, giun đốt.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 98252

    Cho các nhóm động vật:

    1. Đa số động vật thân mềm.               2. Các loài cá sụn và cá xương.

    3. Động vật đơn bào.                        4. Động vật đa bào có cơ thể nhỏ và dẹp.

    5. Động vật chân khớp.

    Có bao nhiêu nhóm động vật có hệ tuần hoàn hở? 

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 98253

    Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? 

    • A.Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ.           
    • B.Cá, thú, giun đất.
    • C.Lưỡng cư, chim, thú.                  
    • D.Chim, thú, sâu bọ, cá, ếch nhái.                    
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 98254

    Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn ở người và hệ tuần hoàn ở cá là 

    • A.ở cá, máu được oxy hóa khi qua mao mạch mang.
    • B.người có 2 vòng tuần hoàn còn cá chỉ có một vòng tuần hoàn.
    • C.các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất. 
    • D.người có hệ tuần hoàn kín, cá có hệ tuần hoàn hở.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 98255

    Cấu tạo hệ tuần hoàn hở gồm: 

    • A. tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch. 
    • B.động mạch, tĩnh mạch.
    • C.hệ mạch.                    
    • D. tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 98256

    Hệ tuần hoàn hở thích hợp với động vật có đặc điểm 

    • A.có kích thước nhỏ, ưa hoạt động.     
    • B.có kích thước nhỏ, ít hoạt động.
    • C.có kích thước lớn, ưa hoạt động.         
    • D.có kích thước lớn, ưa hoạt động kém.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 98257

    Trong hệ tuần hoàn kép 

    • A.các động mạch chứa máu giàu O2.
    • B.các tĩnh mạch chứa máu giàu CO2.
    • C.các tĩnh mạch phổi chứa máu giàu O2
    • D.các mao mạch chứa máu pha.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 98258

    Hệ tuần hoàn đơn có đặc điểm 

    • A.máu được bơm với áp lực thấp nên vận tốc máu chảy chậm.
    • B.máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh.
    • C.máu được bơm với áp lực trung bình nên vận tốc máu chảy nhanh. 
    • D.máu được bơm với áp lực vừa phải nên vận tốc máu chảy nhanh.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 98259

    Hệ tuần hoàn kép có đặc điểm 

    • A. máu được bơm với áp lực thấp nên vận tốc máu chảy chậm.
    • B.máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh.
    • C.máu được bơm với áp lực trung bình nên vận tốc máu chảy nhanh. 
    • D.máu được bơm với áp lực vừa phải nên vận tốc máu chảy nhanh.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 98260

    Cho các nhóm động vật:

    1. Có xương sống

    2. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt

    3. Một số thân mềm và chân khớp

    4. Mực ống, giun đốt, chân khớp

    5. Động vật dưới nước

    6. Động vật trên cạn

    Có bao nhiêu nhóm động vật có hệ tuần hoàn kín? 

    • A.4
    • B.5
    • C.3
    • D.2
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 98261

    Sự lưu thông của máu trong hệ tuần hoàn kín như thế nào? 

    • A.Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
    • B.Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
    • C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan. 
    • D.Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 98262

    Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim? 

    • A.Cá xương, chim, thú. 
    • B. Lưỡng cư, thú.
    • C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.      
    • D.Lưỡng cư, bò sát sát, thú.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 98263

    Ở nhóm động vật nào sau đây động mạch vận chuyển cả máu giàu O2 và giàu máu giàu CO2

    • A.Cá, thú, bò sát.       
    • B.Lưỡng cư, chim, cá sấu.           
    • C.Cá, chim, thú.                  
    • D.Thú, chim, cá sấu.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 98264

    Ở nhóm động vật nào sau đây, động mạch vận chuyển cả máu giàu O2, máu giàu CO2 và máu pha? 

    • A.
    • B.Lưỡng cư.
    • C.Chim.   
    • D. Thú.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 98265

    Máu không có chức năng vận chuyển khí ở nhóm động vật nào sau đây? 

    • A.Giun tròn         .          
    • B.Giun đốt.       
    • C.Côn trùng.            
    • D.Giáp xác
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 98266

    Hệ tuần hoàn hở máu chứa sắc tố 

    • A.hêmôxianin. 
    • B.hêmôglôbin.   
    • C.hệ sắc tố hô hấp.    
    • D.carôtenôit.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 98267

    Hệ tuần hoàn kín máu chứa sắc tố 

    • A.hêmôxianin. 
    • B.hêmôglôbin.     
    • C.hệ sắc tố hô hấp.    
    • D.carôtenôit.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 98268

    Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở? 

    • A.Vì giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối.
    • B. Vì tốc độ máu chảy chậm.              
    • C.Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn. 
    • D.Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô và máu.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 98269

    Ở côn trùng, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào? 

    • A.Vận chuyển dinh dưỡng.                
    • B.Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
    • C.Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp. 
    • D.Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 98270

    Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm không có đặc điểm nào? 

