Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 90623
Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
- A.hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
- B.hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
- C.hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
- D.hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 90624
Để tích điện cho tụ điện, ta phải
- A.mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.
- B.cọ xát các bản tụ với nhau.
- C.đặt tụ gần vật nhiễm điện.
- D.đặt tụ gần nguồn điện.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 90625
Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?
- A.Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
- B.Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
- C.Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
- D.Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 90626
Fara là điện dung của một tụ điện mà
- A.giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
- B.giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
- C.giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
- D.khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 90627
Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
- A. tăng 2 lần.
- B.giảm 2 lần.
- C.tăng 4 lần.
- D.không đổi.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 90628
Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
- A. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
- B.thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
- C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
- D.thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 90629
Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là
- A.W = Q2/(2C).
- B.W = QU/2.
- C.W = CU2/2.
- D.W = C2/(2Q).
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 90630
Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ
- A.tăng 2 lần.
- B.tăng 4 lần.
- C. không đổi.
- D.giảm 4 lần.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 90631
Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ
- A.tăng 16 lần.
- B.tăng 4 lần.
- C.tăng 2 lần.
- D.không đổi.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 90632
Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
- A.Giữa hai bản kim loại là sứ.
- B.Giữa hai bản kim loại là không khí.
- C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi.
- D.Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 90633
Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là
- A.2.10-6 C.
- B.16.10-6 C.
- C.4.10-6 C.
- D.8.10-6 C.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 90634
Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là
- A.2 μF.
- B.2 mF.
- C.2 F.
- D.2 nF.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 90635
Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng
- A.50 μC.
- B.1 μC.
- C.5 μC.
- D.0,8 μC.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 90636
Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
- A.500 mV.
- B. 0,05 V.
- C.5V.
- D. 20 V.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 90637
Hai đầu tụ 20 μF có hiệu điện thế 5V thì năng lượng tụ tích được là
- A.0,25 mJ.
- B. 500 J.
- C.50 mJ.
- D. 50 μJ.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 90638
Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là
- A.15 V.
- B.7,5 V.
- C.20 V.
- D.40 V.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 90639
Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là
- A.100 V/m.
- B.1 kV/m.
- C.10 V/m.
- D.0,01 V/m.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 90640
Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86µC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện là
- A.47,2 V.
- B.17,2 V.
- C.37,2 V.
- D.27,2 V.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 90641
Một tụ điện có điện dung 500pF được mắc vào hai cực của một máy phát điện có hiệu điện thế 220V. Điện tích của tụ điện là:
- A.11 µC.
- B. 1,1 µC.
- C.0,11 µC.
- D.1 µC.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 90642
Một tụ phẳng có các bản hình tròn bán kính 10 cm, khoảng cách và hiệu điện thế hai bản tụ là 1 cm; 108 V. Giữa hai bản là không khí. Điện tích của tụ điện là:
- A.3.10-7 C.
- B.3.10-10 C.
- C.3.10-8 C.
- D.3.10-9 C.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 90643
Hai bản của một tụ điện phẳng được nối với hai cực của một acquy. Nếu dịch chuyển để các bản lại gần nhau thì trong khi dịch chuyển có dòng điện đi qua acquy không ? Nếu có hãy chỉ rõ chiều dòng điện
- A.Không có.
- B.Lúc đầu dòng điện đi từ cực âm sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại.
- C.Dòng điện đi từ cực âm sang cực dương.
- D.Dòng điện đi từ cực dương sang cực âm.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 90644
Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng lên gấp hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó:
- A.50 V.
- B.25 V.
- C.100 V.
- D.75 V.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 90645
Nối hai bản của một tụ điện phẳng với hai cực một nguồn điện. Sau đó ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi ε. Điện dung C, điện thế U giữa hai bản tụ điện thay đổi ra sao ?
- A. C tăng; U tăng.
- B.C tăng; U giảm.
- C.C giảm; U giảm.
- D. C giảm; U tăng.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 90646
Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 60 cm, khoảng cách giữa hai bản là d = 2 mm. Giữa hai bản là không khí. Tính điện dung của tụ điện.
- A.5.103 pF.
- B. 5.104 pF.
- C. 5.10-8 F.
- D.5.10-10 F.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 90647
Cho một tụ điện phẳng mà hai bản có dạng hình tròn bán kính 2 cm và đặt trong không khí. Hai bản cách nhau 2 mm. Có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai bản tụ điện đó ? Cho biết điện trường đánh thủng đối với không khí là 3.106 V/m.
- A.4500 V
- B.6000 V
- C.5000 V
- D.6500 V
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 90648
Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 60 cm, khoảng cách giữa các bản là d = 2mm. Giữa hai bản là không khí. Có thể tích điện cho tụ điện một điện tích lớn nhất là bao nhiêu để tụ điện không bị đánh thủng ? Biết rằng điện trường lớn nhất mà không khí chịu được là 3.105 V/m.
- A.3,0.10-7 C
- B.3,6.10-6 C
- C.3.10-6 C
- D. 3,6.10-7 C
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 90649
Cách nào dưới đây không được dùng để tăng điện dung của tụ phẳng không khí?
- A.Thêm một lớp điện môi giữa hai bản.
- B.Giảm khoảng cách giữa hai bản.
- C.Tăng khoảng cách giữa hai bản.
- D.Tăng diện tích hai bản.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 90650
Một tụ điện không khí được tích điện rồi tách tụ khỏi nguồn và nhúng vào điện môi lỏng thì
- A.điện tích của tụ tăng, hiệu điện thế giữa hai bản tăng.
- B.điện tích của tụ không đổi, hiệu điện thế giữa hai bản không đổi.
- C.điện tích của tụ tăng, hiệu điện thế giữa hai bản giảm.
- D.điện tích của tụ không đổi, hiệu điện thế giữa hai bản giảm.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 90651
Đối với một tụ điện phẳng, nếu tăng hằng số điện môi lên hai lần, giảm khoảng cách d giữa hai bản tụ chỉ còn một nửa so với lúc đầu thì điện dung của tụ:
- A.giảm 4 lần.
- B.tăng 2 lần.
- C.không đổi.
- D.tăng 4 lần.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 90652
Tụ phẳng không khí điện dung C = 2pF được tích điện ở hiệu điện thế U = 600 V. Điện tích Q của tụ là:
- A.Q = -12.10-9 C.
- B.Q = 12.10-9 C.
- C.Q = 1,2.10-9 C.
- D.Q = -1,2.10-9 C.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 90653
Một tụ điện phẳng không khí có điện dung C = 500pF được tích điện đến hiệu điện thế U = 300 V. Ngăt tụ khỏi nguồn, nhúng vào chất điện môi lỏng ε = 2. Hiệu điện thế của tụ lúc đó là:
- A. 600 V.
- B.150 V.
- C. 300 V.
- D. 100 V.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 90654
Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 500 V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách của hai bản tụ điện tăng gấp hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó
- A.giảm hai lần.
- B.tăng hai lần.
- C.tăng ba lần.
- D.giảm bốn lần.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 90655
Một tụ điện phẳng có điện dung 7,0 nF chứa đầy điện môi. Diện tích mỗi bản bằng 15 cm2 và khoảng cách giữa hai bản bằng 10-5 m. Hỏi hằng số điện môi của chất điện môi trong tụ điện ?
- A.5,28
- B.2,56
- C.4,53
- D.3,63
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 90656
Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
- A.chúng phải có cùng điện dung.
- B.hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện phải bằng nhau.
- C.tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.
- D.tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 90657
Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện ?
- A.Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
- B.Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
- C.Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
- D.Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 90658
Một tụ điện phẳng không khí có điện dung C = 6µF mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 10 V. Năng lượng điện trường trong tụ điện bằng:
- A.1,2.10-4 J
- B.12.10-4 J
- C.0,3.10-4 J
- D. 3.10-4 J
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 90659
Sau khi ngắt tụ điện phẳng khỏi nguồn điện, ta tịnh tiến hai bản để khoảng cách giữa chúng giảm đi hai lần, khi đó năng lượng điện trường trong tụ sẽ là
- A.tăng lên bốn lần.
- B.không đổi.
- C.giảm đi hai lần.
- D.tăng lên hai lần.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 90660
Nối hai bản của một tụ điện phẳng với hai cực một nguồn điện. Sau đó ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi ε. Năng lượng W của tụ điện. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ điện thay đổi ra sao ?
- A.W tăng, E tăng.
- B.W tăng, E giảm.
- C.W giảm, E giảm.
- D.W giảm, E tăng
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 90661
Năng lượng điện trường trong tụ điện.
- A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
- B. tỉ lệ với điện tích trên tụ.
- C.tỉ lệ với bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
- D.tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản tụ và điện tích trên tụ.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 90662
Năng lượng của tụ điện được xác định bằng công thức nào sau đây?
- A.W = CU/2
- B.W = Q2/2C
- C.W = QU2/2
- D.W = QC/2