    • A.Máu lưu thông trong hệ mạch kín với áp lực thấp.
    • B.Máu có sắc tố hemoxianin màu xanh.
    • C. Máu và nước mô tiếp xúc trực tiếp với tế bào. 
    • D.Tim chưa phân hóa.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 98271

    Động lực vận chuyển máu trong hệ mạch là gì? 

    • A.Do sức hút của tim.                 
    • B.Sự co bóp của tim.
    • C.Co các van có trong hệ mạch.       
    • D.Do tính đàn hồi của thành mạch.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 98272

    Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín:

    1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

    2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình

    3. Máu chứa sắc tố hô hấp hêmôxianin.

    4. Máu đi về tim trong mạch hở.

    5. Máu chảy trong động mạch với tốc độ nhanh.

    Phương án đúng là: 

    • A.1, 3.    
    • B.2, 4.    
    • C.2, 5.           
    • D.1, 5.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 98273

    Cho các đặc điểm sau:

    1.  Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao.

    2. Tốc độ máu chảy chậm, máu đi xa được.

    3. Phân phối máu đến các cơ quan chậm.

    4. Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

    Phương án đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là: 

    • A.1, 4.      
    • B.2, 4.   
    • C.2, 3.        
    • D.1, 3.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 98274

    Khả năng co giãn tự động theo chu kỳ của tim được gọi là gì? 

    • A.Tính tự động của tim.
    • B.Tính chu kỳ của tim.
    • C. Tính hoạt động của tim.     
    • D.Tính dẫn truyền của tim.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 98275

    Trong hệ dẫn truyền tim, xung điện phát và truyền theo trật tự: 

    • A.nút xoang nhĩ -> nút nhĩ thất-> bó His -> mạng lưới Puockin.
    • B.nút xoang nhĩ -> bó His -> nút nhĩ thất -> mạng lưới Puockin.
    • C.nút xoang nhĩ -> nút nhĩ thất -> mạng lưới Puockin -> bó His. 
    • D.nút xoang nhĩ -> mạng lưới Puockin -> nút nhĩ thất -> bó His.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 98276

    Một chu kì hoạt động của tim bao gồm các pha theo thứ tự nào sau đây? 

    • A.Pha co tâm nhĩ -> pha dãn chung -> pha co tâm thất.
    • B.Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha dãn chung.
    • C.Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha dãn chung. 
    • D.Pha dãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 98277

    Thời gian hoạt động của mỗi pha trong một chu kỳ tim lần lượt là 

    • A.pha co tâm nhĩ: 0.1 giây, pha co tâm thất: 0.3 giây, pha dãn chung: 0.4 giây.
    • B.pha co tâm nhĩ: 0.3 giây, pha co tâm thất: 0.1 giây, pha dãn chung: 0.4 giây.
    • C.pha co tâm nhĩ: 0.4 giây, pha co tâm thất: 0.3 giây, pha dãn chung: 0.1 giây. 
    • D.pha co tâm nhĩ: 0.3 giây, pha co tâm thất: 0.4 giây, pha dãn chung: 0.1 giây.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 98278

    Huyết áp là gì? 

    • A.Áp lực dòng máu khi tâm thất co.
    • B.Áp lực dòng máu khi tâm thất dãn.
    • C.Áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch. 
    • D.Do sự ma sát giữa máu và thành mạch.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 98279

    Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu? 

    • A. 95 lần/ phút.  
    • B.85 lần/ phút. 
    • C.75 lần/ phút.    
    • D.65 lần/ phút.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 98280

    Ở người bình thường có huyết áp tâm thu và tâm trương lần lượt là bao nhiêu ? 

    • A. 100 – 110mmHg, 60 – 70mmHg.
    • B.110 – 120mmHg, 70 – 80mmHg.
    • C.100 – 110mmHg, 70 – 80mmHg. 
    • D.110 – 120mmHg, 60 – 70mmHg.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 98281

    Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ 

    • A.động mạch -> tiểu động mạch -> mao mạch -> tiểu tĩnh mạch -> tĩnh mạch.
    • B.tĩnh mạch -> tiểu tĩnh mạch -> mao mạch -> tiểu động mạch -> động mạch.
    • C.động mạch -> tiểu tĩnh mạch -> mao mạch -> tiểu động mạch -> tĩnh mạch. 
    • D.mao mạch -> tiểu động mạch -> động mạch -> tĩnh mạch -> tiểu tĩnh mạch.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 98282

    Huyết áp động mạch ở người thường được đo ở đâu?

    • A.Tay trái.       
    • B.Tay phải.            
    • C.Cánh tay.       
    • D.Ngực.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 98283

    Tăng huyết áp gây hậu quả gì? 

    • A.Suy tim, nhồi máu cơ tim, dễ đột quỵ…   
    • B.Da vàng, bụng to, chóng mặt…
    • C.Suy thận, vàng da…                         
    • D.Mờ mắt, chóng mặt, đau ngực…

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?